Sau mưa lũ, lộ cây cầu bê tông… không lõi thép
Sau đợt mưa lũ, cây cầu qua sông Nước Oa (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) bị sập hết nửa mố cầu ngay đầu đường dẫn, rất nguy hiểm. Cũng “nhờ” mưa lũ, người dân phát hiện trong khối bê tông vỡ không có cốt thép.
Cầu sông Nước Oa dài 36m, rộng 4m, là cây cầu để bà con lưu thông giữa 2 xã Trà Tân và Trà Sơn của huyện Bắc Trà My. Được biết, cây cầu do Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam thi công từ năm 2007.
Cầu bị mưa lũ làm sạt lở, phá hỏng phần mố cầu
Sau khi mưa lũ phá hỏng cầu, nhìn các khối bê tông không có lõi sắt, người dân cho rằng cây cầu này đã bị “ rút ruột”.
Để giải đáp thắc mắc này, ngày 21/11, Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo giải trình vụ việc.
Theo báo cáo, cây cầu này nằm trong tuyến đường giao thông nối giữa hai xã Trà Tân và Trà Sơn của huyện Bắc Trà My. Cầu được khởi công tháng 7/2007 và đưa vào sử dụng tháng 10/2008. Cầu do Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư với tổng kinh phí xây dựng 1,625 tỉ đồng.
Video đang HOT
Lộ ra mố cầu được xây dựng không có cốt thép
Theo chủ đầu tư, vào ngày 3/11 vừa qua, sau những ngày mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về đã phá hỏng phần mố và đường dẫn cầu phía xã Trà Tân. Sau khi mố cầu bị sập thì lộ ra có ít thép, chủ đầu tư lý giải rằng theo thiết kế, phần mố cầu và đường dẫn bị sạt lở là bê tông sỏi 2×4, M150, không có cốt thép. Ngoài ra, phần taluy bị gãy đổ xuống sông cũng được thiết kế tương tự, không cốt thép.
Ông Bùi Thành Vinh – Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP tỉnh Quảng Nam – cho rằng, trên thực tế, có nhiều cây cầu được thiết kế phần mố, đường dẫn và taluy không có cốt thép nhưng phần trụ không có thép thì khá lạ. Ông Vinh nhận định có thể đơn vị thiết kế căn cứ vào lưu lượng dòng chảy cũng như quy mô của cây cầu.
Theo chủ đầu tư, việc mố cầu có không thép là do thiết kế
Ông Vinh cũng cho biết, đơn vị thiết kế là Công ty CP tư vấn xây dựng và công nghệ Bách Khoa, đơn vị thi công là Công ty CP xây dựng Thanh niên xung phong Quảng Nam, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư quy hoạch và thiết kế Quảng Nam giám sát và Công ty CP Đầu tư xây dựng và kiểm định Sao Vàng là đơn vị kiểm định chất lượng.
“Hiện nay, công trình đã đưa vào sử dụng được gần 10 năm, việc bảo hành cũng đã hết thời gian, cầu bị sạt lở do thiên tai, Tổng đội thanh niên xung phong đã làm việc với lãnh đạo xã Trà Tân và thống nhất đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí để khắc phục”, ông Bùi Thành Vinh nói.
Ông Vinh cũng khẳng định mố cầu được xây dựng “không thép” là do thiết kế chứ không có sự gian dối trong thi công.
Công Bính
Theo Dantri
Cầu 1,6 tỉ đồng "không thép" là do thiết kế
Chủ đầu tư khẳng định cầu "không thép" là do thiết kế chứ không có sự gian dối trong thi công.
Chiều 21-11, Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo về sự cố sạt lở đường dẫn cây cầu bắc qua sông Nước Oa (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Theo báo cáo, cây cầu này nằm trong tuyến đường giao thông nối giữa xã Trà Tân và Trà Sơn (huyện Bắc Trà My). Cầu được khởi công tháng 7-2007, đưa vào sử dụng tháng 10-2008. Cầu có chiều dài 36 m, rộng 4 m, do Tổng đội TNXP tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư với tổng kinh phí xây dựng là trên 1,6 tỉ đồng.
Cầu bị sạt lở sau đợt mưa lũ vừa qua
Cầu do Công ty CP tư vấn xây dựng và công nghệ Bách Khoa thiết kế, Công ty CP Thanh niên xung phong Quảng Nam thi công. Công ty CP tư vấn đầu tư quy hoạch và thiết kế Quảng Nam giám sát. Công ty CP đầu tư xây dựng và kiểm định Sao Vàng là đơn vị kiểm định chất lượng.
Theo chủ đầu tư, vào ngày 3-11 vừa qua, sau những ngày mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về đã phá hỏng phần mố và đường dẫn cầu phía bên xã Trà Tân.
Trước thông tin được đăng tải trên một số báo điện tử về việc sau khi bị sạt lở, cây cầu lộ ra có "ít thép", chủ đầu tư lý giải rằng theo thiết kế, phần mố cầu và đường dẫn bị sạt lở là bê tông sỏi 2x4, M150, không có cốt thép. Phần taluy bị gãy đổ xuống sông cũng được thiết kế tương tự, không cốt thép.
Theo hồ sơ chủ đầu tư cung cấp thì phần bị sạt lở của cây cầu đúng là "không thép" nhưng đó là do thiết kế
Theo hồ sơ mà chủ đầu tư cung cấp thì cây cầu này được thiết kế khá lạ vì không chỉ phần taluy, 2 mố phía 2 đầu cầu mà 3 trụ cũng không có cốt thép. Chỉ riêng phần bản mặt cầu rộng 4 m, khẩu độ 9 m thì mới có kết cấu bê tông cốt thép M300, đá 1x2.
Ông Bùi Thành Vinh, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP tỉnh Quảng Nam, cho rằng trên thực tế, có nhiều cây cầu được thiết kế phần mố, đường dẫn và taluy không có cốt thép nhưng phần trụ không có thép thì khá lạ. Ông Vinh nhận định có thể đơn vị thiết kế căn cứ vào lưu lượng dòng chảy cũng như quy mô của cây cầu.
Cầu bị hư hỏng nghiêm trọng sau sự cố
Trả lời câu hỏi về việc trong hồ sơ thiết kế thì đá, sỏi dùng để thi công có kích thước từ 1-4 cm nhưng thực tế sau khi bị sạt lở, trong các lớp bê tông có những tảng đá to hơn bàn tay, ông Vinh cho biết ông mới làm lãnh đạo tổng đội 2 năm, không thực tiếp quản lý vào thời điểm thi công cầu nên không nắm rõ.
Khẳng định cầu bị sạt lở do thiên tai trong khi đã hết hạn bảo hành do công trình đã đưa vào sử dụng được gần 10 năm, Tổng đội TNXP tỉnh Quảng Nam cho biết đã làm việc với lãnh đạo xã Trà Tân và thống nhất đề nghị UBND huyện Bắc Trà My hỗ trợ kinh phí để khắc phục.
Theo Trần Thường (Người lao động)
Người dân Nghệ An nơm nớp đi qua cầu bê tông được "nẹp" bằng tre Mỗi ngày, hàng trăm lượt người Nghệ An cảm thấy nơm nớp lo sợ khi lưu thông qua chiếc cầu bê tông đã xuống cấp nghiêm trọng được nẹp bằng tre. Cầu Diễn Kim bắc qua lạch biển, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền hai xã Diễn Bích và Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An mỗi ngày có hàng...