Sau lễ ăn hỏi hoành tráng, mẹ chồng tặng xe 500 triệu nhưng nàng dâu vẫn nhất quyết hủy hôn vì câu nói “cưới sớm đi không nhục mặt nhà tôi”
“Nhà có 4 người mà ai cũng có xe riêng nên vừa ăn hỏi xong, mẹ chồng cũng tặng em con xe Mazda 2 mới cáu cạnh khiến bạn bè em thèm khát, ngưỡng mộ”, cô gái chia sẻ.
Nên có bầu rồi cưới hay cưới xong có bầu? Câu hỏi thật khó giải đáp. Bởi vì có những cặp đôi rõ ràng được bố mẹ ủng hộ, nhưng mẹ chồng phong kiến vẫn “lật mặt” khi biết con dâu có bầu.
Đối với những bà mẹ chồng không muốn rước con dâu “chửa trước” về nhà, việc lỡ “ăn cơm trước kẻng” thật sự rất rủi ro.
Mới đây, trên 1 diễn đàn có cô vợ chia sẻ câu chuyện mình vừa trải qua:
“Em quyết định nghe theo lời bố mẹ các chị ạ. Em hủy hôn dù đã mang bầu hơn 2 tháng và trước đó khá được lòng mẹ chồng tương lai. Chuyện của em đúng là nực cười, nghe xong mọi người lại tưởng câu like, nhưng có gì vui đâu mà câu các chị ơi.
Trước giờ mẹ chồng tương lai vẫn quý em lắm. Nhà em khá giàu, nhà anh ấy thì đại gia ở quê em. Nhà có 4 người mà ai cũng có xe riêng nên vừa ăn hỏi xong, mẹ chồng cũng tặng em con xe Mazda 2 mới cáu cạnh khiến bạn bè em thèm khát, ngưỡng mộ. Thấy bảo cũng khoảng 500 triệu cái xe ấy.
Thế mà, sau ngày ăn hỏi hoành tráng, em thấy buồn nôn, khó ở, mới nhắn tin bảo người yêu đưa đi khám. Biết có bầu, chúng em hơi lo vì kế hoạch cưới những 2 tháng sau, em chỉ sợ bụng to lùm lùm cũng hơi ngại. Anh ấy thì mừng lắm, bảo chẳng sao hết, giờ 10 đôi cưới phải 6, 7 đôi chửa trước.
Bài chia sẻ của M. trên mạng xã hội
Tưởng thế nào, đúng 1 tuần sau, mẹ chồng em giở mặt. Bà lên nhà gặp bố mẹ em đầy căng thẳng bảo: ‘Cưới sớm đi không nhục mặt. Nhà tôi mang con dâu chửa trước ngày cưới về thì thiên hạ cười cho. Tôi vẫn cho chúng nó cưới nhưng nó phải đi cửa sau, chui qua hàng rào kẻo xui xẻo cho nhà tôi’.
Video đang HOT
Bố em nghe xong đỏ mặt tía tai, đập bàn đuổi bà mẹ chồng tương lai của em về, không quên bảo người yêu em đem con xe kia về luôn đi. Em thì khóc òa lên vì tức tưởi. Đúng là bà mẹ chồng có tư tưởng cổ hủ số một”.
Trước sự quan tâm của mọi người, cô gái kể thêm về việc anh chồng sắp cưới gọi điện cho cô nóng cả máy để nắm tình hình, dỗ dành, thuyết phục cô không nghe bố mẹ mà hủy hôn. Ảnh cưới chụp rồi, thiệp mời chọn rất cẩn thận cũng đặt rồi, vest may rồi, váy cưới đặt thiết kế hẳn 3 chiếc. Thậm chí tiệc cưới cũng đặt cọc tiền tổ chức cho khách sạn rồi. Giờ bỏ đi, ai cũng biết chuyện mới là khổ.
Anh chồng sắp cưới ấy thì muốn có vợ, có con nhưng cũng chẳng dám cãi mẹ. Anh ta còn thuyết phục M. lên nhà xin lỗi mẹ. M. mất ngủ mấy đêm vì lo lắng cho đứa con, nửa muốn cưới nửa không muốn sống với mẹ chồng như thế.
