Sau khi vượt Singapore và Malaysia, Việt Nam tiếp tục bùng nổ thanh toán qua điện thoại di động
Số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bùng nổ.
Giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại tại Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 tăng tới 155,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung tuần tháng 6/2019, tại họp báo công bố Ngày không tiền mặt tại Việt Nam, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước ( NHNN), cho biết Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong thanh toán qua điện thoại di động.
Giao dịch thanh toán qua kênh điện thoại di động cũng tăng trưởng đột biến thời gian gần đây.
Trong năm 2018, thanh toán qua kênh Internet đạt hơn 255 triệu giao dịch với giá trị khoảng 16 triệu tỷ đồng. Trong đó, thanh toán qua kênh điện thoại di động là hơn 185 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 1,86 triệu tỷ đồng, với mức độ tăng trưởng nhanh hơn các kênh khác.
Với những con số ấn tượng đó, Vụ trưởng Vụ thanh toán cho biết, thanh toán qua điện thoại di động tại Việt Nam được báo Nikkei Asia Review đánh giá đã vượt qua Singapore và Malaysia trong cuộc đua “không tiền mặt”.
Còn theo khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2018 của PwC đối với 27 nước/vùng lãnh thổ, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động.
Tại họp báo quý III/2019 tổ chức đầu tháng 10 này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cập nhật xu hướng trên.
Cụ thể, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay Việt Nam đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment).
Video đang HOT
Và với loạt cấp phép gần đây, tính đến ngày 26/8/2019, tại Việt Nam đã có tới 31 tổ chức không phải là ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch trung gian thanh toán.
Về quy mô giao dịch, trong 7 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với cùng kỳ năm 2018).
Đáng chú ý, như trên, số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tiếp tục bùng nổ khi đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018.
“Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng; nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, các ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ. Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực”, Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm.
THANH BÌNH
Theo Bizlive.vn
VCBS đánh giá cao khả năng giàn PVD TAD V có việc, dự báo hoạt động kinh doanh PVD năm 2020 khả quan
VCBS đánh giá cao khả năng trúng thầu của giàn TAD V nhờ vào áp lực từ khoản nợ vay lên tình hình tài chính sẽ thúc đẩy PVD đưa ra giá thầu cạnh tranh trong hợp đồng để nâng cao khả năng trúng thầu.
CTCK VCBS vừa có báo cáo cập nhật tình hình hoạt động Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) với triển vọng tích cực dựa vào tỷ lệ giàn khoan hoạt động tăng lên và giàn TAD V có thể thắng thầu tại Brunei.
Tỷ lệ giàn khoan hoạt động của PVD trong năm 2019 ở mức 94%
Theo VCBS, năm 2020 có thể là năm khả quan cho PVD trong hoạt động kinh doanh nhờ các hợp đồng đã ký từ 6T.2019 cùng với đó là nhu cầu giàn khoan tăng cao tại thị trường Malaysia.
Tuy nhiên, VCBS lo ngại tính ổn định của thị trường dầu khí Malaysia. Chính phủ Malaysia đã từng áp đặt các rào cản đầu tư nước ngoài vào thị trường dầu khí nội địa kể từ sau cuộc đại khủng hoảng giá dầu hồi 2015. Do tình hình khó khăn chung của ngành dầu khí tại thời điểm đó, việc chính phủ Malaysia đưa ra các chính sách để bảo vệ các tập đoàn dầu khí trong nước là hoàn toàn có thể hiểu được.
Hiện tại, hầu hết các dự án dầu khí lớn tại thị trường Malaysia tạm hoãn từ 2015 đã bắt đầu được tái khởi động nhanh chóng trong năm 2019 nhờ vào diễn biến giá dầu thuận lợi trong 2017-2018. Dự án có được triển khai hay không phụ thuộc nhiều vào giá dầu trung bình trong năm so với mức giá hòa vốn tại từng mỏ. Do đó, khi giá dầu trung bình năm 2018 vượt qua mức 65USD/thùng là điều kiện thích hợp để các dự án được triển khai đồng loạt dẫn đến các nhu cầu khoan và dịch vụ khoan cũng tăng mạnh trở lại.
