Sau lệ phí trước bạ, doanh nghiệp ô tô ‘nội’ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Tương tự năm ngoái, ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đang tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Theo đó, sau khi được giảm 50% lệ phí trước bạ theo nội dung Nghị định 103/2021/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 4.12.2021, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chính thức được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục được hưởng lợi từ chính sách TRẦN HOÀNG
Cụ thể, sau khi lấy ý kiến từ các bộ ban ngành, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Theo đó, Nghị định 104/2021/NĐ-CP nêu rõ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11 năm 2021 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Video đang HOT
Cụ thể, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10.2021 chậm nhất là ngày 20.12.2021. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11.2021 chậm nhất là ngày 30.12.2021. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định 104/2021/NĐ-CP, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước TRẦN HOÀNG
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép gồm giảm 50% lệ phí trước bạ và gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó vào năm 2020 những chính sách này cũng đã từng được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, đồng thời kích cầu thị trường ô tô.
Về lý thuyết, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô “nội” sẽ giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thêm thời gian nộp thuế. Với chính sách này các DN ô tô sẽ có thời gian chuẩn bị, tích lũy dòng tiền tốt hơn trong ngắn hạn, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam.
Việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam TRẦN HOÀNG
Thực tế hiện nay, nhiều mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước như Hyundai Tucson, Elantra hay Toyota Vios… đang hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng vẫn được DN áp dụng ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua xe.
Với việc ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép từ chính sách, thị trường ô tô trong tháng cuối cùng của năm 2021 được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ, trong đó lượng tiêu thụ “ô tô nội” hứa hẹn sẽ tăng cao.
Bộ Tài chính: Giảm 50% lệ phí trước bạ xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp
Theo Bộ Tài chính, đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) là không phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Ảnh minh họa: Internet
Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời kiến nghị của VAMA về chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo đó, về chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô đăng ký mới, Bộ Tài chính cho hay, thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô bị tác động bởi đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định số 70/2020/NĐ-CP về việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31-12-2020; Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2021.
"Qua tổng kết, rà soát chính sách hỗ trợ trên, Bộ Tài chính thấy rằng, đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp thuộc VAMA thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ", công văn trả lời của Bộ Tài chính nêu.
Đối với đề nghị giảm sản lượng xe sản xuất, lắp ráp của Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, trước bối cảnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng ô tô giảm xuống 0% từ 1-1-2018, nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô, thực hiện từ ngày 16-11-2017 đến ngày 31-12-2022.
Gần đây, để tiếp tục thúc đẩy ngành ô tô phát triển phù hợp với bối cảnh mới, tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô, bao gồm: Bổ sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng áp dụng ưu đãi của chương trình để thúc đẩy phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường; sửa đổi quy định về mẫu xe và thủ tục, hồ sơ thực hiện chương trình để giảm thủ tục hành chính.
Đồng thời, sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, có tính đến các yếu tố dự báo trong tương lai.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và diễn biến, tác động của đại dịch Covid-19 để phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.
Giảm 50% lệ phí trước bạ, mua xe SUV đô thị tiết kiệm khoảng 40 triệu đồng Chính sách giảm 50% lệ phí trước theo Nghị định 103/2021 NĐ-CP áp dụng từ ngày 1.12, giúp người mua xe SUV đô thị tầm giá 500 - 800 triệu đồng tiết kiệm được từ 30 - 50 triệu đồng khi hoàn tất các thủ tục thuế, phí để xe lăn bánh. Có tới 5 mẫu xe thuộc phân khúc SUV đô thị...