Sau khi uống lon nước, người đàn ông đột ngột suy thận, thủ phạm hóa ra rất quen thuộc
Theo Sohu đưa tin, một tài xế ở Thâm Quyến, Trung Quốc sau khi uống lon nước mua trong cửa hàng xuất hiện tình trạng sốt, nôn ói, dẫn đến suy thận.
Khi kiểm tra y tế, bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta. Bác sĩ nghi ngờ con đường lây nhiễm về cơ bản có liên quan đến chuột và nghi ngờ rằng nắp đồ uống bị ô nhiễm bởi phân chuột.
Theo bác sĩ Vương Lệ, giám đốc Khoa thận của Bệnh viện nhân dân Long Hoa, Thâm Quyến cho biết, người tài xế này khi được chuyển đến khoa Thận đã bị sốt, nôn mửa 4 ngày, thiểu niệu 1 ngày, vùng da ở ngực, cổ phát đỏ, kết mạc sung huyết. Protein tiết niệu, nhiều cơ quan bị tổn thương và creatinine trong máu tiếp tục tăng lên tới 1025,9 mol/L, đã đạt đến mức urê huyết cấp tính. Sau nhiều lần điều trị lọc máu liên tục (CRRT), người tài xế đã cơ bản hồi phục.
Vào tháng 6/2018, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện số 1 thành phố Nam Kinh cũng đã điều trị cho một trường hợp tương tự, người đàn ông sau khi uống đồ uống đóng chai cũng bị sốt xuất huyết do virus Hanta. Bệnh nhân than phiền, một giờ sau khi uống đồ uống đóng chai, đau nhức cơ bắp toàn thân, xuất hiện ớn lạnh, sốt, thân nhiệt cơ thể đạt 39,7 độ C, trước khi nhập viện 6 tiếng không thể đi tiểu. Sau đó bác sĩ tìm hiều kỹ càng và phát hiện có một con chuột ở nơi cất giữ đồ uống.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta hay còn được gọi là sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Hanta gây ra. Tình trạng này rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ chết vì suy thận cấp. Nó được phân loại là một bệnh truyền nhiễm loại B.
Sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta là gì?
Hantavirus là một virus lây lan chủ yếu bởi loài gặm nhấm (đặc biệt là chuột) và có thể gây ra các hội chứng khác nhau ở người bệnh. Sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta (HFRS) là một nhóm các bệnh tương tự về mặt lâm sàng gây ra bởi virus Hanta thuộc họ Bunyaviridae.
Những dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta là gì?
Các triệu chứng bệnh thường phát triển trong vòng 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với loài vật truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, các dấu hiệu có thể mất đến 8 tuần để phát triển.
Các triệu chứng ban đầu thường bắt đầu đột ngột, bao gồm đau đầu dữ dội, đau lưng và bụng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mờ mắt.
Video đang HOT
Người bệnh cũng có thể bị đỏ bừng mặt, viêm/đỏ mắt hoặc phát ban. Các triệu chứng tiếp theo có thể gồm huyết áp thấp, sốc cấp tính, rò rỉ mạch máu và suy thận cấp, có thể gây ra tình trạng ứ dịch trong cơ thể.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi tùy theo virus gây ra nhiễm trùng. Nhiễm virus Hanta và Dobrava thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, trong khi nhiễm virus Seoul, Saaremaa và Puumala thường gây ra các dấu hiệu với mức độ trung bình hơn. Quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Virus Hanta thường cư trú ở các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Các con đường chính lây nhiễm virus Hanta gồm:
- Tiếp xúc với các phân tử từ sản phẩm bài tiết của động vật gặm nhấm bị nhiễm bệnh, như nước tiểu, phân và nước bọt trong không khí.
- Tiếp xúc với bụi từ ổ các loài động vật gặm nhấm nhiễm bệnh.
- Nước tiểu hoặc các đồ vật có dính phân tử bài tiết của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, mắt, mũi hoặc miệng.
- Vết cắn từ động vật gặm nhấm nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với người bệnh (hiếm khi xảy ra).
Những ai có nguy cơ mắc phải?
