Sau nới lỏng giãn cách xã hội, người dân tá hỏa vì tiền nước máy tăng gấp nhiều lần
Hai hôm nay, người dân ở xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai bức xúc khi giá nước máy tăng đột biến, có nhà tăng từ 4-5 lần so với tiền nước các tháng trước đây.
Nhiều hộ dân phản ánh hóa đơn nước tăng đột biến – Ảnh: B.A.
Ông H.H.M. (ngụ ấp 3, xã Xuân Hòa) cho biết sáng nay 5-10, nhân viên ghi chỉ số vào gặp ông báo tiền nước tháng rồi hơn 600.000 đồng. Ông M. hốt hoảng hỏi lại thì nhân viên này nói do mấy tháng trước nhân viên không ghi chỉ số được nên thu tiền theo mức bình quân 1 tháng. Đến nay nhân viên ghi được nên lũy tiến tháng này tăng lên.
Khi ông M. không đồng ý, nhân viên tính toán rồi giảm xuống còn hơn 300.000 đồng. Tuy nhiên, ông H. cho rằng mức này vẫn cao hơn so với giá nước các tháng trước đây (hơn 100.000 đồng/ tháng).
Tương tự, chị C.T. (ngụ xã Xuân Hòa) cho biết mấy tháng trước nhân viên không ghi chỉ số, nay dồn nhiều tháng khiến chỉ số tăng cao. Trong khi chỉ số càng cao thì mức tính giá nước cũng tăng lên, khiến tổng tiền nước tháng này phải đóng tăng “đột biến” so với trước đây.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Vũ Tuấn Lê – giám đốc Chi nhánh cấp nước Xuân Lộc – cho biết trong 3 tháng (7, 8, và 9) do dịch giã, chủ trương chung của Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai không tổ chức đi ghi chỉ số trực tiếp, mà lấy chỉ số các tháng trước làm cơ sở “khoán” cho bà con.
Video đang HOT
Về nguyên nhân, theo ông Lê, do chỉ số tháng trước làm cơ sở để “khoán” thấp nhưng thực tế người dân sử dụng cao hơn. Do đó, giá nước một số hộ có thể tăng đột biến.
Cũng theo ông Lê, khi người dân có phản ánh, ông đã giải thích với người dân tình hình chung phải “khoán” nên không thể tránh sai lệch chỉ số. Trong tháng 10, Xuân Lộc được đánh giá là “vùng xanh” nên người dân được đi lại. Đơn vị cho nhân viên đi ghi chỉ số, căn cứ số thực tế trên đồng hồ sẽ tính lại cho người dân.
Mặt khác, ông Lê thừa nhận có trường hợp dồn chỉ số vào mức giá mét khối cao hơn gây thiệt thòi cho khách hàng. “Đơn vị đã báo cáo phản ánh của người dân về Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai để công ty tổng hợp, tính toán lại giá phù hợp cho bà con” – ông Lê nói.
29.000 ôtô chưa đăng kiểm do giãn cách: Lùi ngày xử phạt cho dân nhờ
Những ngày qua, người dân đi kiểm định ôtô ở các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM thường xuyên gặp tình trạng ùn ứ.
Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm ở TP.HCM - Ảnh: CÔNG TRUNG
Anh Nguyễn Đức Nhật cho biết anh mang xe đi đăng kiểm ở một trung tâm đăng kiểm tại TP Thủ Đức. Tuy nhiên, lượng xe quá đông, chủ xe xếp hàng dài chờ đợi hơn hai giờ vẫn phải ra về vì trạm quá tải.
"Tôi được biết ở TP.HCM hiện tại có hàng chục nghìn ôtô quá hạn đăng kiểm do giãn cách xã hội. Trong khi đó, từ ngày 10-10 xe quá hạn đăng kiểm đi lại trên đường có thể bị lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt. Tôi cho rằng sẽ không kịp xử lý hồ sơ hết cho toàn bộ xe nói trên, dẫn đến việc người dân bị phạt tiền oan ức" - anh Nhật nói.
Theo ông Trần Văn Chủ - giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-03V, sau giãn cách số ôtô quá hạn đăng kiểm dồn ứ. Người dân đều có tâm lý mong muốn được đăng kiểm để sớm hoạt động, đi làm bình thường dẫn tới chuyện ùn ứ tại các trung tâm.
Để giải quyết tình trạng này, các trung tâm đăng kiểm lên phương án hoạt động tối đa công suất, làm việc xuyên suốt thứ bảy, chủ nhật để kịp giải quyết nhu cầu người dân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ , đại diện một số trung tâm đăng kiểm thừa nhận khó giải quyết hết 29.000 xe quá hạn đăng kiểm trước 10-10 như Sở GTVT TP đề xuất trước đó. Do vậy, các trung tâm này sẽ có kiến nghị tiếp tục lùi thời hạn xử phạt quá hạn đăng kiểm ôtô.
Đề xuất này cần được thực hiện để tránh tình trạng người dân tập trung ở các trung tâm, người dân cũng không cần quá lo lắng khi đem xe đi đăng kiểm sau dịch.
Trước đó, ông Bùi Hòa An - phó giám đốc Sở GTVT TP - cho biết đơn vị này có văn bản gửi Công an TP.HCM đề nghị không xử phạt vi phạm hành chính đối với xe hết hạn đăng kiểm trong thời gian giãn cách xã hội cho đến ngày 10-10.
Chủ xe đi đăng kiểm phải đảm bảo quy tắc phòng dịch, không được phép chở người.
Từ 4-10, người dân ở TP.HCM đổi bằng lái xe như thế nào?
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã ra thông báo hướng dẫn người dân về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại bằng lái xe theo hai giai đoạn từ ngày 4 đến 30-10 và từ tháng 11 trở đi.
Trong đó, giai đoạn từ ngày 4 đến 30-10, bằng lái ôtô các hạng do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ đăng ký hồ sơ trực tuyến tại website: http://gplx-dichvucong.hochiminhcity.gov.vn và http://dichvucong.gov.vn hoặc đăng ký trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đối với các thủ tục cấp đổi bằng lái môtô (A1, A2, A3) do ngành giao thông vận tải cấp, cấp lại bằng lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn hạn sử dụng, cấp lại giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng (phải sát hạch lại) sẽ đăng ký qua tổng đài (028)1081.
Giai đoạn từ ngày 1-11 trở đi, hồ sơ đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp và thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế sẽ nhận tại Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe, đồng thời khuyến khích trả hồ sơ tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đối với các hồ sơ đã thực hiện trước khi ngưng thực hiện thủ tục hành chính do giãn cách xã hội, Sở Giao thông vận tải TP tiếp tục tạm ngừng trả kết quả trực tiếp cho đến khi có chỉ đạo mới về phòng chống dịch COVID-19 của trung ương và TP.
TP.HCM đã tiêm 11,3 triệu liều vắc xin, hơn 60% người được tiêm mũi 2 Trong ngày thứ 3 nới lỏng giãn cách xã hội (ngày 3-10), TP.HCM đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 283.458 người, nâng tổng số liều đã tiêm từ đợt 1 đến nay hơn 11,3 triệu liều. Trong số này có hơn 4,3 triệu người tiêm mũi 2, chiếm 60,6%. Tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI...