Sau khi gặp bạn trai của con gái, mẹ ngăn chuyện kết hôn
Câu chuyện của Hiền như một lời nhắc nhở những phụ nữ đang yêu và dự định kết hôn. Đừng bao giờ đánh mất đi khả năng phán đoán khi đối mặt với tình yêu.
01
Cha mẹ Hiền ly hôn từ khi cô còn bé. Mẹ cô đúng tiêu chuẩn của một “ nữ cường nhân”. Một mình nuôi con nhưng bà rất mạnh mẽ, kinh doanh giỏi giang, chưa bao giờ Hiền bị thiệt thòi về vật chất.
Mẹ mạnh mẽ là vậy song Hiền lại hướng nội, không đủ tự tin khi giải quyết chuyện tình cảm. Có thể từ bé thiếu vắng tình thương của cha nên cô dễ dàng tin tưởng người khác. Người ta đối xử tốt với cô một chút thì cô rất biết ơn. Thậm chí cô từng bị bạn trai “đá”, bản thân tổn thương rất nhiều nhưng cô vẫn nghĩ mình chưa đủ tốt để xứng với anh ta.
Cách đây 2 năm, Hiền gặp Long. Trong mắt người ngoài, Long rất bình thường, hơi mồm mép nhưng Hiền lại bị anh ta thu hút. Yêu đương được 2 năm, Hiền mong cả hai sớm ổn định nên đưa anh về nhà ra mắt để tính chuyện cưới xin.
Nhưng sau cuộc gặp mặt này, mẹ Hiền đã khuyên con gái nghĩ lại. Bà là người làm kinh doanh, trong xã hội gặp quá nhiều loại người, khi tiếp xúc với Long, bà thấy chàng trai này không thật lòng với con gái.
Lần đầu đến nhà ra mắt nhưng Long không chuẩn bị gì. Đến gần cổng nhà, anh ta mới ghé vào một hàng hoa quả bán rong mua vội chút đồ. Mẹ Hiền từ trên ban công đã nhìn thấy tất cả song bà chưa lên tiếng.
Khi vào nhà Hiền, ánh mắt Long đảo khắp 4 phía, mắt sáng rực nhìn cách bài trí xa hoa hay chiếc xe sang của mẹ cô đậu trong sân. Thái độ đó, ánh nhìn đó có thể lừa dối Hiền nhưng với mẹ cô thì không. Hơn nữa khi nói chuyện trong bữa cơm, không dưới 2 lần Long nhắc chuyện gia cảnh mình không khá giả, kết hôn xong sẽ không có nhà riêng ngay được.
02
Sau khi Long rời khỏi nhà, mẹ Hiền đã vội vàng kéo con gái về phòng rồi lên tiếng: “Mẹ không phản đối chuyện con lấy một anh chàng gia cảnh kém nhưng con phải chọn được một người có phẩm chất tốt. Chuyện con với Long, mẹ nghĩ con nên dừng lại nếu không sau này sẽ rất khổ”.
Sau đó, bà phân tích cho con gái biết từ những dấu hiệu đầu tiên khi Long bước vào nhà, mắt sáng rực trước các món đồ trang trí đắt đỏ hay ẩn ý nhiều lần nói đến việc mình không mua được nhà riêng, xe riêng sau khi kết hôn. Đàn ông có ý chí, cầu tiến thì nhắc đến điều đó làm gì, thay vào đó, họ nên cố gắng vươn lên thì hơn.
Video đang HOT
Chưa kể, Long không thèm chuẩn bị quà ra mắt mà mua luôn ít trái cây ngay trước cổng nhà. Việc quà cáp đắt rẻ không quan trọng nhưng cái chính là sự chuẩn bị thể hiện lòng tôn trọng gia đình bạn gái. Bà có cảm giác Long ở bên cạnh Hiền chỉ vì gia cảnh của cô rất tốt mà thôi.
“Con hoàn toàn có thể cưới một chàng trai nghèo nhưng người có tính cách tồi tệ thì không thể cho dù điều kiện anh ta tốt hay xấu ra sao”, mẹ cô kết luận.
Đêm hôm đó, Hiền bắt đầu nhớ lại từng chi tiết trong suốt mối quan hệ 2 năm qua của mình.
Từ khi bắt đầu mối quan hệ đến nay, bạn trai chưa bao giờ chủ động tặng cho cô một món quà tử tế nào. Bất cứ dịp gì, anh ấy cũng lấp liếm bằng lí lẽ: “Ngày nào bên em cũng là ngày lễ” để cho qua.
Khi đi ăn cùng nhau, đa phần Hiền đều rút ví. Anh chàng cũng chưa một lần đòi trả tiền.
Năm ngoái, em gái của Long bị ngã xe đi bệnh viện, nhất thời anh ta không có tiền, Hiền đã trả trước 10 triệu. Long nói rằng sẽ trả lại nhưng cho đến giờ anh ta vẫn chưa nhắc lại chuyện ấy một lần.
Để thử lòng Long và xác minh lời mẹ có đúng không, vài ngày sau cô bâng quơ hỏi Long: “Dù có chuyện gì anh cũng yêu và muốn kết hôn với em đúng không”.
“Chắc chắn rồi”, Long đáp.
Sau đó Hiền tiếp tục: “Biết ngay mà, em đã không chọn nhầm người. Hôm nay em nói cho anh chuyện này nhé, nhà máy của mẹ em sắp đóng cửa rồi, mẹ bị lừa, đang nợ mấy chục tỷ đồng. Bây giờ nhà cửa đã gán nợ hết. Giờ em chỉ có anh thôi, anh sẽ cùng em kết hôn rồi đồng hành qua giai đoạn khó khăn này nhé”.
Nghe xong, sắc mặt Long thay đổi, chần chừ một chút, anh ta từ chối luôn: “Đó là chuyện của nhà em, anh làm sao can hệ được. Giờ em nói thế anh cũng chịu đấy, anh nhiều gánh nặng lắm rồi, thôi để anh nghĩ đã có nên cưới hay không. Tưởng nhà em thế nào chứ thế này thì ai chịu được”.
Hiền sững người, đây là lần đầu tiên cô nghe thấy sự phủi tay nhanh đến thế từ bạn trai. Hiền hạ quyết tâm chấm dứt. Cô cũng thấy may mắn khi đã nhận ra bộ mặt thật sớm còn hơn lún sâu vào mối quan hệ.
Về già, đánh mất 3 "chìa khóa" này sẽ khó có cuộc sống viên mãn
Người phụ nữ này dẫu sống một mình trong căn biệt thự rộng thênh thang nhưng chưa khi nào người ta thấy bà vui vẻ với cuộc sống hiện tại mà nhiều người mơ ước.
Hồi tháng 2, trong một lần về thăm quê, Lý Khánh Trung (35 tuổi, Chiết Giang, Trung Quốc) nhìn thấy bà lão sống trong căn biệt thự đối diện đang ngồi suy nghĩ về điều gì đó trước cửa nhà.
Về đến nhà, anh liền hỏi mẹ xem người mới chuyển đến là ai. Mẹ anh tiết lộ đó là dì Vương, chỉ còn một mình, sau khi ly hôn người chồng cách đây 20 năm. Còn 2 người con trai của dì đều đang đi làm ở thành phố cả năm về được 1 lần.
Lần mới đây nhất con cái về thăm dì là khi dịp Tết. Tuy nhiên hai người con của bà cũng chẳng hòa thuận. Bởi họ còn quan tâm đến việc tranh giành căn biệt thự này của dì Vương. Vì thế suốt mấy năm nay gia đình bả chẳng có nổi một bữa cơm đầy đủ các thành viên. Nếu em về thăm mẹ chắc chắn người anh sẽ né tránh ngày đó.
Sau khi nghe được câu chuyện này, Lý cảm thấy hơi buồn. Bởi anh nghĩ rằng dì Vương đã dành phần lớn cuộc đời mình để nuôi các con khôn lớn. Nhưng đến những năm tháng tuổi già lại cô đơn trong căn biệt thự rộng thênh thang này.