Tuy nhiên, VCBS lo ngại về khối lượng công việc của PVD, trong trường hợp giá dầu sụt giảm mạnh sẽ làm các dự án khai thác tại Malaysia tạm dừng trở lại. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của PVD hiện tại đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Malaysia, trong khi số lượng công việc trong nước lại khá thấp.
Giá thuê giàn khoan Jack - up trong khu vực tăng cao bất ngờ
Mặc dù vẫn còn một khoảng cách biệt giữa tổng cung và tổng cầu giàn khoan trong khu vực, giá thuê giàn vẫn ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ lên mức 75.000USD/ngày trong tháng 7. VCBS đánh giá sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu giàn khoan tại thị trường Malaysia là động lực chính hỗ trợ giá thuê giàn khoan trong khu vực.
VCBS cho rằng giá thuê giàn trong khu vực tăng chỉ mang tính chất ngắn hạn do sự thiếu hụt tạm thời các giàn khoan tại thị trường Malaysia, trong tình hình vẫn còn một lượng lớn giàn khoan chưa sẵn sàng hoạt động tại Singapore.
Thống kê từ PVD cho thấy, có 51 giàn trên tổng số 66 giàn khoan trong khu vực đang hoạt động. Trong đó, 30 giàn đang hoạt động liên tục và còn lại đang ở các tình trạng khác như chờ việc dưới 1 tháng hoặc bảo dưỡng, bảo trì định kỳ.
Tự tin về khả năng trúng thầu của giàn TAD V
VCBS đánh giá cao khả năng trúng thầu của giàn TAD V nhờ vào áp lực từ khoản nợ vay lên tình hình tài chính sẽ thúc đẩy PVD đưa ra giá thầu cạnh tranh trong hợp đồng để nâng cao khả năng trúng thầu.
VCBS cho rằng trong trường hợp PVD đấu thầu thành công giàn TAD V tại Brunei sẽ giúp dòng tiền hoạt động của PVD khả quan hơn trong những năm tới. Mặc dù dòng tiền của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, VCBS cho rằng lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVD lại không quá khả quan.
VCBS dự phóng giá thuê giàn TAD trong hợp đồng thuê 5 năm của PVD tại Brunei sẽ ở mức thấp 85.000USD/ngày. Với mức giá chào thầu thấp sẽ giúp PVD tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực. Chi phí hoạt động và vận hành giàn khoan TAD hiện tại ở mức 70.000 USD/ngày chưa bao gồm chi phí khấu hao sẽ thu hẹp lợi nhuận gộp của PVD tại dự án này.
Ngoài ra, PVD cần phải tái khởi động giàn TAD V trước khi đưa vào vận hành với mức chi phí 30 triệu USD sẽ được ghi nhận thêm vào giá trị sổ sách của giàn.
Mặc dù mảng dịch vụ khoan chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của PVD, tuy nhiên mảng các dịch vụ đi kèm lại là mảng dịch vụ chính đóng góp vào lợi nhuận của PVD với biên lợi nhuận gộp cao ấn tượng. Trong 1H.2019, biên lợi nhuận gộp cả 2 mảng dịch vụ khoan và dịch vụ liên quan đều tăng trưởng so với cùng kỳ.
VCBS cho rằng biên lợi nhuận gộp mảng các dịch vụ liên quan sẽ giảm nhẹ bởi các hạn chế từ thị trường Malaysia. VCBS đánh giá PVD rất khó để cung cấp các dịch vụ liên quan đồng thời việc dịch vụ khoan tại thị trường Malaysia nói riêng và trong khu vực nói chung. Trong 2H.2019, các giàn khoan của PVD thực hiện khoan hầu hết tại thị trường Malaysia, do đó biên lợi nhuận gộp đối với mảng dịch vụ này sẽ giảm so với 6T đầu năm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tháng 9, lại thêm loạt ngân hàng 'tính chuyện' với trái phiếu Câu chuyện ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu không phải là mới, bởi trước áp lực gia tăng vốn huy động trung - dài hạn và tăng nền tảng vốn cấp hai khiến nhiều nhà băng buộc phải tính đến phương án này. Chỉ tính riêng trong tháng 9 cũng đã có loạt ngân hàng tính chuyện với trái phiếu. Gần...