Sau SOPA và PIPA, “sát thủ Internet” thứ ba đã chết?
Theo thông tin ghi nhận được trên trang tin tức Hoa Kỳ US News, Đạo luật chia sẻ và bảo vệ thông tin trực tuyến ( CISPA) gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua có lẽ đã được Thượng nghị viện bác bỏ.
Dự luật trên đã từng gây rắc rối cho các website về tin tức như Reddit và nó cũng giẫm lên vết xe đổ của hai đạo luật về quyền riêng tư không được thông qua trước đó là SOPA và PIPA. Cũng phải nói thêm rằng cả 2 đạo luật “đi đầu” này đã bị xóa sổ vào cuối năm trước khi thượng nghị sĩ Harry Reid phải hoãn các cuộc tranh luận liên quan do sức ép từ phía cư dân mạng và sự phản đối của các công ty Internet như Wikipedia, Google hay Reddit.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã phải xóa sổ SOPA và PIPA do sức ép từ dư luận.
Tuy nhiên, sức ép từ nhiều phía lên dự luật CISPA vẫn chưa thấm tháp gì so với SOPA và PIPA hồi năm ngoái nhất là khi thượng nghị sĩ Jay Rockefeller – Chủ tịch Ủy ban thương mại, khoa học và giao thông của Thượng viện Mỹ cho biết khả năng bảo vệ sự riêng tư của CISPA “vẫn chưa đủ”.
Video đang HOT
Theo ý kiến của bà Michelle Richardson, ủy viên hội đồng lập pháp của Hiệp hội dân quyền Hoa Kỳ (ACLU) cho biết: “Tôi nghĩ nó chỉ bị bác bỏ tạm thời bởi CISPA gây quá nhiều tranh cãi, nó quá rộng, nó không giống với chương trình do Thượng viện dự tính hồi năm ngoái. Chúng tôi sẽ rất mừng nếu Thượng viện có ý định khôi phục lại nó.”
Tại sao chúng ta lại phản ứng với một dự luật như CISPA? Bởi nó cho phép các cơ quan thi hành pháp luật (của Hoa Kỳ) tiếp cận với một loại dữ liệu theo cách gọi của chính phủ nước này là các “hiểm họa trực tuyến” bao gồm các thông tin cá nhân như dữ liệu người dùng. Nếu dự luật trên được thông qua, các công ty có thể giao nộp dữ liệu cho bên thi hành luật và không phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý nhất là từ người dùng.
Chúng ta có nên phản đối CISPA khi nó sử dụng dữ liệu người dùng như một món hàng trao đổi?
Tuy nhiên, trên trang Business Insider, Geoffrey Ingersoll lại cho rằng đó là một dự luật vô nghĩa bởi tất cả những thứ CISPA có thể làm chỉ là hợp pháp hóa các hoạt động giám sát của chính phủ và các công ty vốn đã là một phần của thế giới Internet từ trước tới nay.
Theo GenK
Ukraine xóa sổ website chia sẻ dữ liệu trực tuyến Demonoid
Demonoid.com là một trong những trang web chia sẻ dữ liệu lớn nhất thế giới - Ảnh chụp màn hình
Chính phủ Ukraine đã đóng cửa Demonoid.com, vốn là một trong những website chia sẻ dữ liệu hàng đầu thế giới, theo tin tức từ BBC ngày 8.8.
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết đã đột nhập vào trung tâm dữ liệu nơi chứa các máy chủ của trang web này.
Demonoid.com cho phép người dùng tải về hoặc chép phim, nhạc và những dạng dữ liệu trực tuyến khác bằng giao thức BitTorrent lên internet.
Demonoid.com được xếp ngang hàng với các trang web chia sẻ trực tuyến đình đám khác như Megaupload và The Pirate Bay, vốn cũng đã bị đóng cửa trước đó.
Trang web này có mặt trong danh sách các thị trường tai tiếng mà chính phủ Mỹ cho là "nên bị điều tra kỹ về khả năng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Danh sách này nhận định Demonoid "là một trong số 600 trang web có lượng truy cập hàng đầu thế giới và là một trong số 300 trang web có lượng truy cập cao nhất tại Mỹ".
Theo Vietbao
SOPA chưa qua CISPA đã tới Trái ngược với kì vọng của các nhà hoạt động vì một thế giới Internet chia sẻ miễn phí, sự thất bại tạm thời của SOPA (dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) xem ra mới chỉ là bước lùi đầu tiên của phe phản đối hành vi xâm phạm bản quyền tràn lan trên mạng. Và hành...