Sau khi đi vệ sinh, nên vứt giấy vào sọt rác hay xả sạch trong bồn cầu? Hóa ra trước nay chúng ta vẫn làm sai cách
Nếu bạn không phải là một người thích dùng vòi xịt mà trung thành với giấy vệ sinh, sau khi sử dụng xong, bạn sẽ làm gì với nó? Có thể trước nay bạn vẫn làm sai cách, tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe đấy.
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết mọi người sau khi đi vệ sinh đều vứt giấy đã qua sử dụng vào thùng rác. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người đi vệ sinh xong lại cho giấy vào bồn cầu để xả đi.
Trước đây, đã từng có những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng về việc nên vứt giấy đã qua sử dụng vào thùng rác hay xả nó trong bồn cầu. Những người vứt vào thùng rác cho rằng cho giấy vào bồn cầu sẽ gây tắc nghẽn, còn những người vứt thẳng giấy vào bồn cầu thì cho rằng vứt vào thùng rác là không quan tâm đến vệ sinh…
Vậy làm cách nào mới là tốt nhất: vứt vào sọt rác hay xả trong bồn cầu?
Trên thực tế, có vẻ như cách hợp vệ sinh hơn là nên ném trực tiếp vào bồn cầu và xả sạch, thay vì ném vào thùng rác. Khi đi du lịch nước ngoài, chúng ta có thể thấy nhà vệ sinh ở nhiều nước không có thùng rác, nhiều người thắc mắc không biết không có thùng rác thì vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào đâu, thực chất là bạn có thể vứt trực tiếp xuống bồn cầu.
Theo quan điểm của nhiều người, việc vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu có thể dễ dàng khiến bồn cầu bị tắc, nhưng điều này cũng hiếm khi xảy ra.
Mức sống của con người đã được cải thiện. Giấy vệ sinh cũng mỏng hơn và chứa rất ít chất chống ướt, có thể dễ dàng hòa tan khi ném vào nước. Hơn nữa, hầu hết các loại ống thoát nước hiện nay đều được làm từ ống nhựa PVC và nhựa PPR, tương đối ổn định, không dễ gặp sự cố tắc nghẽn. Vì vậy hãy vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu, giấy vệ sinh sẽ hòa tan trong nước và không gây tắc cống như nhiều người lo lắng.
Sẽ không tốt nếu bạn vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào thùng rác. Trước hết, ai cũng biết chất trên giấy vệ sinh đã qua sử dụng là gì, nó chứa rất nhiều vi khuẩn, nhiều người không thay túi rác trong nhà vệ sinh hàng ngày nên sẽ sinh sôi rất nhiều vi khuẩn. Nhất là vào mùa hè, trời nóng hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi hơn. Trong trường hợp này, ngoài mùi hôi đặc trưng của nhà vệ sinh sẽ tăng lên, nó cũng rất mất vệ sinh và còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Video đang HOT
Ở góc độ bảo vệ môi trường, vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu giúp làm giảm việc sử dụng túi ni lông, hạn chế tác động của túi ni lông đối với môi trường. Vì vậy, việc vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào thùng rác thực chất là không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Tại sao trước đây, chúng ta được yêu cầu vứt giấy vệ sinh vào thùng rác thay vì vứt vào bồn cầu?
Trước kia, giấy vệ sinh không mềm như bây giờ, khó tan trong nước. Bên cạnh đó, hầu hết các đường ống dẫn nước đều được làm bằng sắt, dễ bị rỉ sét và tắc nghẽn. Do đó, nếu bạn vứt giấy vệ sinh không tan vào đường ống nước hoen rỉ rất dễ gây tắc nghẽn. Để giảm tắc nghẽn, mọi người khi đó đã vứt giấy vệ sinh vào thùng rác.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có 1 số trường hợp bạn nên vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào sọt rác thay vì bồn cầu:
- Khi bạn sống ở một khu nhà cũ, ống dẫn nước vẫn là ống sắt, chưa có ống nước nhựa mới thay thế. Dù giấy sử dụng tốt đến mấy nhưng đường ống nước cũ vẫn có nhiều khả năng bị tắc. Do đó, để giảm tắc nghẽn, hãy vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào thùng rác.
