Sau khi con mất vì dị tật bẩm sinh, đôi vợ chồng này đã cứu sống hơn 3.000 trẻ em mắc bệnh tương tự
‘Đó là khoảng thời gian tối tăm. Nỗi đau khi mất đi con trai mình thật không thể tưởng tượng được. Chúng tôi không muốn bất kỳ phụ huynh nào cũng phải trải qua nỗi đau tương tự chỉ vì thiếu hụt tài chính chữa bệnh cho con’.
Lalmati và Mohanlal đã chờ đợi suốt 17 năm ròng để có được một mụn con. Niềm vui đến chưa được bao lâu thì Shiv – bé trai 12 tuần tuổi của cặp vợ chồng đã bị bệnh tim. Dù được điều trị và theo dõi liên tục, nhưng cân nặng của cậu bé cứ liên tục suy giảm.
Vì hai vợ chồng đều là công nhân nên khả năng chi trả viện phí cho con mình là không thể. Trong giai đoạn tăm tối này, họ đã tìm thấy Genesis Foundation, một tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim, đặc biệt là dị tật tim bẩm sinh.
Với sự giúp đỡ của tổ chức này, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho em bé. Kết quả là, sau 18 giờ đồng hồ, cậu bé Shiv cuối cùng đã hồi phục.
Cậu bé Shiv
Được biết, Shiv là một trong 3.000 trẻ em trên khắp nước được nhận hỗ trợ bởi tổ chức Genesis Foundation. Dị tật tim bẩm sinh đã ảnh hưởng đến tính mạng của hơn 200.000 trẻ em mỗi năm. Mặc dù con số này là rất lớn, thế nhưng việc thiếu hụt tài chính đã cản trở nhiều trẻ em được chữa bệnh.
Đó là lý do khiến tổ chức Genesis Foundation bắt tay vào hoạt động. Tổ chức này được thành lập khi Jyoti Sagar và chồng đã mất đi cậu con trai của mình do dị tật tim bẩm sinh.
Joyti Sagar và chồng
‘Nỗi đau khi mất con là không thể tưởng tượng được. Khi chuyện này xảy đến, chúng tôi đã không nhận thức nhiều về nó, việc điều trị cũng không được hiện đại như ngày nay.
Trong suốt khoảng thời gian này, vợ chồng tôi dần nhận ra sự nghiêm trọng và phổ biến của căn bệnh dị tật tim bẩm sinh. Chúng tôi không hề muốn bất kỳ phụ huynh nào phải trải qua nỗi đau tương tự chỉ vì thiếu hụt tài chính. Và thế là, chúng tôi quyết định thành lập tổ chức Genesis Foundation’ - Joyti chia sẻ.
Để chắc chắn rằng số tiền hỗ trợ được đi đến đúng nơi, tổ chức này xem xét kỹ lưỡng xuất thân và thu nhập của từng gia đình trước khi cung cấp viện phí hỗ trợ. Đồng thời, họ cũng mở ra nhiều sự kiện gây quỹ và nâng cao nhận thức cho người dân về căn bệnh này. Họ luôn cố gắng giải quyết vấn đề từ gốc đến ngọn.
Video đang HOT
Các thành viên của Genesis Foundation
Sau nhiều năm nỗ lực hoạt động không ngừng nghỉ, Genesis Foundation đã trở thành một trong các tổ chức phi chính phủ lớn nhất khu vực. Tính đến nay, họ đã cứu mạng hơn 3.000 trẻ em bị mắc bệnh.
‘Dù vậy, chúng tôi vẫn còn cả chặng đường dài để đi. Cứu sống dù chỉ một mạng người cũng là một bước tiến tốt đẹp cho tương lai của bọn trẻ. Tôi hy vọng rằng công việc của mình có thể đảm bảo được sự an toàn cho thế hệ mai sau’ - Joyti cho biết.
Nguồn: The Better India
Khánh Lam
Theo baodatviet
Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi
Mới đây, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng khi cậu bé 2 tuổi qua đời chỉ vì một trận sốt đơn thuần. Nguyên nhân xuất phát từ cách sơ cứu của bố mẹ.
Buổi sáng hôm diễn ra sự việc, cậu bé 2 tuổi (giấu tên) bị sốt nên nằm ở nhà. Gương mặt con nhợt nhạt, đôi môi tái lại, mắt lờ đờ và tay chân bắt đầu co giật. Trước biểu hiện này của con, người cha đã vô cùng hoảng hốt, bối rối. Anh tìm cách ngăn việc co giật của con lại. Anh đưa tay vào miệng con vì sợ rằng việc co giật sẽ khiến con cắn vào lưỡi.
Nhưng thật tồi tệ, vài phút sau, cậu bé nằm bất động trên giường, mắt không mở được và hơi thở rất yếu. Người bố đã nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Thật không may, dù cho bác sĩ đã hết sức cứu chữa, đứa bé cũng không thể nào thở được nữa. Bé đã mãi mãi ra đi khi còn chưa được tới trường nô đùa cùng bạn bè. Bác sĩ đã nói rằng, chính cách xử lí của bố đã là nguyên nhân khiến bé không bao giờ tỉnh lại.
