Sau nửa giờ chợp mắt, nam kiến trúc sư hốt hoảng phát hiện bị điếc đột ngột, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân và rất nhiều người cũng đang mắc phải
Nửa tiếng sau, cấp trên muốn cùng anh Tăng bàn bạc công việc nhưng gọi thế nào anh vẫn không tỉnh.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Trần Lượng Vũ, khoa tai mũi họng, bệnh viện Asia University Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nam là anh Tăng hiện đang là kiến trúc sư. Do tính chất công việc ngồi nhiều và ít vận động, anh Tăng thường uống cà phê để duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài.
Một hôm, vào giờ giải lao buổi chiều, anh Tăng quyết định chợp mắt một lát để hồi phục năng lượng. Nửa tiếng sau, cấp trên muốn cùng anh Tăng bàn bạc công việc nhưng gọi thế nào anh vẫn không tỉnh. Chỉ khi cấp trên đến bên cạnh lay dậy thì anh Tăng mới tỉnh giấc, nhưng lúc này, anh Tăng hoảng hốt phát hiện tai phải bị mất thính lực nên đã đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Lượng Vũ giải thích: “Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh điếc đột ngột. Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, tình trạng điếc đột ngột không gây ra thương tổn lâu dài. Tuy nhiên, ở trường hợp bệnh nhân có thói quen ngồi lâu, ít vận động, cộng thêm uống cà phê thay nước lọc sẽ khiến nồng độ máu trở nên đông đặc, gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch máu ở tai và dẫn đến bệnh điếc đột ngột”.
Hiện nay, anh Tăng đã áp dụng một số phương pháp điều trị nhưng tình trạng điếc đột ngột ở tai vẫn không phục hồi, do đó, anh Tăng buộc phải sử dụng máy trợ thính.
Bác sĩ Trần Lượng Vũ khuyến cáo: “Cà phê được xem là một thức uống lợi tiểu, nếu bạn uống một tách cà phê thì bạn phải bổ sung thêm 1 – 2 ly nước, nếu bạn không uống đủ nước sẽ xảy ra tình trạng máu đông đặc, khi đó, cholesterol trong máu quá cao sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến bệnh điếc đột ngột”.
Bác sĩ Trần Lượng Vũ, khoa tai mũi họng, bệnh viện Asia University Hospital
Đặc điểm chung của điếc đột ngột
Điếc đột ngột (tên tiếng Anh là Sudden Hearing Loss) là một tình trạng mất thính giác đột ngột và diễn ra nhanh mà không giải thích được, người bệnh có thể bị điếc một lúc hoặc trong một vài ngày. Điếc đột ngột xảy ra do vấn đề về các cơ quan cảm giác của tai trong. Điếc đột ngột thường chỉ xảy ra ở một tai.
Video đang HOT
Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng, có những người phát hiện ra giảm thính lực đột ngột khi đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như khi sử dụng điện thoại, thậm chí có những trường hợp ngược lại, người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào ngay trước khi thính giác của họ biến mất. Những người bị điếc đột ngột cũng có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng: cảm giác đầy tai, chóng mặt hoặc ù tai..
Đôi khi, những người bị điếc đột ngột không đến gặp bác sĩ vì họ nghĩ rằng mất thính lực là do dị ứng, nhiễm trùng xoang, ráy tai nhiều hoặc các tình trạng thông thường khác. Mặc dù điếc đột ngột có thể tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần, tuy nhiên nếu chẩn đoán và điều trị điếc đột ngột muộn có thể ảnh hưởng kết quả điều trị.
Theo dịch tể học, điếc đột ngột xảy ra với tỷ lệ từ 1 đến 6 người trên 5.000 trường hợp mỗi năm, nhưng trên thực tế có thể cao hơn nhiều vì điếc đột ngột nhiều lúc không được chẩn đoán.
Nguyên nhân gây điếc đột ngột
Có rất nhiều các rối loạn ảnh hưởng đến tai có thể gây ra điếc đột ngột nhưng chỉ có 10% những người được chẩn đoán mắc điếc đột ngột có nguyên nhân có thể xác định được, như:
Nhiễm trùng.
Chấn thương đầu.
Bệnh tự miễn.
Tiếp xúc với một số loại thuốc điều trị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng.
Vấn đề lưu thông máu.
Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng.
Rối loạn tai trong, chẳng hạn như bệnh Ménière.
Bệnh đau lưng tấn công người trẻ nặng nề: 4 hành vi nhỏ bạn đang làm sai gây hậu quả
Ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau khiến cho nhiều người trẻ bị bệnh đau lưng - căn bệnh vốn chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Đây là điều bạn cần điều chỉnh ngay để ngăn ngừa sớm.
Cột sống lưng vùng eo là bộ phận kết nối quan trọng nhất của cơ thể con người, và nếu nó không được duy trì trong một trạng thái đúng cách, sẽ rất dễ bị tổn thương.
Bệnh đau lưng vùng eo rất phổ biến trong cuộc sống, trước đây bệnh phát chủ yếu ở người cao tuổi thì ngày nay, bệnh đã tấn công cả những người trẻ tuổi, nhóm người ngồi nhiều, ít vận động. Bệnh đau cột sống vùng thắt lưng thường bao gồm căng cơ thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa và nhiều chứng đau liên quan khác.
Vậy, trong cuộc sống, làm thế nào để duy trì vùng lưng eo khỏe mạnh?
4 điều nhỏ sau đây có liên quan trực tiếp đến "vấn nạn" đau lưng của nhiều người trẻ. Nếu bạn làm đúng thì eo thắt lưng của bạn mới có thể khỏe mạnh được.
1. Tư thế nằm ngủ phải đúng
Giường của bạn là nơi mà bạn sẽ nằm ngủ suốt đêm. Chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe cột sống lưng của bạn phụ thuộc nhiều vào chất lượng giường ngủ, trong đó, đệm là thành phần rất quan trọng. Hãy chọn một loại đệm tương đối cứng một chút.
Khi ngủ, cột sống được thư giãn, và giường cứng giữ cho cột sống lưng thẳng và đồng thời có thể ngăn ngừa căng thẳng. Trong trường hợp nếu giường quá cứng (ví dụ như giường gỗ, phản, không có đệm), bạn có thể đặt một chiếc chăn trên giường để giảm độ cứng trước khi nằm.
2. Tư thế ngồi phải đúng
Hiện nay do lối sống đã thay đổi, nhiều người phải làm công việc văn phòng nên thời gian ngồi sẽ nhiều hơn bình thường. Ngồi sai tư thế là hành vi rất phổ biến, không muốn nói là xuất hiện ở hầu hết mọi người.
Trong trường hợp này, để bảo vệ cột sống lưng, đặc biệt là vùng eo lưng, bạn nên giữ dáng người ngồi thẳng, giữ thẳng lưng, giữ hai chân 90 độ so với mặt đất và giữ cho cột sống thắt lưng của bạn luôn trong tư thế thẳng đứng.
3. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng lưng
Mùa đông lạnh giá, mùa hè ngồi trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp cũng là nguyên nhân gây ra đau lưng.
Việc đảm bảo ổn định nhiệt độ cho cơ thể vốn là điều đặc biệt quan trọng liên quan tới chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên cho đến nay thì nhiều người vẫn chưa thật sự chú ý tới, hoặc có thực hiện nhưng chưa triệt để.
Dưới góc nhìn của Đông y thì việc đảm bảo giữ ấm cơ thể, duy trì nhiệt độ ổn định sẽ giúp cho cơ thể duy trì tốt các chức năng hoạt động bình thường.
Do đó, lời khuyên dành cho bạn là hãy bảo vệ cơ thể của bạn khỏi lạnh, tránh tối đa để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra, thời tiết lạnh giá thì nên mặc ấm hơn, quàng khăn ở vùng lưng eo thì càng tốt.
4. Hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khỏe vùng lưng
Không thường xuyên tập thể dục cũng là yếu tố khiến cho lưng bị đau mỏi, lâu dần sinh bệnh. Đối với những người đã ngồi lâu và đứng trong một thời gian dài, cần phải vận động và thực hiện các bài tập di chuyển cho vùng thắt lưng đúng cách.
Đây cũng là việc bạn nên làm hàng ngày nếu công việc của bạn phải đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Tập thể dục có thể giúp làm giảm căng thẳng của cơ thắt lưng, từ đó làm khỏe vùng lưng, giảm các triệu chứng bệnh đau thắt lưng có thể phát sinh.
Lối sống lành mạnh giúp giảm đến 40% nguy cơ mất trí nhớ ây là khẳng định mà 28 chuyên gia hàng đầu thế giới về chứng mất trí nhớ vừa đưa ra trên Tạp chí y khoa The Lancet, sau khi nhận diện 12 yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh này. Ảnh: Glbnews.com Cụ thể, nhóm chuyên gia cho biết một trong những yếu tố nguy cơ có thể sớm...