Sau taxi, xe khách liên tỉnh cũng đồng loạt giữ giá
Trong vòng hai tháng, giá xăng đã giảm xuống mức đỉnh điểm từ trước đến nay, nhưng giá cước vận tải giảm nhỏ giọt thậm chí là không giảm, người dân đành ngậm đắng chấp nhận đi xe trả giá cước cao.
Tại các bến xe, lượng xe khách liên tỉnh đông để cho khách lựa chọn.
* Sẽ thanh tra thuế nếu các doanh nghiệp vận tải, hãng taxi không chịu giảm giá cước.
Phí cầu đường, BOT cao ngất ngưởng
Nhiều ngày qua, người dân đi các tuyến xe liên tỉnh tỏ thái độ khá bức xúc khi giá xăng đã giảm mạnh, nhưng giá cước xe vẫn giữ nguyên như khi xăng ở thời điểm cao nhất 26.000 đồng/lít. Ông Nguyễn Văn Nam (58 tuổi) ở Xuân Trường, Nam Định chia sẻ: “Gần 5 năm nay, giá vé xe khách từ Nam Định đi Hà Nội chỉ có tăng, không hề giảm, mặc dầu xăng đã giảm xuống rất nhiều. Nhưng khi giá xăng tăng một tí thì các nhà xe lại thi nhau đồng loạt tăng giá”.
Lý giải về việc xăng giảm mà các xe khách vẫn giữ nguyên giá vé, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết: “Trước tết các doanh nghiệp vận tải và các tuyến cố định đã giảm giá. Bởi vậy, sau tết dầu không giảm thì họ không giảm (xe khách chạy bằng dầu).
Gần đây, các trạm BOT “mọc” lên như nấm, có nhiều tuyến đường phí cầu, phà cao hơn giá dầu. Bởi vậy, khi các tuyến cố định điều chỉnh giá cước vận tải không chỉ phải căn cứ vào yếu tố nhiên liệu mà còn yếu tố khác, trong đó yếu tố phí cầu đường, đặc biệt phí BOT tăng lên rất lớn. Cho nên các tuyến xe khách phải cân đối cái đó. Nên nếu giảm theo giá dầu mà chi phí khác tăng thì không được”.
Đơn cử phí cầu đường, BOT của một xe khách giường nằm chạy tuyến Hà Nội – Hà Tĩnh, trung bình tốn 16-17 triệu đồng/tháng. Xe khách 45 chỗ chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình mỗi năm phí cầu đường bộ lên đến 90 triệu đồng. Doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh rất khó giảm giá vé do phí đường bộ liên tục tăng.
Ông Liên cũng cho biết thêm trước tết các cơ quan chức năng đã có một đợt thanh tra và đôn đốc các doanh nghiệp giảm giá. Bởi vậy, sau tết giá xăng giảm, nhưng giá dầu không giảm nên các tuyến xe khách liên tỉnh chưa có yếu tố để có thể giảm giá được.
Video đang HOT
Mạnh tay xử lý các doanh nghiệp không giảm giá cước
Thời điểm hai tháng vừa qua xăng giảm xuống sát nút, đồng thời chiều ngày 4.3, Liên bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định chi quỹ bình ổn giá xăng dầu để giữ ổn định giá trong lần điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày kế tiếp. Thế nhưng nhiều hãng taxi vẫn vô cảm, bình thản giữ nguyên giá cước thời điểm xăng 26.000 đồng/lít.
Chị Nguyễn Thị Ngọc (32 tuổi ở Hà Tĩnh) có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Mỗi lần hai mẹ con đi ra khám và lấy thuốc định kỳ đều phải đi taxi vì con yếu quá không đi xe buýt được. Nghe tin đài báo đưa thông tin về giá xăng giảm, thế nhưng khi đi giá taxi vẫn không giảm. Tôi đi từ Bệnh viện Nhi Trung ương về đến Minh Khai vẫn mất 100 nghìn đồng như lần giá xăng chưa giảm”.
Cụ thể, xăng RON92 13.752 đồng/lít, xăng E5 13.321 đồng/lít song các doanh nghiệp taxi vẫn trây ỳ không chịu giảm, giữ nguyên giá cước thời điểm xăng 26.000 đồng/ lít. Việc giá xăng dầu giảm trong mấy đợt liên tiếp gần đây là cơ hội để giá cước vận tải giảm theo. Người tiêu dùng không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm giá trong chi phí đi lại, mà còn gián tiếp hưởng lợi từ việc hàng hóa giảm theo. Vì thế, người dân không thể chấp nhận các doanh nghiệp, hãng taxi trây ỳ, không chịu giảm giá cước.
