Sau SPYDER, Việt Nam sẽ mua David’s Sling để phối hợp cùng S-300?
Hệ thống phòng thủ David’s Sling của Israel sẽ là trợ thủ đắc lực cho S-300 trong việc phòng chống đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào những mục tiêu trọng yếu.
Sau SPYDER, Việt Nam sẽ mua David’s Sling để phối hợp cùng S-300?
Chiến tranh hiện đại thường được mở màn bằng những đòn tập kích đường không cực kỳ mãnh liệt nhằm mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng, làm suy yếu hay thậm chí gây tê liệt khả năng phòng thủ của đối phương.
Ngoài việc huy động số lượng lớn máy bay ném bom cùng tên lửa hành trình phóng từ ngoài biển vào, nhiều nhận định còn cho rằng kẻ địch tiềm năng của Việt Nam sẽ sử dụng cả tên lửa đạn đạo chiến thuật để giáng đòn phủ đầu nhằm gia tăng thiệt hại.
Trong trang bị của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam hiện chỉ có tổ hợp S-300 đảm đương được chức năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên do số lượng đạn ít, giá thành cao (lên tới 1,5 triệu USD/quả) nên nó sẽ được ưu tiên dành cho các mục tiêu có giá trị lớn như máy bay ném bom hay AWACS…
Do vậy, bổ sung một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật chuyên dụng là yêu cầu rất cấp thiết. Trong số các ứng viên tiềm năng, David’s Sling do Tập đoàn Rafael của Israel sản xuất có thể xem như sự lựa chọn tối ưu.
Một vụ thử nghiệm của hệ thống David’s Sling
Video đang HOT
David’s Sling (còn có tên gọi Magic Wand) là sản phẩm hợp tác giữa Israel và Mỹ, nó là mảnh ghép hoàn thiện mạng lưới phòng thủ tên lửa của quốc gia Trung Đông này bên cạnh Arrow chuyên đánh tầm xa và Iron Dome phụ trách tiêu diệt các mục tiêu tầm ngắn.
Sức mạnh của David’s Sling nằm ở tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hai giai đoạn Stunner, nó có khả năng đánh chặn các loại rocket hay tên lửa đạn đạo chiến thuật trong dải cự ly 40 – 300 km ở trần bay lên tới 75 km.
Hình dáng của tên lửa Stunner rất kỳ lạ với phần mũi thiết kế khác biệt trông giống như đầu cá heo nhằm tối ưu hóa cho kiểu đánh bổ nhào từ trên cao.
Theo Rafael thiết kế này cho phép lắp đặt hai đầu dò làm việc đồng thời mà không gây nhiễu lẫn nhau, thậm chí trong các điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác, thiết kế hai đầu dò giúp tăng độ nhạy tìm kiếm của tên lửa trong mọi hình thế thời tiết và không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối phó gây nhiễu.
Tên lửa đánh chặn Stunner thuộc hệ thống David’s Sling
So với tên lửa 48N6 của S-300, Stunner được đánh giá cao hơn ở độ chính xác tuyệt đối nhờ cơ chế va chạm động năng, không đòi hỏi mang theo đầu đạn lớn, tầm đánh chặn tên lửa đạn đạo xa hơn rất nhiều, ngoài ra đơn giá của Stunner chỉ là 800.000 USD, bằng hơn một nửa đạn 48N6E2.
Bên cạnh tổ hợp phòng không SPYDER-SR/MR với radar EL/M-2106 ATAR và EL/M-2084 MMR, Việt Nam còn có trong trang bị radar cảnh giới tầm xa EL/M-2288 AD STAR, đây đều là những thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Israel, dễ dàng tích hợp để dẫn đường cho Stunner của David’s Sling bên cạnh radar EL/M-2080 Green Pine chuyên dụng.
Với mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng đi vào chiều sâu cộng thêm việc Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, không có trở ngại nào ngăn cản chúng ta đặt mua David’s Sling nếu thực sự có nhu cầu.
“Chiếc đũa thần” Israel hứa hẹn sẽ kết hợp với S-300 (trong tương lai là S-400) tạo ra lá chắn thép bầu trời, đánh bại mọi cuộc tập kích đường không bằng bất cứ phương tiện nào của kẻ địch.
Theo Soha News
Bất ngờ trước số lượng tên lửa SPYDER-SR Việt Nam mua
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR cùng lượng lớn đạn tên lửa.
Theo thống kê mới nhất của SIPRI, đi kèm 3 hệ thống SPYDER-SR đó là 250 đạn các loại, gồm 125 quả tên lửa Derby và 125 quả tên lửa Python.
Như vậy, mỗi tổ hợp sẽ "được chia" chừng hơn 80 quả tên lửa, rất khớp với lượng đạn phân bổ (cả sẵn sàng phóng và dữ trữ) cho mỗi tổ hợp SPYDER-SR theo thiết kế của Nhà sản xuất.
Hệ thống SPYDER-SR.
Theo trang military-informant, để gia nhập lực lượng phòng không Việt Nam, hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo đã giành chiến thắng trước hệ thống Pantsir-S1 của Nga trong cuộc đua tại Việt Nam, tuy nhiên nguồn tin này không tiết lộ thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như lý do vì sao tổ hợp SPYDER lại giành được chiến thắng.
Hiện tại chưa có nguồn tin chính thức nào nói về "cuộc đua" trên, nhưng ứng viên cạnh tranh trực tiếp với tổ hợp Pantsir-S1 của Nga mà Việt Nam đặt mua chắc chắn là SPYDER-SR. Tuy nhiên, hai hệ thống này vẫn có nhiều sự khác biệt.
Đầu tiên, nếu xét về mục đích sử dụng thì SPYDER-SR/MR chủ yếu được dùng để làm lá chắn phòng thủ điểm, còn Pantsir-S1 hay bố trí kèm theo các hệ thống phòng không tầm xa khác như S-300, S-400 với nhiệm vụ bảo vệ các tổ hợp này. Ngoài ra, Pantsir-S1 là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tích hợp nên so sánh nó với SPYDER-SR là hơi khập khiễng.
SPYDER được thiết kế để phục vụ cho việc tổ chức tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.
Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.
SPYDER được trang bị khí tài trinh sát quang điện tử thụ động TOPLITE trên từng xe bệ phóng để đảm bảo khả năng phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho đạn tên lửa ngay khi xe đang hành tiến và trong trường hợp kênh trinh sát vô tuyến bị gây nhiễu.
Hệ thống SPYDER sử dụng 2 loại đạn tên lửa: đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby và đạn tên lửa có đầu tự dẫn thụ động công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng Python-5.
Các đạn tên lửa này có thể được khí tài trinh sát mục tiêu trên xe chỉ huy hoặc trên xe bệ phóng chỉ thị mục tiêu trước khi phóng (Lock On Before Launch) khi mục tiêu nằm trong tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa. Hoặc chúng tự phát hiện mục tiêu được chỉ định sau khi phóng (Lock On After Launch) khi mục tiêu nằm ngoài tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.
SPYDER ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.
SPYDER có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.
Theo Đất Việt
Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) vừa cập nhật thông tin chính thức về việc Việt Nam đã đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR cùng một lượng lớn đạn tên lửa. SIPRI chính thức xác nhận Việt Nam đặt mua 3 tổ hợp SPYDER-SR Theo thống kê mới nhất trong Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí...