Sau Tân Hiệp Phát, đến lượt Tập đoàn Hà Đô (HDG) sở hữu công ty mua bán nợ
Mục tiêu chính của các công ty mua bán nợ nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.
HĐQT CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa thông qua việc mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty TNHH Mua bán nợ Minh Long Sài Gòn. Theo đó, sau khi hoàn tất giao dịch, Minh Long Sài Gòn sẽ trở thành công ty con của Tập đoàn Hà Đô.
Minh Long Sài Gòn được thành lập vào ngày 19/6/2017, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Trang. Công ty có địa chỉ trụ sở tại 99 Cao Xuân Dục, phường 12, Quận 8, Tp.HCM, Việt Nam. Hoạt động chính bao gồm dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội): hoạt động mua bán nợ.
Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng 3/2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng, hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ. Tính đến nay, cổ đông lớn của Công ty là Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Cùng với đó, bà Bích nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.
Đổ xô sở hữu công ty mua bán nợ
Liên quan đến việc sở hữu đơn vị kinh doanh mua bán nợ, kể từ thời điểm có Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, hoạt động mua bán nợ xấu đã diễn ra khá sôi động với khoảng 30 công ty được thành lập thời gian qua. Trong đó, mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.
Video đang HOT
Khá đình đám trước đó, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng vừa chính thức thành lập công ty mua bán nợ, đi cùng tuyên bố sẽ tham gia vào lĩnh vực bất động sản của ông chủ Trần Quí Thanh giữa năm nay. Theo đó, nhiều ý kiến đặt nghi vấn Tân Hiệp Phát lập công ty mua bán nợ nhằm tích lũy quỹ đất thời gian đầu làm bất động sản.
Trở lại với HDG, Tập đoàn hiện đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với vốn điều lệ hiện vào mức 950 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2018, HDG đạt 1.345 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 26% so với cùng kỳ, LNST đạt 223,6 tỷ đồng cao gấp 13 lần cùng kỳ, lãi ròng công ty mẹ đạt 139 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 21 tỷ đồng.
Năm 2018, HDG đặt mục tiêu đạt gần 4.302 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng đến 84% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt hơn 851 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 733,78 tỷ đồng, tăng đột biến 169% so với lợi nhuận đạt được năm 2017. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ từ 35% đến 50%. Theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2018 công ty mới chỉ hoàn thành được 31% mục tiêu về doanh thu và 26,4% mục tiêu về LNTT.
Thu gom quỹ đất tiếp tục là kim chỉ nam hoạt động
Là một đơn vị kinh doanh trong làng nhà đất, việc thu gom quỹ đất luôn là trọng tâm hoạt động của hầu hết doanh nghiệp, không riêng HDG. Khẳng định mạnh mẽ tại ĐHĐCĐ thường niên cuối tháng 4/2018, lãnh đạo Tập đoàn cho biết ngoài việc triển khai đồng loạt các dự án, trong năm HDG còn gia tăng đầu tư, mở rộng quỹ đất, phát triển hoạt động M&A, hợp tác với các đối tác uy tín, tiềm năng trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển các dự án mới.
Ngoài ra, đại điện HDG cũng cho biết ngoài lĩnh vực chính là bất động sản thì trong năm 2018 Tập đoàn cũng đẩy mạnh việc phát triển thủy điện và năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh nhu cầu điện lên cao, năng lượng tái tạo bắt đầu “bùng nổ” hơn bao giờ hết, đặc biệt điện mặt trời. Và điều kiện cần để tham gia sân chơi mới này, ngoài vốn thì quỹ đất cũng hết sức quan trọng.
Tính đến 30/9/2018, HDG có 3.990 tỷ đồng hàng tồn kho chiếm 39% trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là bất động sản đang xây dựng (3.467 tỷ đồng) trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Nhạn Hạc (1.176 tỷ đồng), tiếp theo là dự án thuỷ điện Sông Tranh 4 (217,4 tỷ đồng)…
Giao dịch cổ phiếu HDG.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Lập Công ty mua bán nợ vốn 100 tỷ, Tân Hiệp Phát toan tính gì trong cuộc chơi bất động sản?
Tân Hiệp Phát vừa công bố thành lập công ty mua bán nợ, động thái này đang dấy lên đồn đoán trong giới địa ốc với mục đích săn quỹ đất trong giai đoạn đầu làm bất động sản của tập đoàn này.
Kể từ thời điểm có Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, hoạt động mua bán nợ xấu đã diễn ra khá sôi động với khoảng 30 công ty được thành lập thời gian qua. Trong đó, mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng vừa chính thức thành lập công ty mua bán nợ, đi cùng tuyên bố sẽ tham gia vào lĩnh vực bất động sản của ông chủ Trần Quí Thanh giữa năm nay. Theo đó, nhiều ý kiến đặt nghi vấn Tân Hiệp Phát lập công ty mua bán nợ nhằm tích lũy quỹ đất thời gian đầu làm bất động sản.
Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng 3/2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng, hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ. Tính đến nay, cổ đông lớn của Công ty là Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Cùng với đó, bà Bích nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.
Được biết, bà Bích và bà Phương đều là con gái của ông Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Hiện, cả hai cùng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, phòng ban nhân sự, quan hệ công chúng và marketing.
Ông Thanh cùng hai con gái.
Được biết, Tân Hiệp Phát thành lập năm 1994, Công ty hiện là một trong những tập đoàn lớn Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống không cồn. Với thành công tại thị trường nước đóng chai, những năm trở lại đây Tân Hiệp Phát thu về đều đặn cả ngàn tỷ đồng lợi. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận của Tân Hiệp Phát là 975 tỷ đồng và năm 2017 tăng đến 62%, đạt 1.580 tỷ đồng.
Đối với mảng bất động sản, mặc dù chính thức tuyên bố trong năm nay nhưng thực tế ghi nhận Tập đoàn và cá nhân trong gia đình ông Thanh có liên quan đến nhiều dự án tại Vũng Tàu, Đà Nẵng và Tp.HCM. Ngoài ra, ông Thanh trước đó từng trực tiếp đầu tư vào Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, SGR) đồng thời nắm giữ vị trí thành viên HĐQT này đến giữa năm 2016.Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Nợ xấu "hồi hương" Giai đoạn 2012-2017, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, nhưng 9 tháng năm 2018 tăng vọt trở lại. Hiện tượng này chủ yếu do những khoản nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) nhưng chưa xử lý được, bắt đầu đáo hạn quay trở về NH. Dự kiến xu hướng này còn...