Để các hãng taxi chịu giảm giá cước Bộ Giao thông Vận tải và các sở giao thông đã vào cuộc. Đến thời điểm này, phần lớn các đơn vị taxi đã giảm giá, đăng ký giảm giá hoặc đang làm thủ tục giảm giá. Tuy nhiên, cái tồn tại lớn là các hãng taxi giảm giá chưa phù hợp với mức giảm của xăng, giảm theo kiểu đối phó, tránh dư luận và các cơ quan chức năng. “Có những hãng taxi chỉ giảm có 300 đồng/km là không phù hợp, trong khi đó xăng từ 26.000đ giảm xuống gần 14.000đ/lít. Tôi cho rằng đây là cù lì, giảm giá chỉ để đối phó là có giảm nhưng nó không phù hợp với tỉ lệ giảm của giá xăng hiện nay. Bên cạnh đó, taxi không chịu thuế tàu, phà mà do khách chịu, nên việc giảm cước phải theo mức giảm của xăng. Giảm nhỏ giọt, giảm như vậy là không phù hợp buộc dư luận xã hội phải lên án”. Ông Liên cho biết.
Trong thời gian vừa qua, đã có 7 hãng taxi bị phạt do không giảm giá cước với mức thấp nhất 30 triệu đồng, mức cao 80 triệu đồng. Ông Liên cũng cho biết thêm: “Nếu hãng taxi nào tiếp tục không giảm thì sẽ bị thanh tra thuế, nếu thu nhập tăng lên, không kê khai nộp thuế bổ sung thêm tức là trốn thuế khi ấy xử phạt theo luật rất nghiêm khắc”.
Theo Lao Động
"Giá cước taxi tại Hà Nội cao bất hợp lý!"
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định: Không thể chấp nhận được phương án giảm giá cước mà Hiệp hội taxi Hà Nội đưa ra. Ông Liên cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Sau khi giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong 2 tháng gần đây, dư luận rất kỳ vọng giá cước taxi giảm tương đương. Trước đó, trong ngày 19 - 20/2, Liên Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Tài Chính cũng đốc thúc các doanh nghiệp (DN) taxi nhanh chóng giảm giá cước.
Tuy nhiên, trên thực tế qua khảo sát thị trường thì hầu hết các hãng taxi chưa chịu giảm cước, thông tin giảm giá cước cũng được nhiều hãng phớt lờ khi trả lời báo chí. Trong khi đó, theo thông tin từ Hiệp hội Taxi Hà Nội, thì phải trong 1 - 2 tuần tới, giá cước taxi mới giảm và mức giảm sẽ vào khoảng 300 đồng/km.
Mức giá các hãng niêm yết quá thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định: Không thể chấp nhận được phương án giảm giá cước mà Hiệp hội taxi Hà Nội đưa ra. Ông Liên cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Thưa ông, chỉ trong 2 tháng, xăng dầu trong nước đã giảm hơn 2.200 đồng/lít, mức giá xăng hiện nay ở mức rất thấp nhưng tại sao giá cước vận tải taxi tại Hà Nội đang ở mức cao, không có chuyển biến gì?
Đúng là giá cước taxi ở Hà Nội hiện nay là bất hợp lý so với giá cước các loại hình vận tải và xu hướng giảm giá xăng dầu. Trước tết, chúng tôi đã cùng ngồi lại họp bàn với các bên và đưa ra Nghị quyết yêu cầu: nếu giá xăng dầu dưới 15.000 đồng, các DN taxi phải giảm giá cước.
Chúng tôi khẳng định sẽ dứt khoát yêu cầu các cơ quan liên quan gồm Bộ, ngành, các DN đưa ra các phương án giảm giá cước. Chắc chắn sáng thứ 2 tới (22/2), trong cuộc làm việc với Bộ Giao thông Vận tải chúng tôi sẽ đưa Nghị quyết này lên và quan điểm là, taxi phải giảm cước.
Đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa cho biết, mức cước có thể giảm vào khoảng 300 đồng/km, theo ông, việc giảm giá này đã hợp lý chưa?
