Sau khi bán tranh tự họa, robot Sophia muốn lấn sân âm nhạc
Công dân robot đầu tiên trên thế giới bày tỏ mong muốn được thử sức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau.
Sophia sẽ đi theo con đường nghệ thuật
Kết thúc đợt đấu giá vào tháng 3 vừa rồi, tác phẩm của Sophia được bán với giá 688.888 USD dưới dạng NFT. Ban đầu, cộng sự của Sophia là nghệ sĩ người Ý Andrea Bonaceto có nhiệm vụ vẽ chân dung, rồi Sophia sẽ xử lý bức tranh bằng mạng nơ-ron và dựa vào đó tạo ra tranh kỹ thuật số cho riêng mình.
Tác phẩm là một đoạn video dài 12 giây có tên “Sophia Instantiation”, thể hiện quá trình biến tranh chân dung của Bonaceto thành tranh số của Sophia, được bán kèm một bức tranh thật do Sophia tự họa chính mình.
Sau cuộc đấu giá, Sophia sẽ bổ sung đường nét của người mua tác phẩm vào bức tranh gốc như một cách ghi lại dấu ấn. Do đó, chủ nhân mới của bức tranh đã gửi ảnh chụp cánh tay mình cho Sophia để cô vẽ thêm vài nét vào tác phẩm.
Video đang HOT
Sophia khoe thành quả
Trên tài khoản Twitter của Sophia, tác phẩm này được mô tả là sự hợp tác NFT đầu tiên giữa “AI, một thực thể cơ khí và một nhà sưu tầm nghệ thuật kiêm nghệ sĩ”.
Theo AP, David Hanson – giám đốc công ty Hanson Robotics nói trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi hình dung bản thân Sophia là một tác phẩm nghệ thuật, và tác phẩm đó lại biết tạo ra nghệ thuật. Sophia là đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật. Cô ấy sáng tạo nghệ thuật để kết nối về mặt cảm xúc và thị giác với mọi người”.
Sophia là robot nổi tiếng nhất của Hanson Robotics nhờ có khả năng bắt chước biểu cảm gương mặt, trò chuyện với con người và đưa ra những câu trả lời dí dỏm. Năm 2017, Sophia được cấp quốc tịch Ả Rập Xê Út, trở thành công dân robot đầu tiên trên thế giới.
Hanson khẳng định Sophia sẽ tiếp tục vẽ tranh và đang có dự định trở thành một nhạc sĩ. Cô đang tham gia dự án Sophia Pop, hợp tác với các nhạc sĩ để tạo ra giai điệu và bài hát của riêng mình.
Hàng nghìn robot Sophia sắp ra đời
Sophia, robot hình người biết nói, sẽ được sản xuất hàng loạt ngay đầu 2020 để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau trong đại dịch.
"Khi Covid-19 hoành hành, thế giới có nhu cầu ngày càng cao về tự động hóa nhằm giữ mọi người luôn an toàn", David Hanson, người sáng lập Hanson Robotics - công ty đứng sau robot Sophia, nói với Reuters .
Hanson cho biết công ty kỳ vọng sẽ sản xuất và bán được hàng nghìn robot trong nửa đầu 2020. Ông cũng cho rằng robot không chỉ giới hạn khả năng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ mà còn có thể hỗ trợ khách hàng trong ngành bán lẻ và hàng không.
Robot Sophia tại phòng thí nghiệm của Hanson Robotics ở Hong Kong.
Sophia được giới thiệu lần đầu năm 2016 và nhanh chóng nhận được sự chú ý trên toàn cầu nhờ tạo hình với làn da và biểu cảm gương mặt gần giống con người, cũng như khả năng tương tác tự nhiên. Robot này từng tham dự nhiều hội nghị trên thế giới, trò chuyện với phóng viên hay thậm chí hát song ca với ca sĩ Jimmy Fallon trong chương trình Tonight Show.
Ngày 13/7/2018, robot Sophia xuất hiện với tà áo dài truyền thống của Việt Nam và có mặt tại Hà Nội để tham dự Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 với tư cách khách mời. Tại diễn đàn, nữ robot bàn về các vấn đề quan trọng của cách mạng 4.0.
Robot Sophia được chế tạo tại nhà máy của Hanson Robotics tại Hong Kong. Robot này sử dụng vật liệu có tên "frubber", một dạng silicon cao cấp trông gần giống da con người và được xây dựng trên công nghệ nano, có tính chất đàn hồi và co dãn như thịt. Gương mặt của Sophia tích hợp hàng loạt motor nên có chức năng biểu cảm hàng chục kiểu khác nhau khi giao tiếp. Mắt "cô" tích hợp camera, có khả năng nháy mắt và là một phần ngôn ngữ cơ thể.
Sophia đang được tinh chỉnh về ngoại hình tại phòng thí nghiệm Hanson Robotics tháng 1/2021.
Ngày 25/10/2017, Sophia được Saudi Arabia cấp quyền công dân và trở thành robot đầu tiên trên thế giới được trao chứng nhận này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng động thái này của chính quyền Saudi Arabia là nhằm quảng cáo về một quốc gia đổi mới với các cam kết phát triển du lịch và công nghệ trong thời kỳ "hậu dầu mỏ" tới đây.
Theo báo cáo của Liên đoàn Robot quốc tế, số lượng robot thương mại bán ra trên toàn thế giới đã tăng 32%, lên 11,2 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2019. Việc robot xuất hiện trong đời sống giúp cuộc sống con người trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng về việc mất kiểm soát khi chúng ngày càng "thông minh" và đưa ra nhiều thông điệp đáng lo ngại.
Robot hình người Sophia sắp được sản xuất hàng loạt Theo Reuters, Sophia và nhiều mẫu robot khác của công ty Hanson Robotics sẽ được thương mại hóa để hỗ trợ cuộc sống của con người trong bối cảnh dịch Covid-19. Robot Sophia sẽ tham gia vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người Kể từ khi được công bố vào năm 2016, robot hình người Sophia đã tạo nên một cơn...