Sau Thế Giới Di Động, Vietnam Airlines, cảnh báo triệu khách hàng ngân hàng Việt
Thêm một ngân hàng Việt bị tung tin là nạn nhân mới của các hacker. Tình trạng hacker thường xuyên tung tin khách hàng của doanh nghiệp lên mạng khiến người tiêu dùng lo lắng và buộc các tổ chức phải thận trọng hơn.
Trên diễn đàn công nghệ Raidforums, một tài khoản vừa đăng tải thông tin hàng loạt khách hàng của một ngân hàng Việt, bao gồm đầy đủ họ tên, số chứng minh, nghề nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, email…
Số lượng thông tin khách hàng được tiết lộ lên tới 2 triệu người và tài khoản này cũng tiết lộ sẽ sớm upload bản đầy đủ cũng như đang nắm trong tay thông tin khách hàng của nhiều ngân hàng khác và có thể trao đổi với những ngời có dữ liệu của các ngân hàng khác.
Một số khách hàng có thông tin được công bố công khai xác nhận thông tin về tên tuổi, địa chỉ… cũng như có tài khoản mở tại ngân hàng nói trên.
Tuy nhiên, theo một số tài khoản khác thì data được up lên trên mạng chưa đầy đủ, phần giải nén cần mật khẩu và chữ số cuối cùng của điện thoại và gmail còn chưa được công bố…
Đến nay, thông tin này chưa được xác minh, nhưng cũng là 1 hiện tượng đáng cảnh báo chung cho việc quản lý dữ liệu của giới ngân hàng Việt.
Sau Thế Giới Di Động, Vietnam Airlines, hàng triệu khách hàng của ngân hàng Việt bị đe dọa
Raidforums là một diễn đàn được các hacker đăng dữ liệu các loại, thường là của các cá nhân và khách hàng của các doanh nghiệp tập đoàn trên thế giới với mục đích rao bán. Nhưng cũng có một số trường hợp được công bố công khai, có thể tải về miễn phí.
Trước đó, hồi đầu tháng 11/2018, cũng trên diễn đàn này, thông tin một hacker quốc tế bất ngờ công bố đã có trong tay thông tin 5 triệu khách hàng của Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, bao gồm cả email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng đang gây rúng động trong nước.
Video đang HOT
Thông tin lộ cả thẻ tín dụng khiến nhiều khách hàng thực sự lo sợ. Những thông tin được tung lên mạng bao gồm hơn 5 triệu email của khách hàng, hàng chục ngàn email nội bộ có đuôi thegioididong.com và lịch sử các giao dịch của khách hàng bao gồm thời gian, số thể (bị ẩn), số tiền…
Chỉ 1 tuần sau vụ Thế Giới Di Động, hacker lại tung cơ sở dữ liệu của hệ thống bán lẻ FPT Shop. Những dữ liệu mà hacker đưa ra gồm có phiếu mua hàng, đơn đăng ký thành viên và các dữ liệu cá nhân của của khách hàng… với đầy đủ tên tuổi, địa chỉ và cả số chứng minh nhân dân của khách hàng.
Tài khoản này cho biết còn dữ liệu nhiều ngân hàng.
Hacker cũng thông báo những người có nhu cầu có thể liên hệ để tiếp cận với các dữ liệu này, không kèm theo hướng dẫn cách khai thác dữ liệu.
Một phần cơ sở dữ liệu được cho là của chuỗi cửa hàng Con Cưng cũng đã bị tung lên diễn đàn Raidforums.
Hồi giữa 2016, trang web của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bị hack và bị lộ hàng trăm ngàn dữ liệu khách hàng với thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn…
Trên thế giới, tình trạng các doanh nghiệp, tập đoàn, chính phủ… bị hack cũng khá phổ biến. Nước Mỹ đã từng xem xét trừng phạt kinh tế Trung Quốc vì hacker. Trong năm 2015, Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có nhằm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc được hưởng lợi từ các cuộc tấn công mạng đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 22/11 chỉ số VN-Index tăng trở lại nhưng vẫn còn khá xa so với mốc 1.000 điểm. Một số cổ phiếu blue-chips tăng điểm như GAS, Masan, Thế Giới Di Động, Vinamilk, Vietcombank…
Trong vài phiên trước đó, áp lực bán ra tăng vọt trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về kết quả cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố cứng rắn sẽ tăng thuế với Trung Quốc nếu không đạt được thoả thuận và Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về Hong Kong.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo BVSC, nhiều cổ phiếu bluechip trong rổ VN30 có hiện tượng đã bán quá đà. Do đó, các cổ phiếu này nhiều khả năng sẽ có phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại trong phiên cuối tuần. Thị trường cũng được kỳ vọng sẽ có diễn biến bình ổn trở lại và có thể hồi phục nhẹ trong một vài phiên kế tiếp. Mặt khác, sau những phiên sụt giảm mạnh liên tiếp, xung lực giảm điểm của thị trường vẫn còn khá mạnh nên khả năng hồi phục trở lại của chỉ số sẽ còn gặp nhiều thử thách.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/11, VN-Index giảm 12,67 điểm xuống 987,89 điểm; HNX-Index giảm 0,17 điểm xuống 104,74 điểm. Upcom-Index giảm 0,31 điểm xuống 56,57 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 240 triệu đơn vị, trị giá 5,7 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Nhờ Thế Giới Di Động, Điện Máy Trần Anh thu về hơn 100 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Điện Máy Trần Anh thu về hơn 104 tỷ đồng doanh thu, chủ yếu nhờ công ty mẹ là Thế Giới Di Động...
Nhờ Thế Giới Di Động, Điện Máy Trần Anh thu về hơn trăm tỷ đồng. Nguồn: CFB
Theo số liệu được CTCP Thế Giới Số Trần Anh (Điện máy Trần Anh,UPCoM: TAG) công bố trên báo cáo tài chính quý III/2019, Công ty này ghi nhận 34 tỷ đồng doanh thu và chỉ bằng 1/37 doanh thu của quý III/2018. Phía Trần Anh cho biết, sở dĩ có sự sụt giảm mạnh về doanh thu như vậy là do Công ty chuyển đổi cơ cấu kinh doanh và chuyển sang hoạt động cho thuê mặt bằng, văn phòng và thương hiệu. Doanh thu trong quý III/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 được ghi nhận là từ hoạt động cho thuê, và không còn kinh doanh hàng hóa như năm 2018.
Số liệu trên báo cáo tài chính của Trần Anh cũng cho thấy, Điện máy Trần Anh đã đem 138 tỷ đồng gửi Ngân hàng với kỳ hạn gốc trên 3 tháng và dưới 13 tháng, hưởng lãi suất 7,65%. Nhờ vậy, đã đem về cho Công ty doanh thu tài chính hơn 2,6 tỷ đồng trong quý III/2019 và hơn 5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019.
Do không còn hoạt động bán hàng nên các chi phí phát sinh trong kỳ của Trần Anh là khá nhỏ, chỉ dao động trong khoảng vài chục triệu đồng.
Tổng kết quý III/2019, Trần Anh ghi nhận gần 3 tỷ đồng lãi sau thuế. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lãi sau thuế mà Trần Anh ghi nhận lần lượt là 104 tỷ đồng và 6,3 tỷ đồng.
Nhìn vào giao dịch với các bên liên quan được Trần Anh thuyết minh trong báo cáo tài chính, các khoản thu nhập mà Trần Anh đang ghi nhận chủ yếu đến từ CTCP Thế Giới Di Động (HoSE: MWG).
Các giao dịch của Trần Anh đều liên quan đến Thế Giới Di Động. Nguồn: TAG.
Trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Điện máy Trần Anh cho biết Công ty vẫn sử dụng lợi thế mặt bằng lớn để cho thuê lại hoặc hợp tác kinh doanh với Thế Giới Di Động hoặc/và bên thứ ba, bảo đảm không chịu lỗ từ hoạt động này. Bên cạnh đó, Trần Anh cũng cấp quyền sử dụng thương hiệu Trần Anh cho Thế Giới Di Động thuê lại để kinh doanh chuỗi bán lẻ điện máy.
Trần Anh đã từng được biết đến với hệ thống điện máy ở nhiều tỉnh thành miền Bắc và Miền Trung. Trong đó, Hà Nội là thị trường lớn nhất được Trần Anh phủ tới 14 điểm bán ( số liệu hồi tháng 08/2017). Mức lợi nhuận mà Trần Anh đem về từng dao động hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2013, hoạt động kinh doanh của Trần Anh đã bắt đầu có dấu hiệu sa sút khi lãu sau thuế chỉ còn vỏn vẹn hơn 1,3 tỷ đồng.
Tháng 08/2017, Thế Giới Di Động đã xác nhận mua lại chuỗi điện máy Trần Anh. Theo đó, Thế Giới Di Động liên tiếp gom cổ phần Trần Anh và đưa người vào ban quản trị cũng như điều hành điện máy Trần Anh. Và năm 2017 cũng là năm đỉnh điểm khi Trần Anh báo lỗ gần 63 tỷ đồng sau thuế.
Sau khi được Thế Giới Di Động thâu tóm, các cửa hàng Điện máy Trần Anh đều được thay đổi nhận diện thương hiệu thành Điện Máy Xanh. Website chính thức của Điện máy Trần Anh cũng ngừng hoạt động mà thay vào đó là website của Điện Máy Xanh.
Theo số liệu trình bày trên báo cáo tài chính của Thế Giới Di động năm 2018, giá trị lợi thế thương mại từ vụ sáp nhập này là hơn 613 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thế Giới Di Động cũng phải gánh thêm khoản nợ gần 1.000 tỷ đồng từ Điện Máy Trần Anh đem lại.
Theo nhipcaudautu.vn
Cho Thế giới Di động thuê mặt bằng, Trần Anh lãi hơn 6 tỷ đồng trong 9 tháng Trong 9 tháng, CTCP Thế Giới Số Trần Anh (UPCoM: TAG) ghi nhận 104 tỷ đồng doanh thu thuần. Sau khi trừ các chi phí liên quan, Công ty có hơn 6 tỷ đồng lãi sau thuế. Quý 3/2019, doanh thu thuần mà Trần Anh ghi nhận chỉ hơn 34 tỷ đồng, giảm đến 97% so với con số thực hiện của quý...