Sau “nấm đen”, Ấn Độ báo động nguy cơ nhiễm “nấm trắng” ở bệnh nhân COVID-19
Sau cảnh báo về tình trạng nhiễm nấm đen, các chuyên gia y tế Ấn Độ cũng đang báo động về nguy cơ các bệnh nhân COVID-19 có thể nhiễm nấm trắng.
Nấm trắng được cho là có nguy cơ gây tử vong cao hơn nấm đen. Đã xuất hiện các trường hợp liên quan đến nhiễm nấm trắng ở các bang Patna, Bihar và nhiều trường hợp khác có thể chưa được chẩn đoán trong giai đoạn này.
Theo những gì được biết cho đến nay, nhiễm trùng nấm trắng có thể nặng hơn, gây ra nhiều triệu chứng hơn. Tuy nhiên không giống như những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng có thể nhìn thấy được như hình thành vảy đen, sưng một bên mặt, bệnh nhân nhiễm trùng nấm trắng chỉ có thể phát hiện được bằng cách tiến hành scan ngực giống Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao.
Nấm trắng là gì và lây sang người như thế nào?
Nhiễm trùng nấm trắng và đen đều do nấm mốc, được gọi là ‘mucormycetes’ có trong môi trường. Mặc dù bệnh không lây, nhưng một người có thể dễ dàng hít phải nấm mốc, sau đó nấm mốc lan rộng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể và gây ra các biến chứng. Điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân COVID-19 đang trong giai đoạn suy giảm miễn dịch có thể bị nhiễm trùng nếu họ tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có chứa các loại nấm mốc này, chẳng hạn như nước và các môi trường mất vệ sinh khác.
Video đang HOT
Mặc dù nhiễm nấm đen nguy hiểm, nhưng điều làm cho nhiễm nấm trắng thậm chí còn gây chết người hơn là do cách thức lây lan và gây tổn thương sâu sắc đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Nó có khả năng ảnh hưởng đến não, cơ quan hô hấp, đường tiêu hóa, thận, móng tay hoặc thậm chí cả vùng kín…
Nhóm có nguy cơ?
Giống như nhiều bệnh nhiễm trùng khác, nhiễm trùng nấm trắng tác động đến sức khỏe nghiêm trọng ở những người có ngưỡng miễn dịch thấp. Vì vậy, một người có khả năng miễn dịch thấp, hoặc mắc các bệnh đi kèm khác hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm nấm trắng. Những người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư và các bệnh đi kèm khác, đòi hỏi sử dụng steroid liên tục cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng.Một số báo cáo cũng dẫn chứng rằng phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm ca hơn.
Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng giống như nấm đen, nấm trắng cũng có thể lây lan khi một người tiếp xúc với các bề mặt không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân được hỗ trợ oxy kéo dài, trong đó nguồn nước có thể bị ô nhiễm cũng có thể là nguồn lây truyền. Đó cũng là lý do tại sao các bác sĩ nhận thấy sự gia tăng các trường hợp nấm trắng được báo cáo trong số các bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Ví dụ, việc sử dụng nước máy/nước chưa lọc trong máy tạo ẩm/ bình oxy có thể khiến bệnh nhân dễ mắc các triệu chứng nấm trắng. Đây cũng là một trong những lý do khiến công tác vệ sinh môi trường cần được đặc biệt chú trọng vào thời điểm như hiện nay.
Các triệu chứng và khác gì so với nấm đen?
Nhiều trường hợp những người nhiễm nấm trắng đều có các triệu chứng hô hấp tương tự như COVID-19, nhưng cuối cùng kết quả xét nghiệm âm tính với virus. Các ý kiến chuyên gia cho rằng, chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính ngực có thể dự đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh và các cơ quan quan trọng của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào. Triệu chứng của bệnh cũng có thể biểu hiện tương tự như nhiễm nấm đen trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, khi nấm lan đến phổi sẽ thấy các triệu chứng phức tạp hơn.
Các biến chứng hô hấp có thể gặp
Mặc dù chưa có đủ thông tin về vấn đề này, hầu hết các bác sĩ cho rằng nấm trắng có thể ảnh hưởng đến ngực và phổi. Do đó một người nhiễm nấm trắng có thể gặp các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm khác, chẳng hạn như sưng tấy, nhiễm trùng, đau đầu dai dẳng và đau cơ thể
Phương pháp điều trị
Các báo cáo cho thấy hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc nấm trắng đang được điều trị bằng thuốc chống nấm và hồi phục tốt. Do đó, phương pháp điều trị duy nhất được biết đến bao gồm thuốc trị nấm./.
Chất tẩy và thuốc sát trùng có thể là thủ phạm gây 'bệnh lạ' tại Ấn Độ
Các chuyên gia đã tìm thấy hàm lượng chì và nickel cao bất thường trong mẫu máu của những người bị ốm.
Việc lạm dụng chất tẩy và thuốc sát trùng trong quá trình phòng chống dịch Covid-19 đã gây ô nhiễm nguồn nước, trở thành tác nhân trực tiếp khiến hơn 550 người tại thị trấn Eluru, bang Andhra Pradesh Ấn Độ phát bệnh, trong đó 1 người đã tử vong.
Đây là giả thiết ban đầu mà các chuyên gia của Viện Khoa học Y tế toàn Ấn (AIIMS) đưa ra để lý giải về các ca bệnh bí ẩn xuất hiện tại khu vực Đông Nam nước này trong những ngày qua. Các chuyên gia đã tìm thấy hàm lượng chì và nickel cao bất thường trong mẫu máu của những người bị ốm.
Thủ hiến bang Andhra Pradesh Jaganmohan Reddy thăm các bệnh nhân nhiễm bệnh lạ tại bệnh viện (ANI)
Một nhóm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ Tổ chức Y tế Thế giới, Viện Khoa học Y tế toàn Ấn (AIIMS), Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Sinh học Tế bào & Phân tử và Viện Công nghệ Hóa học Ấn Độ khuyến cáo chính quyền địa phương nên tập trung vào việc điều tra nguồn nước ô nhiễm.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ hiến bang Andhra Pradesh lại cho rằng, việc xuất hiện nguyên tố chì và niken cao quá mức trong cơ thể người bệnh đã gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt... Tình trạng này có thể do nguồn nước nhiễm thuốc trừ sâu nặng từ trước đó.
Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ cũng đã lấy mẫu thực phẩm, nước, sữa, nước tiểu và máu của các gia đình bị ốm để xét nghiệm tìm nguyên nhân./.
Siêu âm phát hiện giun lớn dị thường ngọ nguậy trong dạ dày chàng trai Một chàng trai trẻ ở Ấn Độ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Khi siêu âm, các bác sĩ đã sửng sốt khi phát hiện con giun ký sinh lớn dị thường đang quằn quại trong dạ dày bệnh nhân. Bác sĩ siêu âm và phát hiện con giun đũa lớn đang ngọ nguậy trong dạ dày bệnh nhân -...