Sau “Mục tiêu Thiên niên kỷ” sẽ không còn tên gọi nào nữa!
Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo cuối cùng trên cương vị Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông John Ashe cho biết, trong nhiệm kỳ của ông, Đại hội đồng đã tạo ra được những công cụ các nước thành viên cần để lên chương trình phát triển sau 2015.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 68 John Ashe tại cuộc họp báo ngày 15/9 tại trụ sở LHQ (ảnh: Tuấn Anh)
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ) sở dĩ có được cái tên hay và ấn tượng như vậy, là vì nó được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra vào năm 2000, năm khởi đầu của thiên niên kỷ này. Đây thực chất là 8 mục tiêu mà các quốc gia thành viên nhất trí phấn đấu đạt được vào thời điểm kết thúc năm 2015.
Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi rằng sau 2015 là gì, thì có thể nói LHQ đã đơn giản hóa tới mức… buồn tẻ. Không còn một cái tên mỹ miều hay ấn tượng nào cho mục tiêu của 15 năm tiếp theo nữa. Mà những gì đến sau 2015 chỉ đơn giản được gọi là… chương trình phát triển sau 2015!
Tại cuộc họp báo do ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 68, chủ trì hôm 15/9, cũng là ngày cuối cùng ông nắm giữ cương vị này, trước khi Đại hội đồng khóa 69 khai mạc ngày 16/9, một số phóng viên đã thắc mắc, liệu LHQ có thể đưa ra một cái tên nào hay hơn “Chương trình phát triển sau 2015″ hay không, vì cái tên này quả thực quá thiếu hấp dẫn với công chúng.
Ông John Ashe cho biết, thực chất không có tên gọi chính thức nào, mà chỉ có nhiệm vụ đặt ra cho chương trình sau 2015, trong đó cốt lõi của nó sẽ là các mục tiêu. Hiện chưa thể nói trước cuối cùng sẽ có những mục tiêu nào, nhưng chắc chắn sẽ bao gồm những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Video đang HOT
Kết thúc nhiệm kỳ của mình, ông John bày tỏ sự biết ơn tới các nước thành viên, đã nỗ lực trong suốt 1 năm qua để cùng nhau tạo tiền đề cho việc đề ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình sau 2015.
Trong khóa 68, Đại hội đồng LHQ đã ra được khoảng 300 nghị quyết và khoảng 80 quyết định về nhiều vấn đề quan trọng như giải trừ vũ khí hạt nhân, tài chính cho phát triển, sự sử dụng hòa bình không gian ngoài trái đất, an toàn cho các nhà báo, và ngân sách cho các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Ông John bày tỏ kỳ vọng, Đại hội đồng khóa 69 sẽ là cơ hội phát huy những thành tựu đã đạt được của khóa trước, và tạo ra những đột phá mới để chương trình phát triển sau 2015 thực sự đem lại hiệu quả và giá trị cho toàn thế giới.
Tuấn Anh ( từ New York)
Theo Dantri
Thủ tướng Thụy Điển tuyên bố từ chức sau khi thất cử
Ngày 14/9, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt đã chính thức lên tiếng thừa nhận thất bại trong cuộc tổng tuyển cử cùng ngày tại nước này, khép lại 8 năm cầm quyền. Đảng Dân chủ xã hội đã giành chiến thắng nhưng sẽ phải thành lập chính phủ liên minh.
Phát biểu trước những người ủng hộ tại Stockholm, Thủ tướng Fredrik Reinfeldt thừa nhận: "Chúng ta đã không thành công", và cho biết thêm ông sẽ đệ đơn từ chức trong ngày 15/9 khỏi vị trí lãnh đạo đảng trung dung.
Đảng của thủ tướng Fredrik Reinfeldt đã thất cử
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng Dân chủ xã hội đối lập của ứng viên Stefan Lofven đã về nhất với 43,7% phiếu thuận, cao hơn mức 39,3% dành cho đảng trung dung của ông Fredrik Reinfeldt. Đảng cực hữu Dân chủ Thụy Điển đã giành được 13% phiếu bầu.
Ông Lofven khẳng định Thụy Điển cần "một hướng đi mới", và đã phải đối diện với những thách thức sau 8 năm được lãnh đạo bởi liên minh trung hữu.
"Chúng ta đang trong tình thế nghiêm trọng. Chúng ta có hàng nghìn người thất nghiệp. Kết quả đào tạo tại các trường học đang sụt giảm nhanh hơn bất kỳ quốc gia thành viên OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) nào khác", Lofven nói.
Kể từ khi lên cầm quyền năm 2006, chính phủ của ông Reinfeldt đã cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, loại bỏ thuế đánh vào tài sản và giảm phúc lợi xã hội.
Một số công ty quốc doanh cũng được cổ phần hóa, bao gồm nhà sản xuất nhãn rượu Absolut vodka.
Ông Stefan Lofven khẳng định đảng Dân chủ xã hội sẽ không liên minh với phe cánh hữu
Kết quả trên cho thấy chính trường Thụy Điển đang trở lại tình trạng quen thuộc trước đây. Đảng Dân chủ xã hội kể từ khi lần đầu lên nắm quyền năm 1920 hiếm khi phải ở vị trí của đảng đối lập trong thời gian dài.
Với hơn 99% số phiếu đã được kiểm, các đảng Dân chủ xã hội, đảng xanh và các đảng cánh tả dự kiến sẽ giành được khoảng 159 trong tổng số 349 ghế tại nghị viện, chưa đủ để chiếm đa số ghế.
Ông Lofven khẳng định với những người ủng hộ tại Stockholm rằng ông đang tìm kiếm khả năng thành lập một chính phủ, nhưng sẽ không bắt tay với đảng Dân chủ Thụy Điển theo đường lối cực hữu.
Đảng Dân chủ Thụy Điển với tư tưởng bài ngoại, chống nhập cư dự kiến sẽ trở thành đảng lớn thứ 3 tại nước này. Theo các phóng viên, đảng này có thể sẽ là yếu tố quyết định cán cân quyền lực trên chính trường Thụy Điển.
Dù vậy ông Lofven nhấn mạnh sẽ không liên minh với đảng cực hữu. "Chúng tôi sẽ đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ không có được vị thế của kẻ quyết định ngôi vương đó".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Đoàn xe nhân đạo Nga vượt biên giới vào Ukraine Các hãng thông tấn Nga cuối ngày 12/9 cho biết 35 xe tải đầu tiên của đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga hướng về vùng miền đông Ukraine, nơi do phe ly khai kiểm soát, đã vượt qua biên giới. Đoàn xe tải viện trợ thứ hai của Nga được thông quan ở cửa khẩu Doneskt để hướng tới hàng ngàn...