Sau thương vụ lịch sử, phản ứng của nhân viên Twitter ra sao?
Ngay trước khoảnh khắc lịch sử Elon Musk mua lại Twitter, các kênh Slack (nền tảng trao đổi, quản lý công việc) của Twitter trở nên náo loạn chưa từng thấy.
Từ lúc Elon Musk bất ngờ nắm giữ hơn 9% cổ phiếu Twitter đến khi hoàn tất thương vụ mua lại hoàn toàn nền tảng mạng xã hội này chỉ khoảng 20 ngày. Với những động thái chớp nhoáng và không thể dự đoán trước, nhân viên Twitter đã có một tháng 4 “cực kỳ căng thẳng” và đầy sóng gió.
Chia sẻ với trang The Verge, một số nhân viên Twitter cho biết không có bất kỳ thành viên nào trong ban lãnh đạo Twitter có mặt trong những giờ làm việc buổi sáng 25.4, vì vậy khung cảnh ở văn phòng công ty chẳng khác gì một lớp học chỉ toàn học sinh đang cố gắng tự quản trong lúc giáo viên đến trễ không rõ lý do.
Sự hoang mang, bầu không khí tiêu cực bao trùm
Mở màn chủ đề, một nhân viên đăng tải lên Slack, hỏi liệu có ai “hào hứng” với viễn cảnh làm việc dưới trướng Elon Musk hay không. Chủ đề nhanh chóng thu hút sự quan tâm với hàng chục câu trả lời, nhưng đa phần là tiêu cực.
Sau đó, ngay trước giờ thị trường đóng cửa, tin tức về việc hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại của Musk đã đến. Đây có thể coi là một cú sốc đối với hầu hết nhân viên của Twitter và kéo theo đó là nhiều luồng ý kiến, đa phần là tiêu cực.
“Tôi quá ngỡ ngàng khi mọi người (ám chỉ các thành viên hội đồng quản trị Twitter) có vẻ như đã bỏ cuộc quá dễ dàng”, một nhân viên chia sẻ với The Verge. “Một cú Big Bummer! (một từ lóng trong tiếng Anh, ám chỉ sự chán nản, thất vọng ở mức tột độ)”, nhân viên này cho biết thêm.
Video đang HOT
Kỳ vọng Twitter đi lên theo hướng tích cực
Bên cạnh những luồng ý kiến tiêu cực, một số nhân viên lại nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở hơn.
Họ kỳ vọng rằng Twitter, khi trở thành một công ty tư nhân dưới sự điều hành của Musk, sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện dịch vụ tốt hơn mà trước đây không thể làm được vì cơ chế công ty đại chúng với sự điều hành đồng thuận của các cổ đông.
Trên thực tế, họ thích chủ trương loại bỏ các bot spam gây hại và mang lại sự minh bạch về cách hoạt động của các thuật toán đề xuất, điều mà Musk từng hứa sẽ làm ngay khi nắm giữ quyền điều hành Twitter.
Vào cuối ngày làm việc 25.4 theo giờ địa phương (rạng sáng 26.4, theo giờ Việt Nam), Elon Musk và hội đồng quản trị Twitter đã đạt được thỏa thuận. Theo đó, hội đồng quản trị Twitter đồng ý lời đề nghị của tỉ phú công nghệ mua lại toàn bộ công ty với giá gần 44 tỉ USD.
Sau khi giao dịch hoàn tất, Twitter sẽ trở thành công ty tư nhân và Elon Musk, CEO Tesla và SpaceX, sẽ có toàn quyền kiểm soát nền tảng mạng xã hội này.
Đại chiến tỷ phú: Jeff Bezos cà khịa việc Elon Musk sở hữu Twitter
Nhà sáng lập Amazon là Jeff Bezos vừa đăng tải câu hỏi đầy khiêu khích sau khi Elon Musk chốt thương vụ 44 tỷ USD thâu tóm Twitter.
Tờ Bloomberg đưa tin, nhà sáng lập Amazon là Jeff Bezos vừa đăng tải câu hỏi đầy khiêu khích sau khi Elon Musk chốt thương vụ 44 tỷ USD thâu tóm Twitter: Liệu điều này có tạo ra khó khăn cho Tesla ở Trung Quốc không?
Trong một loạt dòng tweet, Bezos đã thu hút sụ chú ý tới sự gần gũi của Tesla với Trung Quốc khi đây là thị trường xe điện lớn nhất thế giới và cũng là nơi đặt siêu nhà máy ở nước ngoài đầu tiên của hãng. Khoảng một nửa số lượng xe ô tô của công ty trên toàn cầu vào năm ngoái được sản xuất từ nhà máy tại Thượng Hải và Musk nói rằng con số này có thể sẽ gấp đôi.
"Có một câu hỏi thú vị. Liệu chính phủ Trung Quốc có giành được một chút ảnh hưởng nào với Twitte hay không".
"Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là không. Kết quả của việc này liên quan tới sự phức tạp tại Trung Quốc của Tesla thay vì công tác kiểm duyệt tại Twitter".
Đại diện của Musk hiện không trả lời bình luận về vấn đề này.
Musk đã thâu tóm thành công Twitter và nắm trong tay mong ước tạo ra môi trường tự do ngôn luận như mong muốn. Tuy nhiên, giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác của Mỹ, Twitter vẫn bị cấm tại Trung Quốc.
Tesla đã thăng hoa ở Trung Quốc nhờ được hậu thuẫn về giá, những khoản cho vay rẻ và nhiều hỗ trợ khác kể từ khi hoạt động tại đây. Tuy nhiên, năm ngoái công ty đã chịu sức ép lớn khi truyền thông nhà nước và các nhà chức trách đặt câu hỏi về thái độ của Tesla với khách hàng.
Trong suốt 15 năm, 2 người giàu nhất hành tinh, 2 CEO công ty quyền lực bậc nhất thế giới là Elon Musk và Jeff Bezos luôn đối đầu nhau kịch liệt, nhất là trong lĩnh vực không gian.
Cả 2 người cùng có tham vọng chinh phục vũ trụ và thành lập nên những doanh nghiệp là đối thủ trực tiếp của nhau khi Elon Musk điều hành SpaceX còn Jeff Bezos sở hữu Blue Origin. Tuy nhiên mọi chuyện không dừng lại ở đó: Musk gọi Bezos là điều hành 1 tổ chức độc quyền và còn chỉ đích danh Bezos là kẻ sao chép.
Thời gian gần đây, cả 2 thường đối đầu công khai với nhau trên mạng xã hội như TwitterKhi Bezos đăng video ca ngợi Blue Origin sau khi công ty này hạ cánh thành công tên lửa New Shepard năm 2015. Ngay lập tức, Musk khẳng định SpaceX đã làm được điều đó từ ba năm trước.
Cuộc đầu đầu không chỉ dừng lại trong tham vọng không gian. Musk tố Blue Origin nhiều lần tìm cách giành nhân viên của SpaceX.
"Blue Origin tiến hành những cuộc tấn công chính xác vào những nhân tài chuyên biệt bằng cách đưa ra mức lương gấp đôi hiện có. Tôi cho rằng làm như vậy là không cần thiết và khá thô lỗ", Musk nói với người viết tiểu sử Ashlee Vance hồi năm 2015. Thậm chí Musk còn tiết lộ thêm rằng, SpaceX đã đưa từ "blue" và "origin" vào bộ lọc email.
Khi được phóng viên BBC hỏi về Bezos năm 2016, Musk hỏi lại: "Jeff nào?".
Elon Musk còn thường xuyên gọi Jeff Bezos là kẻ sao chép
Về phần mình, Bezos ít thể hiện sự thù ghét Musk và SpaceX mà thay vào đó ông nhiều bình luận bóng gió về những kế hoạch của đối thủ, đặc biệt là tham vọng lớn nhất của Musk là đưa người lên sinh sống ở sao Hỏa.
Bezos thường nói về việc đưa người lên Mặt Trăng và mô tả ý tưởng vươn tới sao Hỏa là "thiếu động lực". "Hãy thử sống trên đỉnh Everest trong một năm xem bạn có thích không, vì nó có thể coi là vườn địa đàng khi so với sao Hỏa", ông chủ Blue Origin nói năm 2019. Khi giới thiệu về Blue Moon, Bezos cũng đề cập đến tham vọng lên sao Hỏa của SpaceX với dòng chữ "xa, rất xa".
Reuters: Twitter chấp nhận bán mình cho Elon Musk Mạng xã hội này có thể công bố thỏa thuận bán cho Elon Musk vào ngày 25/4 (giờ Mỹ). Theo Reuters, Twitter gần đạt thỏa thuận bán mình cho Elon Musk với giá 54,20 USD/cổ phiếu, tương đương 43 tỷ USD. Đó là con số được tỷ phú đưa ra trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ...