Sau thập kỷ chờ đợi, khối tiền tỷ USD dồn dập đổ vào ngân hàng Việt
Dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào lĩnh vực ngân hàng, từ vài trăm triệu cho tới cả tỷ USD. Làn sóng mới mang đến kỷ vọng đổi thay lớn trong một lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế.
Dồn dập tỷ USD vào ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (BID) vừa chính thức công bố cổ đông chiến lược KEB Hana Bank đến từ Hàn Quốc sau thương vụ bán vốn có giá trị kỷ lục trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo đó, BIDV đã hoàn tất bán 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank (tương đương 15% cổ phần) với giá 33.640 đồng/cp thu về hơn 20,2 ngàn tỷ đồng (khoảng 870 triệu USD) sau 2 năm đàm phán.
Dòng vốn lớn từ ngân hàng ngoại giúp BIDV tăng mạnh vốn điều lệ lên trên 40,2 ngàn tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD) và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đây là thương vụ lớn nhất của một ngân hàng Hàn Quốc với một ngân hàng Việt Nam và là bước tiếp nối dòng vốn ngoại đổ vào các ngân hàng Việt trong khoảng 2 năm gần đây sau khoảng một thập kỷ hệ thống ngân hàng vật lộn với khó khăn, xử lý nợ xấu.
Bắt đầu từ năm 2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam bất ngờ ghi nhận những thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đình đám như tại VPBank, HDBank, TPBank.
HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã bán 21,5% cổ phần cho 76 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều định chế lớn như: Deutsche Bank AG, JP Morgan, Dragon Capital, Credit Saison… thu về hơn 6,8 ngàn tỷ đồng (300 triệu USD). Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) bán cổ cho Quỹ đầu tư PYN Fund Management, với tỷ lệ sở hữu 4,99%, giá trị gần 40 triệu USD.
Vụ bán cổ phần vào giữa 2017 của VPBank với tổng lượng đặt mua lên tới 1,2 tỷ USD từ khoảng 80 NĐT nước ngoài tưởng chừng khó bị phá vỡ trong tương lai đã nhanh chóng bị phá vỡ bởi Techcombank sau đó.
Đầu 2018, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh đã bán thành công hơn 164 triệu cổ phiếu phổ thông cho các NĐT nước ngoài với giá 128 ngàn đồng/cp (5,62 USD/cp), thu về 21 ngàn tỷ đồng (hơn 920 triệu USD). Lượng đặt mua cao gấp vài lần.
Tới cuối 2018, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) bán thành công hơn 111 triệu cổ phiếu VCB cho hai NĐT là Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore – GIC (mua 94,4 triệu cổ phiếu, tương đương 2,55% vốn cổ phần) và Mizuho Bank, với giá 55.800 đồng/cp, thu về khoảng 6.200 tỷ đồng (khoảng 270 triệu USD). Mizuho mua thêm 16,7 triệu cổ phần mới để duy trì mức sở hữu 15% cổ phần Vietcombank. Việc phát hành cho GIC và Mizuho làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank lên 37.100 tỷ đồng.
Các ngân hàng hoạt động tốt trở lại trong 2 năm gần đây.
Video đang HOT
Chờ cú bứt phá
Theo Reuters, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) có kế hoạch bán 7,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay, dự kiến thu về một vài trăm triệu USD.Chờ cú bứt phá
Vietcombank trong khi đó năm 2019 có thể vẫn tiếp tục kế hoạch chào bán khoảng 6,5% cổ phần cho NĐT nước ngoài, như một bước tiếp nối của kế hoạch bán tổng cộng 10% cổ phần chưa thực hiện xong trong năm 2018. Chủ trương và cơ chế đã được các cơ quan chức năng và cổ đông chấp thuận.
Có thể thấy, sau một thời gian dài tái cơ cấu kéo dài cả thập kỷ kể từ thời điểm bắt đầu cuộc đại phẫu tái cơ cấu 2008, các ngân hàng mới chứng kiến những cú chào bán cổ phiếu lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ USD.
Sở dĩ các cổ phiếu ngân hàng đã trở nên hấp dẫn dấn, thu thút sự quan tâm của NĐT nước ngoài là bởi những chuyển biến tích cực từ chính các ngân hàng trong nước và triển vọng của nhóm ngành này trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào thế giới cũng như khu vực, gồm cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) 600 triệu dân.
Chờ cú bứt phá với vốn và trình độ quản trị đến từ các NĐT nước ngoài.
Từ 2017, hoạt động của các ngân hàng đã bắt đầu có chuyển biến rất tích cực, được hàng loạt tổ chức ghi nhận về lợi nhuận ngàn tỷ và tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh . Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong 9 tháng đầu năm 2019 đã lên trên ngưỡng 17,6 ngàn tỷ đồng. Agribank cũng bất ngờ báo lãi 9,7 ngàn tỷ đồng; Techcombank 8,9 ngàn tỷ… Có tới 15 ngân hàng có lợi nhuận trên ngàn tỷ đồng.
Giá cổ phiếu ngân hàng cũng tăng khá mạnh.
Với thông tin bán cổ phần cho cổ đông chiến lược KEB Hana Bank, cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV tăng tổng cộng 45% kể từ đầu năm và hiện lên mức 42.000 đồng/cp, và chỉ còn cách một chút so với đỉnh lịch sử 44.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) ghi nhận hồi đầu 2018.
Cổ phiếu Viecombank cũng đã có bước tăng đột phá, tăng khoảng 45% kể từ đầu năm và đã lên ngưỡng 92 ngàn đồng/cp, cao hơn nhiều so với mức 56 ngàn đồng bán cho các NĐT nước ngoài. Đây cũng là mức cao lịch sử của cổ phiếu này.
Với sự xuất hiện của các đối tác ngoại, nhiều khả năng các ngân hàng Việt sẽ có hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.
Sau thương vụ mua bán khủng tại BIDV, theo kế hoạch KEB Hana Bank sẽ hỗ trợ BIDV trên 6 lĩnh vực là quản trị chiến lược, nâng cao quản trị rủi ro, đa dạng hoá các tài sản sinh lời, phát triển ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, và nâng cao phát triển nguồn nhân lực…
Với quy mô và tiềm lực tài chính tăng lên, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, sự mở rộng của nền kinh tế cùng sự ổn định kinh tế vĩ mô… các ngân hàng sẽ có thêm cơ hội mở rộng hoạt động sau khi đã đáp ứng chuẩn mực Basel II. Doanh thu và lợi nhuận do đó cũng tăng lên.
Khá nhiều ngân hàng gần đây phát triển mạnh nhờ mảng bán lẻ với biên lợi nhuận cao và nguồn thu về dịch vụ tài chính khủng. Vietcombank là một trong số đó. Ngân hàng này vừa ký hợp đồng độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm với FWD của Hong Kong và tạm thời thu về khoảng 400 triệu USD.
Theo V. Hà
Vietnamnet
Tài chính 24h: BIDV đã có câu trả lời, VietinBank có là ngoại lệ?
Trong số 2 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đang "nợ" cổ tức, BIDV đã có câu trả lời. Sự chú ý còn lại dồn về VietinBank.
Ảnh minh họa.
Cũng như BIDV, năm tài chính gần đây nhất mà ngân hàng này chi trả cổ tức cho cổ đông là năm 2016, với mức 7% bằng tiền.
Cho năm tài chính 2017, VietinBank dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5-7%, còn cho năm 2018, ngân hàng dự kiến chia toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,03% hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn điều lệ.
Cũng cần phải nhắc lại, so với VietinBank, việc tăng vốn của BIDV giờ đây có phần bớt căng thẳng hơn khi ngân hàng đã tìm được đối tác chiến lược là một ngân hàng lớn đến từ Hàn Quốc.
Theo thông tin được công bố, BIDV sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank hơn 603 triệu cổ phần, tương ứng 15% vốn điều lệ sau phát hành. Với mức giá 33.640 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch ước tính gần 20.300 tỷ đồng. (Xem tiếp)
Ngân sách nhà nước thặng dư 39,8 nghìn tỷ đồng sau 10 tháng 2019
Theo công bố mới đây từ Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2019 ước tính đạt 1.133,6 nghìn tỷ đồng, bằng 80,3% dự toán năm, trong đó thu nội địa 908,1 nghìn tỷ đồng, bằng 77,4%; thu từ dầu thô 45 nghìn tỷ đồng, bằng 100,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 176,9 nghìn tỷ đồng, bằng 93,5%.
Số liệu cho thấy, sau 10 tháng, có 6/12 khoản thu nội địa so với dự toán đạt tiến độ khá. Tuy nhiên, vẫn còn 3/12 khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh tiến độ vẫn chậm và thấp hơn mức bình quân chung. Cụ thể, đó là khoản thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước. (Xem tiếp)
Trước thềm quyết định của Fed, tỷ giá trung tâm tiếp tục đi xuống
Sáng nay (30/10), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.145 VND/USD, giảm tiếp 4 đồng so với sáng qua.
Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.839 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.451 VND/USD.
Đây là phiên thứ ba liên tiếp tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục không có nhiều biến động.
Cụ thể, Vietcombank và BIDV không điều chỉnh tỷ giá, vẫn đang mua bán USD ở mức lần lượt 23.145 - 23.265 VND/USD và 23.140 - 23.260 VND/USD.
Giá vàng SJC tiếp tục giảm theo đà thế giới
Khảo sát lúc 10h55 sáng nay (30/10), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 41,53 - 41,81 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 70 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua.
Chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn ở mức 280 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội lại tăng 30 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng giảm 20 nghìn đồng chiều bán ra, đang niêm yết ở mức 41,65 - 41,80 triệu đồng/lượng.
Bitcoin đối mặt tương lai ảm đạm
Từ 24/6, giá Bitcoin bị nhấn chìm trong xu hướng giảm suốt nhiều tuần. Tiền ảo này chỉ thực sự trỗi dậy vào 25/10 khi tăng đột biến gần 40% từ ngưỡng 7.400 USD lên 10.300 USD. Dù vậy, đà tăng không giữ được lâu, Bitcoin nhanh chóng bị đẩy lùi về mức dưới 9.500 USD.
Lúc 6h30 ngày 30/10, giá Bitcoin giao dịch trên sàn Bitstamp ở mức 9.434,7 USD, tăng nhẹ 0,6%, tương ứng mỗi coin thêm 61 USD. Theo CoinMarketCap, 24 giờ qua, khối lượng Bitcoin giao dịch đạt 28,9 tỷ USD, giảm nhẹ so với hôm qua, vốn hóa tạm ghi nhận mức 170 tỷ USD.
Nhiều nhà giao dịch và phân tích thị thị trường chuyên nghiệp tin rằng triển vọng dài hạn của Bitcoin vẫn tương đối ảm đạm. Nhà giao dịch tiền điện tử nổi tiếng @postyXBT chia sẻ trên tài khoản cá nhân rằng, mức tăng cực kỳ nhanh chóng 40% vào ngày 25/10 khiến nhiều người tin rằng xu hướng giảm trước đó kết thúc và giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, biểu đồ giá hàng tuần vẫn mang đến cho chúng ta một tín hiệu giảm giá.
LINH LINH
Theo Bizlive.vn
Cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn? Dù kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ và liên tiếp lập đỉnh cao trong giai đoạn gần đây, cổ phiếu ngân hàng vẫn đang bị "kéo chân". Những yếu tố nào đang là động lực chính dẫn dắt nhóm cổ phiếu của các nhà băng? Mới đây, quỹ Jpmorgan VietNam Opportunities Fund đã bán hơn 3 triệu cổ phiếu MBBank (HOSE:...