Sau năm lỗ 1 tỉ USD, ZTE âm thầm đầu tư cho 5G
ZTE im hơi lặng tiếng sau vụ lùm xùm bị Mỹ phạt năm ngoái. Giữa tuần này, ZTE báo cáo rằng năm 2018 hãng lỗ đến 6,98 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1 tỉ USD, lớn nhất từ trước đến nay.
Ảnh: Reuters
Theo South China Morning Post, Mỹ từng xử phạt ZTE, cấm doanh nghiệp công nghệ nước nhà làm ăn với hãng trong năm qua. Biện pháp từ Mỹ khiến 2018 trở thành năm mà ZTE suýt bị đưa đến bờ vực sụp đổ.
Ở đỉnh điểm sóng gió, ZTE đẩy mạnh đầu tư cho việc xây dựng các trung tâm đánh giá an ninh giống như trung tâm mà Huawei vận hành dưới sự giám sát của chính phủ Anh. ZTE dự kiến có ba trung tâm tương tự đi vào hoạt động tại Trung Quốc, Ý và Bỉ trong năm nay. Xây dựng các trung tâm này, ZTE kỳ vọng giúp các nhà khai thác mạng viễn thông và chính phủ yên tâm hơn về tính toàn vẹn và an ninh của thiết bị 5G do hãng sản xuất.
“ZTE khá im lặng về tham vọng 5G dù làm việc chăm chỉ để phát triển giải pháp cho mảng này. ZTE có thể thành công ở chỗ mà Huawei không thể vì hãng đứng ngoài sự chú ý của truyền thông”, chuyên gia Paul Haswell của hãng luật quốc tế Pinsent Masons cho hay.
ZTE và Huawei Technologies là hai cái tên đại diện cho tham vọng 5G Trung Quốc. Công nghệ này được giới thiệu là có tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn, giảm độ trễ, tiết kiệm năng lượng, hạ chi phí, dung lượng hệ thống cao hơn với số thiết bị được kết nối nhiều hơn so với các hệ thống mạng di động trước đây. Nếu dữ liệu lớn là dầu thô mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số thì 5G là đường ống dẫn nó.
Dù ZTE không bị Mỹ chỉ đích danh trong chiến dịch chống hàng 5G của Trung Quốc song việc Huawei, hãng sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, bị nêu tên cũng phần nào ám chỉ ZTE, nhà cung ứng thiết bị viễn thông lớn thứ tư thế giới. Khi phải tạm dừng hầu hết hoạt động vì bị Mỹ phạt năm ngoái, ZTE mất khoảng 3,1 tỉ USD. Công ty còn phải đóng phạt 1,4 tỉ USD vào tháng 9.2018 theo một phần thỏa thuận dàn xếp để dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu từ Mỹ.
Tính đến hết tháng 2, ZTE có sáu hợp đồng thương mại 5G bên cạnh nhiều hợp đồng cung ứng lớn với China Mobile, China Unicom và China Telecom. Huawei thì có đến 25 hợp đồng 5G, trong khi Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển lần lượt có 22 và 10 hợp đồng 5G. ZTE đã và đang hợp tác với khoảng 30 nhà mạng viễn thông toàn cầu để nghiên cứu, phát triển, theo CEO ZTE Xu Ziyang. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước đang dẫn đầu cuộc đua ra mắt dịch vụ di động 5G thương mại, dự kiến sẽ thúc đẩy nhiều ứng dụng công nghiệp qua internet hơn.
Tại Trung Quốc, chi tiêu vốn 5G được ước tính vào khoảng 900 đến 1.500 tỉ nhân dân tệ trong 5 năm từ 2020 đến 2025. Cơ sở hạ tầng 5G tại đây sẽ được dẫn dắt bởi các nhà khai thác mạng viễn thông như China Mobile, China Unicom và China Telecom. Với ZTE, thị phần thiết bị mạng của hãng tại Đại lục là từ 25-30%, thấp hơn mức 40-45% của Huawei, theo ước tính từ Jefferies. Huawei cũng nắm tầm 40% thị phần tại châu Âu.
Giới chuyên gia đánh giá ZTE khó lòng có bước đột phá ở châu Âu vì doanh nghiệp bị xem là có rủi ro cao hơn trong mắt các nhà khai thác châu Âu sau vụ bị Mỹ phạt năm 2018. Thêm vào đó, các nhà cung ứng châu Âu cũng ít có động lực chuyển đổi nhà cung ứng thiết bị 5G để tránh vấn đề không tương thích. Vì thế, ZTE còn một cửa là tăng thị phần tại Trung Quốc, và bắt kịp Huawei trong việc sở hữu bằng sáng chế chuẩn 5G.
Theo thanh niên
Anh không ngại dùng thiết bị 5G của Huawei
Chính phủ Anh cho rằng họ có thể giảm bớt rủi ro phát sinh từ việc sử dụng hàng của hãng Huawei Technologies trong mạng lưới 5G.
Ảnh: AFP
Theo Financial Times, kết luận mà Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia Anh (NCSC) đưa ra sẽ có sức nặng lớn với giới lãnh đạo châu Âu.
Nguồn thạo tin cho biết: "Các nước khác có thể lập luận rằng nếu người Anh tự tin giảm thiểu được các mối đe dọa an ninh quốc gia, thì họ cũng có thể trấn an công chúng và chính quyền Mỹ rằng họ thận trọng trong việc tiếp tục cho phép các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông dùng hàng của hãng Trung Quốc, miễn là họ thực hiện các biện pháp do Anh khuyến nghị".
Huawei cùng một hãng thiết bị mạng Trung Quốc khác là ZTE bị Mỹ cáo buộc nghe theo lệnh từ chính phủ Trung Quốc. Chính quyền Mỹ cho rằng thiết bị của Huawei, ZTE có thể được dùng để do thám dân Mỹ. Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Hồi đầu tháng, giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài của Anh cho biết Anh nên tránh phụ thuộc vào nhà cung ứng thiết bị độc quyền khi triển khai mạng di động 5G. Khi đó, sếp tình báo chưa có câu trả lời cho lo ngại về việc dùng hàng Huawei.
Huawei chưa trả lời yêu cầu bình luận từ báo giới. Dù không trực tiếp bình luận về bài báo trên Financial Times, NCSC nhắc lại nhiều lo ngại trước đó về khả năng kỹ thuật và bảo mật của Huawei.
"Như chúng tôi đã làm rõ trong Hội đồng Đánh giá An ninh Mạng Huawei vào tháng 7, NCSC có nhiều lo ngại về khả năng an ninh và kỹ thuật của Huawei. Chúng tôi đề xuất nhiều cải tiến mà chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ thực hiện. Báo cáo Thường niên HCSEC sẽ được đăng tải trong tương lai gần", NCSC cho hay.
Theo Thanh Niên
Tên gọi Huawei, Baidu, ZTE có nghĩa là gì? Bất chấp tham vọng vươn ra toàn cầu của Trung Quốc, không ít công ty và dự án quan trọng nhất của họ vẫn được đặt tên theo tiếng Trung Quốc và phiên âm theo Hán ngữ. Nếu tương lai thực sự giống như những gì các kỹ sư Trung Quốc mong ước, hàng hóa sẽ được vận chuyển tới trước cửa nhà...