Sau năng lượng mặt trời, đến thời “chạy đua” điện áp mái?
Không chỉ khu công nghiệp, từ siêu thị đến các nhà phát triển bất động sản quy mô lớn cũng bắt đầu xây dựng chiến lược điện áp mái tại các dự án thương mại mới.
Ngành điện mặt trời sau cú bùng nổ giai đoạn 2018-2019 đến nay đang chờ cơ chế giá mới. Bộ Công Thương (MOIT) cũng đã công bố Quyết định 9608/BCT ban hành ngày 16/12/2019 dừng cấp phép các dự án năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, tình trạng thừa cung ở Ninh Thuận/Bình Thuận, cũng như quá tải đường dây truyền tải điện dẫn đến việc phải hạn chế công suất của các đơn vị mới. Theo EVN, các đường dây truyền tải điện trong nước đã quá tải đáng kể vào tháng 6/2019 khi công suất điện mặt trời tăng đột biến từ tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (tăng khoảng 5.000 MW, trong đó hơn 2.000 MW từ Bình Thuận và Ninh Thuận).
Đến thời của điện áp mái
Mặt khác, cuối năm 2019 Bộ Công thương dù có đề xuất giảm giá mua điện mặt trời áp mái còn 1.916 đồng (khoảng 8,38 cent) từ mức cũ là 9,35 cent/kWh; ngược lại thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài hơn so với 9,35 cent/kWh như đã áp dụng trước 30/6/2019. Mức giá vẫn còn ưu đãi trong khi thời gian hoàn vốn kéo dài khiến điện áp mái tăng trưởng mạnh mẽ dù năng lượng mặt trời giảm nhiệt.
Video đang HOT
Đặc biệt, công nghệ pin mặt trời đã có những cải tiến, giúp tăng hiệu suất của các tấm pin trên cùng một diện tích, giá thành thấp hơn đang hấp dẫn đang thúc đẩy điện áp mái gia tăng kể từ giữa năm ngoái, không chỉ tại doanh nghiệp quy mô lớn (khu công nghiệp, khu chế xuất, siêu thị…) mà ở hộ kinh doanh nhỏ lẻ, gia đình.
Vốn tín dụng cũng có nhiều ưu đãi cho mảng đầu tư này. Thậm chí, liên quan đến dòng vốn, nếu 2 năm trước khó khăn lớn của điện mặt trời áp mái là thời gian hoàn vốn ước tính phải đến 10-12 năm; thì đến nay con số trên đã được tiết giảm đáng kể về chỉ còn 5-7 năm, chia sẻ bởi người trong cuộc cho hay.
Cuộc đua mới không chỉ của doanh nghiệp trong ngành mà cả quỹ đầu tư
Ghi nhận, hơn 1.000 nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại Tp.HCM mới đây đã ký kết hợp tác phát triển điện mặt trời áp mái với đơn vị BCG Energy. Thông qua đó, Hiệp hội DN KCN Tp.HCM (HBA) dự kiến giai đoạn 2020-2024 sẽ phát triển ít nhất 300MWp điện, mục tiêu tổng công suất lên đến 1.000MWp điện mặt trời áp mái trên hơn 1.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội, giảm thiểu 23 triệu tấn CO2 nhằm giảm áp lực ô nhiễm môi trường.
Trung tuần tháng 3/2020, SkyX Solar và Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, SGT) cũng vừa ký kết thỏa thuận liên doanh để xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp thuộc Saigontel và các bên liên kết. Trước mắt, 2 bên sẽ tập trung phát triển và vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái với hơn 50MW công suất tại 10 khu công nghiệp, trong đó có 6 khu công nghiệp nằm ở miền Trung và miền Nam, nơi có mức độ bức xạ cao nhất.
Được biết, SkyX Solar – thành viên của VinaCapiatl – là cổ đông lớn và chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển các dự án của liên doanh. Từ năm 2019, VinaCapital đã mở rộng hoạt động sang đầu tư vào ngành năng lượng – tập trung vào năng lượng tái tạo.
Không chỉ khu công nghiệp, từ siêu thị đến các nhà phát triển bất động sản quy mô lớn cũng bắt đầu xây dựng chiến lược điện áp mái tại các dự án thương mại mới.
