Sau kiểm toán, lợi nhuận BSR tăng 50%, lo ngại khoản đầu tư vào công ty con
Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã điều chỉnh đáng kể nhiều số liệu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với đơn vị kiểm toán là Deloitte, tổng lợi nhuận kế toán 6 tháng cuối năm của BSR đã được điều chỉnh tăng. Cụ thể Lợi nhuận trước thuế tăng 48,49% lên 253 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 76 tỷ đồng lên 226,14 tỷ, tương ứng tăng 50,72%.
Kết quả này chủ yếu do trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại báo cáo tài chính được kiểm toán giảm 56 tỷ so với trước kiểm toán do giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (dầu thô, sản phẩm) tại thời điểm lập báo cáo tài chính sau kiểm toán cao hơn so với với thời điểm lập báo cáo tài chính trước kiểm toán (giá dầu thô, sản phẩm bình quân cả tháng 1/2019 cao hơn giá dầu thô, sản phẩm ngày 14/1).
Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn tại báo cáo tài chính kiểm toán giảm 16 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán do lỗ trong 6 tháng cuối năm của Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) – công ty con của công ty tại báo cáo kiểm toán thấp hơn số trước kiểm toán.
Tại báo cáo tài chính kiểm toán của BSR, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan tới BSR-BF.
Video đang HOT
BSR-BF đã tạm ghi tăng nguyên giá các tài sản cố định của dự án Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Bio-Ethanol Dung Quất với số tiền 1.790 tỷ trong năm 2014. Hiện BSR-BF đang trong quá trình thực hiện các thủ tục quyết toán chi phí đầu tư xây dựng và tiếp tục thực hiện các kiến nghị của Thanh tra chính phủ. Giá trị quyết toán nhà máy sẽ được điều chỉnh nếu có khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Tại ngày 31/12/2018, nợ ngắn hạn của BSR-BF vượt quá tài sản ngắn hạn là 636 tỷ đồng, lỗ lũy kế 893,8 tỷ và nợ quá hạn thanh toán là 518,4 tỷ đồng. Khả năng tiếp tục hoạt động của BSR-BF phụ thuộc vào việc tái hoạt động sản xuất nhà máy, sự hỗ trợ tài chính từ các cổ đông cũng như lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của nhà máy.
Kiểm toán cho biết, giá trị tổn thất của khoản đầu tư của BSR vào công ty này tương đương với giá trị dự phòng đầu tư tài chính dài hạn đã trích lập tại cuối tháng 6/2018 và quyết định sử dụng toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất tại thời điểm chuyển thành công công ty cổ phần với số tiền khoảng 536 tỷ.
Giá trị tổn thất có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, theo đó khoản mục “Chênh lệnh đánh giá lại tài sản” và “Phải trả ngắn hạn khác” trên bảng cân đối kế toán có thể bị thay đổi tương ứng. Tại ngày 31/12/2018, lỗ lũy kế và thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn của BSR-BF và các vấn đề khác dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của BSR-BF.
Giải trình về vấn đề này, BSR cho biết Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc công ty đang đánh giá các kế hoạch hoạt động và tài chính của BSR-BF bao gồm hợp đồng hợp tác với một số đối tác để vận hành lại nhà máy và cho rằng cơ sở lập báo cáo tài chính của BSR-BF theo nguyên tắc hoạt động liên tục là phù hợp.
Hoàng Nguyên
Theo vneconomy.vn
Thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh Đồng Nai, vấn đề kết nối giao thông với sân bay Long Thành được đưa ra thảo luận.
Theo đó, sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh cục bộ quy hoạch GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, có tuyến giao thông số 1, dài khoảng 3,8km, nối từ Quốc lộ 51 đến sân bay và tuyến giao thông số 3, từ sân bay đến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Tuy nhiên, hiện hai tuyến đường này vẫn chưa được thực hiện.
Theo trình bày của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nếu không sớm tổ chức thu hồi đất, thực hiện 2 tuyến đường này thì khi xây sân bay quốc tế Lonh Thành sẽ không có đường vào. Do đó, đại diện UBND Tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng 2 tuyến giao thông trên.
Song song đó, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho địa phương làm chủ đầu tư hạng mục rà, phá bom mìn giai đoạn 1,với nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng để bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, để thực hiện Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư Sân bay quốc tế Long Thành, đến thời điểm này, địa phương đã phê duyệt Quyết định thu hồi và phương án bồi thường đất Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Phân khu 3 Khu tái định cư Bình Sơn.
Trong khi đó, để bồi thường, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, UBND huyện Long Thành đã hoàn thành ban hành và gửi thông báo thu hồi đất cho 5.283 hộ/15.716 thửa đất trên địa bàn 6 xã trong khu vực xây dựng sân bay. Trong qúy 2/2019, sẽ phê duyệt giai đoạn 1, khoảng 247 hộ dân. Đối với các hộ dân còn lại, trong năm 2019, UBND huyện Long Thành sẽ tiến hành đo đạc, xác định nguồn gốc đất, kiểm kê, áp giá, lập phương án bồi thường.
Theo Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ACV), khi hoàn thành, khai thác giai đoạn 1 vào năm 2025, Sân bay quốc tế Long Thành sẽ cần khoảng 10 nghìn người lao động. Trước mắt, trong quá trình triển khai dự án, ACV cần khoảng 2,5 nghìn đến ba nghìn lao động, trong đó 50% lao động phổ thông, còn 50% lao động phải qua đào tạo. Đối với ưu tiên sử dụng những lao động thuộc các hộ di dời để xây sân bay, ACV sẽ có làm việc cụ thể với tỉnh để tính toán.
Về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện tiền để thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành đã được bố trí. Do đó, đề nghị tỉnh Đồng Nai tập trung, đẩy nhanh tiến độ.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Ngoài dự án tại Venezuela đang "sa lầy", các dự án ở nước ngoài của PVN ra sao? Dự án Junin 2 tại Venezuela, tổng mức đầu tư hơn 1,8 tỷ USD là một trong 13 dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí của PVN. Dự án PVEP đầu tư tại Peru (Ảnh PVEP) 2/13 dự án có tiền chuyển về nước Trong một báo cáo phối hợp thực hiện với Uỷ...