Sau phẫu thuật mắt bao lâu có thể chơi thể thao?
Tôi 60 tuổi, hôm rồi đi khám bác sĩ chẩn đoán bị đục thuỷ tinh thể với thị lực mắt trái là 4/10, mắt phải là 3/10 và có chỉ định phẫu thuật.
Tôi có chút lo lắng và nghe nói sau phẫu thuật không được để ra mồ hôi và chảy nước mắt trong vòng 1 tháng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tôi phải ngừng các hoạt động có thể ra mồ hôi như tập thể dục hay làm các việc nặng có đúng không thưa bác sĩ?
Trần Hà (Yên Bái)
Ảnh minh họa
Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể được chỉ định khi mà đây được xác định nguyên nhân chính gây giảm thị lực chứ không phải là những yếu tố bệnh lý khác. Đây là loại phẫu thuật can thiệp tối thiểu, gần như không ra máu, rất ít hoặc không đau đớn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể thấy mình có những biến đổi và khó chịu sau đây: mi mắt bị phù, chút xuất huyết trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục… nhưng sau 3-5 ngày sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê những vấn đề trên sẽ biến mất. Tuy nhiên, các cảm giác như chảy nước mắt, cộm mắt, đỏ mắt nhẹ có thể tồn tại đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật.
Quan trọng nhất là sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt và lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi tra, nhỏ thuốc. Các thuốc nước nên nhỏ cách nhau 5 phút, thuốc mỡ tra sau cùng, sau khi nhỏ, đậy ngay nắp thuốc để chống nhiễm bẩn lọ thuốc.
Thông thường, mắt có thể hồi phục thị lực tối đa trong vòng 2 tháng. Trong vài ngày đầu sau mổ, đừng để xà phòng vào mắt, vì vậy, không nên gội đầu ngay. Có thể tắm phần dưới cổ sau 1 ngày, tắm toàn thân trong bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen sau 1 tuần. Bác ăn uống như bình thường sau mổ, tuy vậy, nên kiêng các đồ ăn quá cứng phải nhai mạnh và nhiều. Không day dụi hoặc gãi mắt. Ban ngày, bác có thể đeo kính râm vừa làm êm dịu mắt, vừa tránh nhiễm bẩn cho mắt.
Không mang vác nặng hay cúi đầu nhiều, bác có thể xem tivi như thường lệ sau vài ngày. Sau 1 tháng, bác có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tập thể thao và quay về công việc bình thường.
Video đang HOT
BS. Xuân Cường
Theo SK&ĐS
5 thói quen hàng ngày mà nhiều người làm lại gây tổn thương không ngờ đến xương
Nếu bạn có những thói quen sau đây thì hãy sửa ngay lập tức, vì nó có thể có hại hơn bạn tưởng!
Ngồi xổm để nhặt rau, giặt quần áo, lau nhà làm đau đầu gối
Nghiên cứu cho thấy, trọng lượng đầu gối phải chịu là 0 khi nằm, khi đứng và đi lại ở đường bằng phẳng bằng 1-2 lần trọng lượng cơ thể, khi chạy bộ là 4 lần còn khi ngồi xổm và quỳ là 8 lần.
Theo nghiên cứu lâm sàng thì tỷ lệ mắc bệnh khớp xương đầu gối ở nữ giới sẽ nhiều hơn cũng liên quan đến nguyên nhân này. Do vậy, cố gắng không nên ngồi xổm hoặc giảm thời gian ngồi xổm, tốt nhất là không quá 20 phút.
Đeo túi xách thời gian dài dễ gây tổn thương cột sống
Những người thường đeo túi xách dễ bị đau vai, thậm chí bị vai cao vai thấp. Bởi vì để dây đeo túi xách không bị trượt mà một bên vai thường nâng cao hơn một chút và dùng lực.
Thói quen này trong thời gian dài cột sống có khả năng sẽ bị vẹo, thậm chí ở nữ giới sẽ khiến cho ngực phát triển không cân xứng.
Uốn người nằm theo kiểu 'cát ưu" dễ gây tổn thương xương cột sống lưng
Nằm theo kiểu "cát ưu" tức là thả lỏng các cơ bắp ở vùng eo và thắt lưng, để đầu dựa vào thành ghế xem tivi, đọc báo, nghịch điện thoại rất thoải mái, do đó có khá nhiều người có thói quen này.
Tuy nhiên mọi người không hề biết thói quen này đang tàn phá xương sống lưng. Bởi vì tư thế nửa nằm nửa ngồi này khiến cho eo không có lực chống đỡ, độ cong ban đầu bị buộc phải thay đổi và lực tác động lên đĩa đệm tăng lên.
Nằm ở tư thế này quá lâu sẽ gây căng cơ, vẹo cột sống và các bệnh khác. Nếu muốn ngồi thoải mái hơn, bạn có thể đổi một tư thế khác, hoặc đơn giản là thêm một chiếc gối ôm vào phía sau eo, để nó chống đỡ thắt lưng.
Nằm sấp ngủ, cúi đầu nghịch điện thoại dễ gây tổn thương đốt sống cổ
Khi bạn cúi đầu nghịch điện thoại trong thời gian dài, lực tác động lên cột sống cổ lớn, từ đó gây ra đau cơ vai và cổ, đau lưng hoặc thoái hoá đốt sống cổ. Không nên cúi thấp đầu nghịch điện thoại quá 15 phút, tốt nhất nên giữ điện thoại ngang bằng hoặc chỉ thấp hơn 1 chút so với đầu.
Ngoài ra, nằm sấp trong lúc ngủ cũng đang phá huỷ đốt sống cổ. Những người hay cúi thấp đầu nên đứng dậy vận động nhiều hơn, có thể dùng hai tay ôm lấy vía sau đầu sau đó ngửa đầu ra sau 4-5 lần, đồng thời mở rộng ngực và nhún vai.
Thói quen vắt chân ảnh hưởng đến xương toàn cơ thể
Khi vắt chân xương chậu sẽ bị nghiêng và eo chịu lực không đều. Nếu thường xuyên vắt chân sẽ tăng trọng lực lên vai, cổ, eo... thời gian dài còn có thể làm tổn thương đốt xương sống, biến dạng cột sống, thậm chí có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Nếu người đã có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm và vẹo cột sống thì tư thế này có thể khiến bệnh càng nặng hơn.
Cột sống của người bình thường có hình chữ S, mà tư thế ngồi vắt chân sẽ khiến eo bị vẹo và lưng gù, thời gian dài sẽ gây đau thắt lưng. Vắt chéo chân cũng có thể tăng nguy cơ bị bệnh viêm xương khớp.
Nguồn: Sohu/Helino
Chơi xong không rửa tay rồi dụi lên mắt, bé gái 2 tuổi phải phẫu thuật mắt khẩn cấp Nữ bác sĩ quen của gia đình đã chia sẻ nguyên nhân có thể là do bé gái đã dụi mắt bằng tay bẩn do không rửa tay trước khi ngủ hay sau khi chơi xong. Vào tháng 10 năm nay, một bé gái người Philippines tên là Peyton (2 tuổi) thức dậy với một mắt trái bị sưng. Ban đầu, mẹ của...