Theo báo cáo, bệnh thường xuất hiện ở người trên 15 tuổi, đặc biệt là người trong độ tuổi từ 20-60. Ở trẻ em dưới 15 tuổi, các triệu chứng bệnh thường nhẹ và cận lâm sàng.
Những phương pháp nào giúp điều trị sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta?
Liệu pháp hỗ trợ là phương pháp chính giúp điều trị bệnh nhân bị nhiễm virus Hanta, gồm bổ sung đủ dịch và chất điện giải (như natri, kali…), duy trì mức oxy và huyết áp chính xác, điều trị đúng cách cho các bệnh nhiễm trùng thứ cấp.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị lọc máu để điều trị tình trạng ứ nước nghiêm trọng. Ngoài ra, trong giai đoạn rất sớm của bệnh, bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch ribavirin để giảm nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý khác.
Làm thế nào để phòng ngừa sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta?
Một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa bệnh nhiễm virus Hanta này như:
- Tránh đến thăm hoặc sống ở những nơi có vệ sinh môi trường kém.
- Không tiếp xúc với loài gặm nhấm hoặc phân bài tiết của chúng.
- Không ngồi hoặc nghỉ ngơi trên đồng cỏ.
- Khi cắm trại, chọn các địa điểm thoáng và khô ráo để giảm nguy cơ tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm.
Thận hư, suy thận mạn vì sử dụng thuốc nam sai cách
Mắc bệnh thận nặng, nhưng nhiều bệnh nhi được gia đình bỏ qua điều trị và sử dụng thuốc nam khiến không ít trường hợp phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Đó là thực trạng đang được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo gần đây.
Thuốc nam được nhiều gia đình dùng cho trẻ nhỏ.
Cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội) đã sống chung với căn bệnh thận hư từ năm lên 7 tuổi. Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc nam ở Thái Bình uống là chữa được bệnh. Trẻ uống thuốc khoảng một tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, cháu mệt mỏi. Gia đình đưa con vào trong tình trạng rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng (viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
TS, BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận - Lọc máu cho biết, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc-môn do thận sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy thận như: viêm cầu thận, thận đa nang, thận đái đường, viêm thận kẽ, tăng huyết áp...
Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kiên, khoa Thận - Lọc máu chia sẻ, tại khoa Thận, các bác sĩ từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh với tình trạng rất nặng do cha mẹ tự ý điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu mách nhau, truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc rồi chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc.
Cũng giống trường hợp của cháu T, bệnh nhi N.N.Q (15 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) được chẩn đoán suy thận mạn từ tháng 4-2020. Cháu được chỉ định điều trị thận thay thế bằng lọc máu hoặc lọc màng bụng. Tuy nhiên, gia đình đã bỏ điều trị cho trẻ, uống thuốc nam. Hai tuần sau trẻ vào viện trong tình trạng rối loạn điện giải nặng (Kali máu 7,2 mmol/l), thiếu máu nặng, khó thở, nhịp tim chậm. Rất may, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực, hiện tình trạng của trẻ đã ổn định hơn.
Không may mắn như trường hợp cháu Q, bệnh nhi K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) đã được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. Ba năm chiến đấu với bệnh thận là số lần ra vào viện liên tục do bệnh tái phát. Sốt ruột trước tình trạng của con, gia đình nghe người quen mách cho trẻ dùng thuốc nam. Việc gia đình tự ý điều trị cho trẻ dẫn dến tình trạng suy thận của trẻ tiến triển nặng. Hiện cháu đã phải lọc màng bụng do bệnh suy thận đã tiến triển tới giai đoạn cuối.
Trước thực trạng này, các bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Gia đình cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.
Chuyên gia chỉ 7 cách giúp ngăn ngừa huyết áp cao Được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng', huyết áp cao thật đáng sợ, vì là thủ phạm gây ra đột quỵ, đau tim, suy thận, tổn thương mắt và mất trí nhớ. Ăn ít muối, chọn lọc thực phẩm để ăn, uống 2 ly sữa mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, ngủ ngon......