Ảnh minh họa
Đến lúc M. xuôi xuôi, hẹn gặp riêng chồng sắp cưới thì vô tinh đọc được tin nhắn qua lại của mẹ chồng tương lai: “Nó xin lỗi cũng không được. Bảo bố mẹ nó lên đây xin lỗi mẹ còn xem xét. Nhà đấy không có giáo dục, làm thông gia sau này rách chuyện lắm. Mày bỏ đi rồi cưới đứa khác, thiếu gì hả con”.
Đọc được câu đấy là hết, M. chẳng còn tiếc nuối gì nữa. Xúc phạm cô, cô còn vì chồng và con mà chịu đựng, chứ nói đến bố mẹ cô bằng giọng điệu đấy thì vượt quá giới hạn.
Ngày mẹ chồng dẫn theo người cháu họ hùng hổ đến lấy lại xe, hàng xóm nhà M. bàn tán xôn xao, nhưng bố mẹ cô ôm cô vào lòng, nhất định không cho cô nhìn theo. Cô sẽ ở đây và sinh con.
Một đám cưới tan tành, tình yêu của đôi trẻ cũng chẳng thắng được bà mẹ chồng phong kiến, ghê gớm và coi thường thông gia. Chẳng biết sau này bà có nghĩ lại không, nhưng rồi cả hai gia đình đều trở thành trò cười cho thiên hạ, chứ đám cưới của một cô dâu mang bầu chẳng có mấy người cười.
Theo aFamily
Mẹ chồngtuyên bố "góp tiền nhưng nhà chỉ đứng tên chồng" vì nàng dâu lỡ "ăn cơm trước kẻng", đến lúc hỏi tên cháu nội con dâu mới tung chiêu đối đáp
Biết mẹ chồng khó chịu việc mình "ăn cơm trước kẻng", L. im lặng đồng ý việc mua nhà, nhưng vừa cưới xong cô khéo léo "bẫy ngược" khiến mẹ chồng vội vàng chữa cháy trước mặt bố chồng.
Với xu hướng yêu khá thoáng hiện nay, việc cô dâu chú rể "ăn cơm trước kẻng" được phần lớn mọi người nhìn nhận là bình thường. Người trong cuộc đương nhiên muốn được trải nghiệm, hiểu nhau cả về tính cách, lối sống lẫn "chuyện ấy" trước khi kết hôn để đảm bảo sự phù hợp. Nhưng có bầu trước khi cưới, đôi khi nàng dâu cũng bị thiệt thòi.
Câu chuyện của L. chia sẻ trên một group kín là một ví dụ. Cách xử lý của L. cũng rất cao tay, đáng học hỏi.
"Em là một đứa thẳng tính, nói năng không khéo nhưng giỏi 'bật' nếu bị ai chèn ép. Đối với mẹ chồng, em kính trọng nhưng không có nghĩa là bà thích nói gì, ép gì cũng được.
Em và chồng yêu đương 5 năm, ra mắt gia đình hết rồi. Em là gái quê, chồng em người Hà Nội nhưng nhà bình dân thôi. Công việc tốt, chúng em góp tiền chung, gửi sổ tiết kiệm tên em để khi cưới thì mua nhà ở riêng. Chồng em là con út, nên ở riêng không khó.
Lúc phát hiện em có bầu 8 tuần, anh ấy mừng lắm, về đòi cưới ngay. Em đến gặp mẹ chồng, bà nói một câu khiến em bất ngờ: 'Mẹ không ưa mấy đứa ăn cơm trước kẻng tí nào. Chắc gì là con mày? Cưới tao đồng ý nhưng mà mua nhà thì tên thằng T. chứ con L. không được đứng tên. Nhà phải mua xong mới cưới".
Thấy bà khôn hết phần thiên hạ, em liếc chồng sắp cưới để ra hiệu. Ai dè anh sợ mẹ, kéo em ra góc khuyên em nín nhịn. Bọn em có 1 tỷ 230 triệu, mẹ chồng góp vào 700 triệu mà không cho em đứng tên".