Mới đây, Tập đoàn Novaland đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với TTC Energy để phát triển và ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh dựa trên nền tảng năng lượng mặt trời cho các tiện ích công cộng và khu Smart Town dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City. Trước đó đơn vị này đã từng hợp tác triển khai cho khu đô thị Jamona City với công suất 241,92 kWp, sản lượng điện tạo ra là 350.169 kWh/năm, góp phần giảm thải 231,53 tấn CO2/năm; khu đô thị Jamona Golden Silk với công suất 241,84 kWp, sản lượng điện tạo ra là 350.860 kWh/năm, góp phần giảm thải 232 tấn CO2/năm…
Có thể nói, TTC Energy là tay chơi khá ‘máu mặt’ trong cuộc đua điện áp mái. Thống kê đến nay, TTC Energy đã hợp tác đầu tư điện áp mái cho hơn 20 siêu thị và trung tâm thương mại Sense City của Saigon Co.op với tổng công suất dự kiến khoảng 6.000 kWp; Siêu thị Giga Mall Phạm Văn Đồng với 638.86 kWp; hệ thống cụm rạp chiếu phim Galaxy với 460.80 kWp; khu du lịch Đầm Sen với 466.56 kWp; KCN Tân Thuận với 620.73 kWp; Tổng Công ty may Việt Tiến với 417.82 kWp…
Nhìn chung, mặc dù có nhiều lợi ích song những năm trước đây vẫn chưa có nhiều khu công nghiệp sản xuất sử dụng năng lượng áp mái, nguyên nhân do lợi nhuận không lớn nhưng vốn đầu tư lại cao. Theo đó, nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu áp lực tài chính cho doanh nghiệp được đưa ra như hỗ trợ vốn ban đầu, liên kết cùng làm hoặc cho thuê mái nhà được đưa ra, năng lượng áp mái theo giới quan sát sẽ là động lực phát triển và đổi mới, không chỉ giảm thiểu đáng kể lượng khí thải CO2 mà còn hỗ trợ giảm áp lực thiếu hụt điện trên toàn quốc những năm tới.
Theo Trí thức trẻ
Việt Nam dẫn đầu khu vực về điện năng lượng mặt trời
Đông Nam Á đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác năng lượng mặt trời (NLMT) trong những năm tới vì chi phí sản xuất hợp lý hơn so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt.
Dự kiến nhu cầu năng lượng tăng gấp đôi vào năm 2040, khu vực này đang mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển muốn đáp ứng tiêu chí giá cả phải chăng song song với công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Theo Công ty Tư vấn năng lượng Wood Mackenzie (Anh), năng suất NLMT của Đông Nam Á có thể sẽ tăng gần gấp 3, lên mức 35,8 GW vào năm 2024 so với ước tính 12,6 GW trong năm nay. Ông Rishab Shrestha, nhà phân tích năng lượng và năng lượng tái tạo của Wood Mackenzie, cho biết Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về năng lượng tái tạo này với công suất tích lũy 5,5 GW trong năm nay, tương đương 44% tổng công suất trong khu vực. Con số này năm ngoái vào khoảng 134 MW.
Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về điện năng lượng mặt trời, chiếm 44% tổng công suất ở Đông Nam Á. Ảnh: REUTERS
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư thêm vào ngành điện, ông Shrestha cho rằng các dự án điện mặt trời ở Việt Nam mọc lên nhiều và nhanh trong thời gian qua đã khiến công suất vượt quá 18% tổng lưới điện. Công suất phê duyệt cho các nhà máy năng lượng tái tạo này ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận lên tới 5 GW, nhiều gấp 2 lần công suất sử dụng lưới điện.
Theo hãng tin Reuters, một trong những tín hiệu đáng khích lệ cho ngành NLMT ở khu vực là phiên đấu thầu gần đây về một dự án NLMT công suất 500 MW ở Malaysia, trong đó giá của 365 MW điện tái tạo được trả thấp hơn so với mức giá điện khí trung bình của cả nước. Malaysia đặt mục tiêu tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện từ 6% hiện nay lên 20% vào năm 2025 với phần lớn là NLMT. Nước này cũng có kế hoạch mở ít nhất một phiên đấu thầu dự án điện sạch 500 MW khác trong quý II/2020.
Singapore cũng có mục tiêu đạt ít nhất 2 GW công suất điện mặt trời vào năm 2030 hoặc đáp ứng hơn 10% nhu cầu điện cao điểm hiện nay, hướng đến mục tiêu thay thế năng lượng sản xuất từ khí đốt tự nhiên với sản lượng hiện chiếm 95%.
Theo Xuân Mai/Người lao động
Thủy điện Gia Lai tăng vốn gấp rưỡi, dồn lực cho điện mặt trời áp mái Thủy điện Gia Lai, một mắt xích trong mảng năng lượng của "nhà" Thành Thành Công dự kiến sẽ tăng mạnh vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán là 25.000 đồng/cp, gấp 2,5 lần mệnh giá nhưng vẫn thấp hơn thị giá hiện tại. Phần lớn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu sẽ...