Sau mãn kinh là viêm đường tiết niệu
Lâu lâu có thể gặp một đợt tái phát với triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục và có mùi hôi, đa phần chị em phụ nữ tự mua kháng sinh về uống mà chưa hiểu hết được về bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát và khó chữa dứt điểm…
Tái phát liên tục viêm đường tiết niệu
Chị Nguyễn Thị Lý (Ý Yên, Nam Định) năm nay 45 tuổi, nhìn chị không ai nói chị không khỏe vì dáng dấp nhanh nhẹn, béo tốt. Ấy thế mà gần đây sức khỏe chị giảm sút rõ rệt. Đầu tiên là những triệu chứng của tiền mãn kinh rối loạn kinh nguyệt, tháng có tháng không, ban ngày người lúc nào cũng buồn bực, lắm lúc như có lửa đốt, đêm xuống mất ngủ, người vã nhiều mồ hôi. Mất hơn một năm sau mọi thứ mới gần như ổn định trở lại. Nhưng bệnh này chưa hết thì bệnh khác lại đến.
Gần đây chị hay bị tiểu buốt, mỗi khi tiểu cảm giác nóng rát rất khó chịu. Cứ tưởng bị bệnh phụ khoa, chị mua thuốc về đặt nhưng không thấy đỡ. Càng về sau nước tiểu càng hôi, đục như nước vo gạo. Một lần nữa chị lại đến bệnh viện, sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, chị được kết luận viêm đường tiết niệu. Về nhà chị uống thuốc theo đơn bệnh có đỡ nhưng chỉ được vài tháng sau lại bị lại, tính ra mới hơn nửa năm mà chị đã tái phát bệnh tới 3 lần. Bao năm chưa ốm đau bao giờ thế mà bây giờ lại lắm bệnh thế, nhiều lúc nghĩ bi quan mà chị lại ứa nước mắt.
Ảnh minh họa: “Ngoài các triệu chứng mãn kinh, họ còn phải đối mặt với các bệnh tiết niệu – sinh dục”.
Nội tiết tố thay đổi – Thủ phạm gây viêm đường tiết niệu
Theo các chuyên gia về thận – tiết niệu, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là tiết niệu và sinh dục bởi chúng chịu tác động lớn từ nội tiết tố nữ. Bình thường, khi chưa mãn kinh, nội tiết tố giúp niêm mạc tử cung và tiết niệu mềm mại, đồng thời hệ thống các tuyến tại đây tiết ra chất nhầy giúp bôi trơn và kháng khuẩn, nhờ đó phụ nữ ít bị viêm nhiễm đường tiết niệu – sinh dục.
Sau khi mãn kinh thì nội tiết tố giảm thấp, niêm mạc tiết niệu – sinh dục teo, khô, mất độ mềm mại, chất nhờn cũng không được tiết nhiều như trước nên khả năng chống lại vi khuẩn, nấm cũng giảm, vì thế phụ nữ mãn kinh rất hay mắc các bệnh phụ khoa, tiết niệu. Theo đó, khi bị mắc viêm đường tiết niệuVĐTN thì kháng sinh là thuốc hay được chỉ định, nhưng do bệnh hay tái phát khiến người bệnh phải uống thuốc nhiều lần, kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều tác dụng phụ.
Lúc này, có thể sử dụng các thảo dược như Kim ngân hoa, Kim Tiền thảo. Trong đó, Kim ngân hoa là dược liệu có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, nhất là với E.coli- nguyên nhân gây ra gần 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn. Còn Kim tiền thảo có trong Niệu Bảo còn giúp tăng quá trình rửa trôi và đào thải vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời có thể dùng thêm ImmuneGamma có tác dụng kích thích cơ thể tăng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của đường niệu, nhờ đó có thể giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn khi sử dụng lâu dài.
Theo Dân trí
Video đang HOT
12 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ quả mướp
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Bộ phần nào trên cây mướp cũng có thể dùng để chữa bệnh
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...
Theo y học hiện đại, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Và điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mướp:
Chữa kinh nguyệt không thông, không đều
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Mướp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Giảm nếp nhăn
Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Lao Động
Tại sao xuất tinh có mùi hôi? Sau khi xuất tinh, tôi thấy tinh trùng của mình có mùi hôi. Không biết tại sao, có phải tôi bị bệnh? Mong được bác sĩ tư vấn. (Hung) Ảnh minh họa: Visualphotos.com. Trả lời: Chào bạn, Bình thường, tinh dịch vẫn có mùi hăng (có người thấy tanh) rất đặc trưng, có thể khác nhau giữa người này và người khác. Tinh...