- Giấy chúng ta sử dụng hiện nay bao gồm khăn giấy lau mặt và giấy vệ sinh. Giấy vệ sinh rất dễ bị thủy phân, nhưng khăn giấy lau mặt thì không. Giấy lau mặt chứa nhiều chất giữ ẩm mạnh, không dễ tan trong nước, ví dụ khi mặt đổ mồ hôi mà sử dụng loại giấy này để thấm thì giấy không dễ tan, trong khi dùng giấy vệ sinh để thấm thì nó sẽ tan, vụn ra. Vì thế, nếu nhà bạn sử dụng khăn giấy lau mặt làm giấy vệ sinh hoặc trong trường hợp khẩn cấp hết giấy vệ sinh và phải dùng giấy lau mặt để thay thế, đừng vứt nó vào bồn cầu nếu không sẽ làm tắc đường ống.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Cách xử lý bồn cầu tắc chỉ với vài giọt nước rửa chén thông thường, đơn giản nhưng hiệu quả
Bạn có thể thay nước rửa chén bằng dầu gội hoặc một ít bánh xà phòng, nhưng tốt nhất vẫn nên dùng nước rửa chén.
Bạn biết không, nước rửa chén có khả năng tẩy rửa mạnh, ngoài ra còn có độ nhờn đặc trưng nên nó hoàn toàn có khả năng bôi trơn đường ống dẫn và chất thải sẽ trôi xuống bể một cách dễ dàng.
1. Cách thông tắc bồn cầu bằng nước rửa chén
Chuẩn bị
- Chỉ nên xả nước một lần, vì khi bồn cầu đã tắc thì bạn xả nước mãi thì vật thể cũng không thể trôi đi được mà còn khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, mà lại phung phí tiền nước.
- Mở cửa sổ cho thông thoáng.
- Sử dụng găng tay và đeo khẩu trang y tế khi thông bồn cầu để đảm bảo vệ sinh.
- Đun nước sôi rồi pha vừa đủ với một xô nước lạnh, nhiệt độ của nước nên vừa phải tầm bằng nhiệt độ cốc trà nóng vì nước quá nóng hoặc sôi sẽ làm hỏng lớp men của bồn cầu.
Thực hiện
Bước 1: Nhỏ vài giọt nước rửa chén trực tiếp vào bồn cầu đang bị tắc. Chỉ cần vài giọt thôi nhé, không nên cho nước rửa chén vào quá nhiều vì sẽ gây lãng phí.
Bước 2: Đổ nửa xô nước nóng từ từ vào bồn cầu. Sau đó, cứ để như vậy khoảng 20 phút.
Bước 3: Nhấn van xả nước trong bồn cầu và bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Nếu như bồn cầu vẫn còn tắc, bạn có thể lặp lại thêm vài lần nữa.
Bạn có thể thay nước rửa chén bằng dầu gội hoặc một ít bánh xà phòng, nhưng tốt nhất vẫn nên dùng nước rửa chén. Tuy nhiên, không được thay thế bằng nước giặt hay bột giặt vì chúng sẽ giết chết các lợi khuẩn phân hủy chất thải bên trong hầm tự hoại.
2. Một số cách thông tắc bồn cầu đơn giản
Cách 1: Dùng baking soda và giấm. Với phương pháp này, bồn cầu ít nước sẽ không còn tác dụng. Vì thế, cũng chuẩn bị thêm chậu nước ấm.
Đầu tiên cho từ 1 đến 2 cốc baking soda và giấm trắng vào trong bồn cầu rồi đổ nhẹ nhàng chậu nước ấm vòng quanh bệ ngồi, dần dần đổ trực tiếp vào trong bồn cho đến khi nước ngập nửa bồn hoặc nhiều hơn chút. Lúc này trong bồn cầu sẽ xảy ra phản ứng sủi bọt trắng, phản ứng thậm chí sẽ xảy ra nhanh nếu như bạn cho mọi thứ vào quá nhanh.
Đậy nắp bồn cầu lại và để im khoảng 30 phút. Hỗn hợp chất thải bị tắc nghẽn trong bồn cầu sẽ dần tan ra và bị thụt rửa. Nếu 1 lần chưa thành công, bạn có thể lặp lại thêm 1 đến 2 lần nữa.
Cách 2: Sử dụng một chiếc móc quần áo. Mẹo vặt này khá đơn giản đó là bạn dùng chiếc móc sắt phơi quần áo đã không dùng nữa, bẻ móc áo mở ra như trong hình dưới. Để tránh làm hỏng lớp men của bồn cầu, quấn chặt một đầu với vải, quấn thật chặt để vải không bị tuột khiến tình trạng thêm tắc.
20 nhà vệ sinh khiến người dùng giận tím người, càng nghĩ càng... thù ông thiết kế Nhiều ý tưởng táo bạo thật đấy! Đi vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng những điều tế nhị như vậy có lẽ chỉ nên để mình bản thân biết thôi. Nhưng có những người lại thích phải biến nó thành một nơi thú vị, là nơi để bạn phải hết hồn với những ý tưởng táo bạo và...