Ảnh L. chia sẻ trên nhóm.
Dù rất ức chế, nhưng trước sự chân thành của T. thì L. cũng liều, cô chấp nhận mạo hiểm tin anh. Nói thật, khi tình cảm không còn thì đàn bà phải dứt khoát tiền bạc, chứ đang yêu, đang hạnh phúc chờ đón đứa con, có ai mà tính toán làm gì.
Sau khi cưới xong, L. phát hiện ra mẹ chồng cũng không đến nỗi nào. Bố chồng thì không biết chuyện bà nói riêng với hai con về nhà cửa, đi đâu cũng khoe chuyện hai đứa giỏi lắm, tiết kiệm được hơn 1 tỷ để mua nhà, vợ chồng tôi chỉ cần cho thêm một ít. Nói chung, ông ưng con dâu ra mặt, thấy con dâu nấu ăn ngon còn khen nức nở.
Nắm được tình hình rồi, L. mới quyết định vùng lên để mẹ chồng biết cô không phải đứa dễ bắt nạt. Hơn nữa, cũng chứng minh cho bà biết là cô giận việc bà nghi ngờ nguồn gốc của cháu nội.
"Sau 1 tháng thì cưới. Lúc này chồng em bảo sẽ lén lút đi khai thêm tên em vào sổ đỏ, bà tính trước mà không tính là mua nhà chán mới có sổ. Nhưng em không thích lén lút thế. Em bảo em có cách nói chuyện khiến mẹ chồng thay đổi.
Giờ ăn cơm, bố chồng hỏi tên cháu nội. Biết em siêu âm thằng cu rồi, ông mừng lắm. Mẹ chồng đang vui vẻ đặt tên em cười bảo:
'Anh T. bảo anh ấy đứng tên nhà rồi, thằng cu này không khai sinh tên bố cũng được. Con đang tính cho nó theo họ mẹ. Con xin nói thật, trước đây mẹ có nghi ngờ đứa bé con mang không phải cháu mẹ, mẹ cũng không muốn cho con đứng tên chung trên sổ đỏ nhà mà vợ chồng con chung tay mua.
Ảnh minh họa
Bố mẹ mà thương con cháu thì con cũng không bao giờ để bố mẹ buồn đâu. Có điều, để chắc ăn, thằng cu này cứ mang họ mẹ, khai sinh theo hộ khẩu của mẹ không sau này bà mất công mang đi xét nghiệm ADN'.
Bố chồng em tái mặt, buông đũa nhìn mẹ chồng và em bực mình. Chồng em cuống lên đứng dậy trình bày. Lúc này bà mới cười bảo: 'Thẳng thắn thế là tốt. Mẹ đùa mà mày đừng để bụng. Nhà của 2 đứa, cứ khai tên 2 vợ chồng đi, còn thằng T. chả lẽ không biết có phải con nó không'".
Thế đấy, người ta nói gì mà nhịn được thì nhịn cho qua chuyện. Nhưng lúc có chồng là đồng minh thì đừng ngại vùng lên chị em nhé. Kết thúc của cô vợ tên L. này cũng khá "ngọt ngào". Đừng vì mình lựa chọn tìm hiểu nhau trước, "ăn cơm trước kẻng" mà phải chấp nhận sống ủ dột, nhục nhã. Những người đến với nhau vì tình yêu, tự chủ về kinh tế, hãy cứ thẳng thắn mà nói rõ quan điểm của mình với bố mẹ chồng.
Theo afamily
Cô nàng rủ bạn trai đến "chỗ yên tĩnh" nào ngờ được anh đưa ra chùa Ai bảo trên đời này không còn tồn tại đàn ông thật thà hiền lành nhỉ? Khi bạn gái muốn đi "chỗ yên tĩnh" mà anh chàng này lại đưa thẳng ra chùa đây này. Có lẽ xuất phát từ thực tế quá phũ phàng mà hội chị em ngày nay đã quy chụp cho cánh mày râu, rằng khi yêu rồi thì...