Không thể chấp nhận được với phương án chỉ giảm 300 đồng/km được. Chúng tôi ra nghị quyết hẳn hoi, nếu giá dưới 15.000 đồng, các hãng bắt buộc phải giảm giá cước.
Cá nhân tôi cũng như Hiệp hội đều khẳng định: không thể chần chừ được, nếu chần chừ phải có biện pháp cụ kiến quyết là xử phạt hành chính, bởi với giá cước 11.000 đồng đến 12.000 đồng/km như hiện nay, các hãng taxi đã có lãi rất lớn rồi. Nếu các hãng không giảm giá, cần cơ quan Thuế thanh tra để truy thu. Trong thời gian qua, chúng ta đã sử dụng nhiều hình thức đôn đốc, nhắc nhở các DN giảm cước, đã đến lúc các DN taxi cần chơi theo cuộc chơi của thị trường và lắng nghe người tiêu dùng.
Tôi nhớ rằng, năm 2009 mức giá xăng dầu ở mức 15.200 đồng/lít, cước taxi cũng chỉ 9.000 đồng. Hiện nay, giá xăng dầu ở dưới mức 14.000 đồng/lít thì không có lý do gì để giảm cước cả. Các DN đều đưa ra lý do: xăng dầu giảm nhỏ giọt để không giảm cước, hay chi phí đầu tư, phí xăng dầu hơn 30 - 40% khiến cước Taxi không thể giảm được đều là ngụy biện.
Hiện cước taxi tại Hà Nội đang ở mức 11.000 đồng - 12.000 đồng/km (cước mở cửa), mức giá này theo đánh giá của chúng tôi là đắt. Nếu xăng dầu giảm giá như hiện nay, theo tính toán của tôi, mức giá hợp lý cần hạ xuống từ 9.500 đến 10.000 đồng/km. Đấy là đối với xe bình dân, còn đối với những kiểu xe "chuồng gà" - cũ nát thì 9.000 đồng/km vẫn được coi là đắt.
Chính tôi và ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã trực tiếp thuê taxi đi trong ngày hôm nay để khảo sát giá và cho rằng, mức giá các hãng niêm yết quá thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Các hãng đều lấy lý do quy trình xin giảm cước khó, kéo dài. Chi phí xăng dầu hiện vẫn chiếm trên 35% đến 40% giá cước. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào lớn, khấu hao cao nên giá cước khó có thể giảm nhanh, ông bình có bình luận gì?
Các hãng nói phải vay mua xe, khấu hao rồi chi phí xăng dầu chiếm 30 - 40% là không đúng. Họ muốn kinh doanh gì thì cũng phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường, chẳng nhẽ vay đầu tư xe đắt lại đi chiết khấu vào giá vé cho người dân.
Bên cạnh đó, lý do đưa ra chi phí xăng dầu chiếm tỷ lệ 30% - 40% giá cước là không đúng, đấy là cách tính cũ thời Liên Xô, còn xe bây giờ hiện đại rồi, các hãng xe đều có thiết kế với công suất tiêu thụ xăng dầu thấp, các xe chạy taxi đều có dung tích từ 1.0L - 1,5L thì sao có thể tính 30% - 40% cước là chi phí xăng dầu được.
Dứt khoát phải giảm giá để đảm bảo quyền lợi của người dân, cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu đúng, thu đủ chứ không nên bắt chẹt người dân.
Lần này chúng ta phải đấu tranh kiên quyết, không làm dứt điểm thì vô phương cứu chữa. Ý kiến của người dân là trên hết. Rất nhiều lần giá xăng dầu giảm xuống, các chuyên gia, cơ quan quản lý và người dân đưa ra ý kiến, phản ứng nhưng chưa ai làm gì được với giá taxi. Lần này phải kiên quyết lập lại trật tự giá cả, bắt đầu từ các hãng lớn để ổn định thị trường và tạo niềm tin trong dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Tuyền Thực hiện
Theo Dantri
Taxi đâm liên hoàn 2 xe máy, 2 người nguy kịch Lúc 16 giờ ngày 4.3, trên QL 20 (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa taxi và 2 xe máy khiến 2 người nguy kịch. CSGT đang ghi nhận hiện trường - Ảnh: Trùng Dương Vào thời điểm này, taxi BS 49A - 1824 do tài xế Nguyễn Văn Bảy điều khiển đang chở 1 bệnh...