Sau khi ăn xong bữa trưa, anh Lý đã ghé thăm người hàng xóm này. Anh nhận thấy rõ vẻ mặt vui mừng của bà cụ khi có người đến thăm. Qua gần 2 tiếng trò chuyện, hiểu được câu chuyện của bà cụ, anh dần nhận ra về già không phải sống trong một căn biệt thự là sướng. Thiếu 3 giá trị này thì tiền tài nhiều đến mấy cũng khó cảm thấy an lòng.
Ảnh minh họa
1. Thiếu sức khỏe
Thông thường, khi về già, con cái của bạn cũng gần như ở tuổi đôi mươi và chúng có thể bắt đầu tự lo cho cuộc sống riêng. Sau nhiều năm đi làm, bạn có thể tích lũy được khoản tiền để tận hưởng những năm tháng nghỉ hưu.
Song tiền đề của những tháng ngày an nhàn tuổi già lại là một cơ thể khỏe mạnh. Khi tuổi già ập đến, sức khỏe thường suy giảm, bệnh tật cũng bắt đầu tìm đến. Chẳng hạn xương, chức năng não hay hệ thống miễn dịch sẽ không còn khỏe như khi bạn ở độ tuổi 20 hay 30.
Chính vì vậy, tưởng rằng đây là khoảng thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống, đôi khi lại chính là những ngày tháng bạn phải chống chọi với những căn bệnh. Vì lý do này nhiều người giảm dần sự hứng thú trong cuộc sống vì đeo trên vai cảm giác là gánh nặng cho con cái.
Vậy nên dù giàu có, địa vị có cao đến đâu, sức khỏe ổn định và tinh thần tốt luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có những ngày tháng tuổi già an nhàn.
2. Thiếu người bạn đời
Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ, con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu, mà là người bạn đời. Đây thực sự là người sẽ chung sống bên bạn suốt đời.
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi. Bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn. Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn. Anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày. Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống bên bạn sớm chiều.
Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời. Khi còn trẻ vì bạn đối xử tốt và chân thành với nửa kia nên vợ/chồng mới luôn ở bên và hết lòng yêu thương bạn.
Đừng đánh mất người vợ, người chồng vẫn luôn yêu thương bạn nhất. Vì suy cho cùng họ chính là người sẽ ở bên bạn lâu nhất trong cuộc đời này.
Mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ dìu nhau đi bộ khiến ai cũng ngưỡng mộ. Để có những khoảnh khắc hạnh phúc đó, họ đã cùng nhau trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng vẫn ở bên nhau không rời.
Ảnh minh hoạ
3. Thiếu gia đình hòa thuận
Với những năm tháng tuổi già, điều thực sự đem đến cho bạn bạn bình yên là một gia đình hạnh phúc. Và tiền đề của hạnh phúc đó không phải là số lượng của cải. Bởi vì có đôi lúc càng nhiều tiền, càng dễ gặp rắc rối.
Nhiều gia đinh giàu có vốn dĩ có thể sống rất bình yên và thuận hòa. Song vì tranh chấp của cải và tài sản mà dẫn đến rạn nứt tình cảm, anh em vì tư lợi mà đấu đá nhau, cha mẹ vì thế dễ phiền lòng. Vậy nên gốc rễ của một gia đình hạnh phúc đó sự hòa thuận.
Khi người trong gia đình cùng đồng lòng, đoàn kết thì dù cuộc sống có bao nhiêu "hố sâu" muốn ghì chúng ta lại thì tất cả những người thân trong nhà sẽ dùng đủ mọi cách để giúp bạn vượt qua.
Hội chứng 'chán bị giục' và phản ứng của giới trẻ: Không yêu đương, không kết hôn, không con cái 'Nếu không bị thúc giục, có lẽ tôi đã định kết hôn ở tuổi 30. Hiện tại, tôi quyết tâm sống cuộc sống độc thân và tự do. Lần nào về cũng phải nghe về chuyện chồng con, lần nào về cũng phải nghe về chuyện mai mối, cuộc sống thật khó khăn!'. Sau "bệnh" lười, "bệnh" hoang, một loại "bệnh" mới cũng...