Sau khi sốt cao, chàng trai trẻ phải chạy thận cả đời: Bác sĩ nhắc nhở nếu đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này thì cần cảnh giác nguy cơ mắc bệnh thận
Tiểu Triệu là một trường hợp không may, căn bệnh tự miễn chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị suy thận.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Điền Tri Học, khoa cấp cứu, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, chia sẻ về một trường hợp thiếu niên (18 tuổi) tên là Tiểu Triệu, sống tại Đài Loan.
Tiểu Triệu được mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng mặt sưng đỏ, sốt cao, thở khò khè, huyết áp cao, mệt mỏi kéo dài. Tiến hành xét nghiệm máu và chụp X – quang, phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu tràn dịch màng phổi, tăng acid uric máu, nồng độ oxy trong máu bất thường, suy thận, được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn.
Tiểu Triệu được mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng mặt sưng đỏ, sốt cao, thở khò khè
Bác sĩ Điền Tri Học cho biết: “Tiểu Triệu là một trường hợp không may mắc căn bệnh tự miễn chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị suy thận. Sau khi Tiểu Triệu lên cơn sốt cao, hệ miễn dịch đã tấn công thận của bệnh nhân dẫn đến hệ lụy bệnh nhân phải chạy thận cả đời ở độ tuổi còn quá trẻ”.
Bác sĩ Điền Tri Học, khoa cấp cứu, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Tuấn Vũ, khoa thận, bệnh viện The First Affiliated Hospital, Sun Yat-sen University, cảnh báo mọi người cần chăm sóc thận và nhanh chóng nhận dạng các dấu hiệu về bệnh thận: “Dấu hiệu thứ nhất, vào buổi sáng ngay khi thức dậy, nếu đi tiểu mà bạn thấy nước tiểu có nhiều bong bóng và sau 10 phút bong bóng vẫn chưa tan biến, nghĩa là bạn cần cảnh giác về nguy cơ mắc bệnh thận.
Dấu hiệu thứ 2, nếu bạn ấn tay vào các chi dưới nhưng làn da không thể đàn hồi ngay lập tức thì có thể nghĩ đến trường hợp chi dưới phù nề do bệnh thận. Dấu hiệu thứ 3, bạn đột nhiên bị cao huyết áp nhưng không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu thứ 4 là dấu hiệu cơ thể thiếu máu, thận có chức năng giải phóng hormone erythropoietin để sản sinh hồng cầu. Khi thận có vấn đề, nó không thể sản sinh hồng cầu và dẫn đến bệnh thiếu máu. Nếu bạn mắc bệnh huyết áp cao kết hợp với bệnh thiếu máu thì cơ thể sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi”.
Bệnh tự miễn là gì?
Bệnh tự miễn là bệnh xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể, vì lý do nào đó trở thành vật lạ, tự kháng thể của cơ thể chống lại các tự kháng nguyên này làm bệnh tự miễn xảy ra.
Bệnh thường gặp ở người trẻ hoặc đứng tuổi (thường từ 20 đến 40 tuổi). Trẻ em và người già ít gặp hơn, nữ gặp nhiều hơn nam.
Bệnh tiến triển từng đợt, nặng dần (vì vậy bệnh có tên là bệnh tự duy trì) diễn tiến thường phức tạp, đa dạng từ cấp tính, tối cấp đến nhẹ, dai dẳng.
Bệnh tự miễn di truyền và thường có tính chất gia đình. Khi bị bệnh tự miễn có thể tổn thương đồng thời nhiều cơ quan.
Biểu hiện khi mắc bệnh tự miễn
Sốt kéo dài dù có uống thuốc hạ sốt và tái phát liên tục.
Triệu chứng mệt mỏi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không tập trung, mất tinh thần. Nếu thấy bị tình trạng này bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân để điều trị sớm.
Ngứa da, nổi mề đay, phát ban: Nhiều người dễ nhầm lẫn với bị dị ứng tuy nhiên khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu khiến da bị ngứa ngáy, hay nổi mề đay hoặc phát ban.
Tăng hoặc giảm cân bất thường: Nếu bạn cảm thấy trọng lượng cơ thể đột nhiên tăng hoặc giảm một cách bất thường thì nguyên nhân có thể do sự trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, hệ miễn dịch thay đổi.
Sưng các tuyến ở khớp, cổ họng vì hệ miễn dịch tạo các kháng thể tự “hủy hoại” các mô tại các cơ quan.
Thay đổi trong nhu động ruột và quá trình trao đổi chất dị ứng thực phẩm hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến bạn dễ bị dị ứng với thực phẩm hoặc gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy.
Sán ăn thủng phổi bé gái 12 tuổi
Do sống trên núi, cô bé 12 tuổi có thói quen uống nước ở khe suối. Ký sinh trùng từ nước đã xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh nhi suýt mất mạng.
Theo TVBS, vừa qua một cô bé 12 tuổi ngụ tại một huyện miền núi tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có dấu hiệu sốt cao liên miên kèm theo ho dữ dội. Tại bệnh viện huyện, các bác sĩ nghi ngờ cô bé bị mắc lao phổi nên đề nghị chuyển lên Bệnh viện Nhi Thành phố Tây An, Thiểm Tây, để có chẩn đoán chính xác và phương hướng điều trị hiệu quả hơn.
Hiện tượng tràn dịch màng phổi ở cô bé 12 tuổi. Ảnh: TVBS.
Người trực tiếp điều trị - bác sĩ Cẩu Siêu Luân, khoa Tim mạch - Lồng ngực - cho hay ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc lao phổi. Hình ảnh X-quang thấy thùy dưới phổi trái có nhiều lỗ thủng và tình trạng tràn dịch màng phổi khá nghiêm trọng. Các triệu chứng cận lâm sàng này khớp với bệnh lao phổi nhưng bác sĩ Cẩu vẫn băn khoăn khi cô bé còn nhỏ, cơ hội mắc lao phổi không cao. Xung quanh khu vực cô bé sống cũng không có trường hợp nào mắc bệnh.
Ông tiếp tục cho chụp cộng hưởng từ và xét nghiệm máu. Các lỗ thủng trên thùy phổi của bé gái do ký sinh trùng có tên "sán lá phổi", Xét nghiệm máu cũng cho thấy kết quả lượng bạch cầu ái toan (bạch cầu ái toan thường xuất hiện trong các bệnh lý về ký sinh trùng hoặc dị ứng) tăng cao bất thường.
Sau khi tìm hiểu, cô bé này cho biết vì nhà ở trên vùng núi nên em hay uống nước khe suối khi thấy khát. Nước này dù trong mát nhưng lại chứa rất nhiều ký sinh trùng mà mắt thường không thể thấy được như sán ếch nhái, sán lá phổi. Nước còn chứa một lượng cực lớn trứng giun sán nhỏ li ti. Những trứng sán vào được cơ thể, sẽ bám vào thành ruột, theo các mạch máu nhỏ xâm nhập hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan thích hợp. Sán lá phổi đặc biệt thích sống ở phổi và gây ra những triệu chứng tương tự như lao phổi bao gồm sốt cao, tức ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, ho ra máu...
Theo Zing
6 hiểu lầm nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh tử vong Hiện vẫn còn nhiều người có những nhận thức không đúng về bệnh sốt xuất huyết dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tính mạng. Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết nếu phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ thì sẽ khỏi bệnh, không để lại...