Trẻ sốt cao, lên cơn co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, co giật gây sốt ở trẻ em không hiếm gặp. 99,9% các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, bố mẹ nên nhanh chóng đứa con đến bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh hiểu được nguyên lý này và thường dùng những cách kiểu như cho tay vào miệng con với suy nghĩ ngăn con không cắn vào lưỡi hoặc kìm giữ tay chân của con khi co giật. Chính những việc làm này đã gây hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp này, việc làm đúng đắn nhất là bố mẹ phải thật bình tĩnh, không nên sợ hãi. Vì các cơn co giật chỉ diễn ra vài phút và không đe dọa tính mạng. Bố mẹ có thể giúp con bằng các bước sau:
- Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
- Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
- Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
- Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
- Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước, không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.
- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Sơ cứu không đúng cách có thể khiến con gặp họa (Ảnh: Sohu)
Đã có rất nhiều gia đình chữa bệnh cho con theo những kinh nghiệm để rồi phải hối hận cả đời. Tại Đại Khánh, Hắc Long Giang, Trung Quốc, bé gái 7 tuổi cũng đã được bà cầm máu cho vết thương ở ngón tay bằng cách rắc... ớt bột vào với hy vọng nó thấm máu. Hậu quả là cô bé phải cắt bỏ phần đầu ngón tay do vết thương bị nhiễm trùng.
Hay như cậu bé có biệt danh Cancan bị cảm lạnh, bố mẹ không đưa đi viện mà đã dùng rượu để lau khắp người cho bé. Trong quá trình lau, Cancan có triệu chứng lờ đờ, bất tỉnh và không thể giao tiếp. Cậu bé được đưa tới bệnh viện, sau một loạt những biện pháp cấp cứu như hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản, tim mạch, chống sốc, thở máy và bảo vệ não... Can Can vẫn bị suy tạng và rồi... ra đi mãi mãi.
Dưới đây là một số tình huống mà phụ huynh hay áp dụng các cách chữa theo thói quen mà không lường hết hậu quả của nó:
Cho nuốt miếng cơm to, hoặc uống nước dấm khi bị hóc xương cá
Xương cá rất dễ để lấy ra khỏi cổ họng. Nhưng khi áp dụng cách nuốt một miếng cơm to, nó có thể bị chìm vào thịt và dâm vào cổ họng, việc làm này sẽ càng gây khó khăn hơn khi gắp xương ra. Nguy hiểm hơn nữa một số xương cá có thể đi vào thực quản, thực quản lại nằm gần động mạnh chủ và khí quản, nếu xương cá làm thủng thực quản, làm thủng động mạch chủ có thể gây chảy máu lớn hoặc làm thủng khí quản có thể gây nhiễm trùng. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.
Uống giấm cũng không phải là một cách làm tốt. Nhiều người nghĩ giấm có thẻ làm mềm xương cá, làm tan nó ra nhưng ngay cả khi nó có tác dụng đó thì cũng phải mất thời gian mới tác động được lên xương cá. Nhưng khi uống giấm, giấm có thể ngấm vào dạ dày, ở trong cổ họng thậm chí có thể làm bỏng cổ họng và niêm mạc thực quản.
Trong trường hơp này, cách làm chính xác là nên tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện thao tác gắp xương cá một cách cực kì nhanh chóng, dễ dàng.
Bà cầm máu cho cháu bằng bột ớt đã khiến cô cháu gái phải cắt bỏ phần đầu ngón tay (ảnh: Sohu)
Ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam
Bắt trẻ ngửa mặt lên khi chảy máu cam có thể khiến trẻ nuốt máu vào thực quản và đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Khi lượng máu chảy ra lớn, chúng dễ dàng hít vào khí quản và phổi, làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy hiểm!
Cách làm đúng là nên để trẻ ngồi xuống, đầu hơi nghiêng về phía trước, sau đó áp một chiếc khăn lạnh lên đầu hoặc đặt một chiếc khăn ướt quanh cổ để cầm máu.
Bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng hoặc nước tương khi trẻ bị bỏng
Khi một đứa trẻ bị bỏng, kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương.
Kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả khi trẻ bị bỏng mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương. (ảnh: Sohu)
Cách đúng: rửa sạch vết thương bằng nước lạnh. Điều này giữ cho vết thương sạch sẽ và giảm nhiệt độ của vết thương và làm giảm cơn đau do bỏng. Tìm miếng gạc hoặc vải sạch để che vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Theo Tuệ Lâm (Theo Sohu) (Khám phá)
Dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề tâm lý Thích bạo hành động vật, thích nghịch lửa, hay tự gây thương tích cho bản thân là những dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề tâm lý. Trang VerywellFamily liệt kê nhiều dấu hiệu của trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua . Dấu hiệu cảnh báo chung - Các biện pháp kỷ luật của bố mẹ không còn tác dụng với...