Sau khi ăn mà có 4 dấu hiệu này chắc chắn bệnh nghiêm trọng đã ‘ghé thăm’ cơ thể bạn
Nếu có 4 dấu hiệu sau khi ăn trong thời gian dài đừng có thờ ơ kẻo nguy hại sức khỏe.
1. Tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn
Thỉnh thoảng bị tiêu chảy sau khi ăn có thể là do ăn nhiều thức ăn gây kích thích (thức ăn sống, lạnh hoặc cay).
Nếu sau khi ăn mà bị tiêu chảy và xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mất nước,… thì đây là dấu hiệu mắc các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính. Ví dụ như ăn nhiều thức ăn không sạch hay bị nhiễm vi khuẩn,… có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính !
Và nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy sau khi ăn, trước hết bạn nên nghĩ đến các bệnh đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa đường ruột và các bệnh nội tạng khác.
2. Đau bụng sau khi ăn
Đau bụng sau khi ăn có thể là do mắc các bệnh khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào vị trí đau và tính chất của cơn đau!
Nếu cơn đau bụng xuất hiện sau khi ăn khoảng 1 giờ, giảm dần và hết sau bữa ăn tiếp theo, nhưng sẽ tái phát và xuất hiện thường xuyên thì đây chính là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu trước đó bạn không bị đau bụng nhưng sau khi ăn hoặc ăn quá no mà đột nhiên có các triệu chứng như đau bụng trên, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn thì là do mắc các bệnh cấp tính như viêm túi mật cấp, viêm tụy,…
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu đột nhiên bị nôn trớ và đau bụng sau khi uống nhiều bia rượu thì đây thường là dấu hiệu thủng dạ dày. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
3. Đầy hơi sau khi ăn
Đầy hơi là do mắc chứng khó tiêu, bệnh dạ dày mãn tính, thói quen ăn uống không lành mạnh và các yếu tố liên quan khác.
Nếu thời gian gần đây bạn thường xuyên bị đầy bụng và cảm thấy chướng bụng sau khi ăn thì đó có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý khác. Ví dụ, khi mắc xơ gan, ung thư gan và các bệnh khác, bệnh nhân sẽ bị chướng bụng và khó tiêu.
Sau khi mắc ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột, người bệnh cũng sẽ bị chướng bụng do ung thư xâm lấn và phá hủy khả năng tiêu hóa.
4. Nôn mửa sau khi ăn
Nôn mửa và tiêu chảy liên tục sau khi ăn là những triệu chứng nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa. Ngược lại, nếu chỉ nôn 1-2 lần sau khi ăn và không có biểu hiện cấp tính nhưng lại xuất hiện thường xuyên thì thường liên quan đến các bệnh lý lớn, chẳng hạn như ung thư dạ dày.
Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp các vấn đề về dạ dày như đầy bụng và nôn sau khi ăn.
6 thói quen trong ăn uống âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn, bỏ ngay để đề phòng ung thư
Không chỉ riêng chế độ ăn uống mà những thói quen trong ăn uống hàng ngày cũng ngấm ngầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Những thói quen nhỏ trong và sau bữa ăn tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cứ duy trì 6 thói quen sau đây, chúng ta có thể đối mặt với nhiều căn bệnh, nghiêm trọng nhất là ung thư.
1. Ăn khi còn nóng
Theo quan niệm của nhiều người, ăn ngay khi món ăn mới nấu xong còn nóng hổi thì mùi vị sẽ thơm ngon, dạ dày và đường ruột cảm thấy ấm hơn, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh. Nhưng trên thực tế, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một báo cáo nghiên cứu: Ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng trên 65 độ C có thể gây ung thư.
Khi ăn những món có nhiệt độ cao hơn 65 độ C, nhìn chung bạn sẽ bị bỏng lưỡi và không cảm thấy đau rát ở dạ dày. Tuy nhiên, dạ dày của bạn thực sự cũng đã phần nào bị bỏng và nếu thường xuyên ăn thức ăn có nhiệt độ quá cao thì bạn có nguy cơ mắc ung thư thực quản hay ung thư dạ dày.
2. Gắp thức ăn cho nhau
Người Việt thường có thói quen gắp đồ ăn ngon cho nhau để bày tỏ lòng hiếu khách. Thế nhưng, đây lại là nguyên nhân khiến vi khuẩn HP lây lan từ người này sang người khác. Loại vi khuẩn HP này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Đối với những người đang trong quá trình điều trị các bệnh về dạ dày thì việc lây nhiễm vi khuẩn HP sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng đũa gắp thức ăn hay ăn chung bát để phòng ngừa tác nhân gây bệnh.
3. Uống nhiều rượu trong bữa ăn
Để thiết đãi khách hay ăn mừng, trên bàn tiệc của một số gia đình không thể thiếu rượu. Chúng ta có thể uống ít rượu để kích thích vị giác nhưng nếu thường xuyên uống quá nhiều, chúng sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của bạn.
Tạp chí Khoa học hàng tháng của Anh đã chỉ ra rằng rượu có liên quan đến ít nhất bảy loại ung thư: ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và ung thư vú.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên uống vừa phải, tránh trường hợp lạm dụng quá nhiều rượu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
4. Không ăn tinh bột
Nhiều người quen với việc ăn rau trước, sau đó mới đến thịt và cuối cùng là cơm. Đặc biệt là đối với những người muốn giảm cân, lượng tinh bột bị cắt giảm mạnh hoặc có khi bỏ hẳn. Việc làm này gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì khi bạn loại bỏ tinh bột ra khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu không thay thế chúng bằng các nguồn thực phẩm khác.
Ngoài ra, chế độ ăn thiếu tinh bột sẽ dễ gây ra bệnh tim, đồng thời trí nhớ và khả năng nhận thức cũng sẽ bị suy giảm ở một mức độ nhất định. Do đó, bạn cần có một chế độ ăn uống vừa hợp lý vừa đủ chất mà trong đó lượng tinh bột có thể giảm bớt so với bình thường để giảm cân hiệu quả.
5. Hút thuốc sau bữa ăn
Hút thuốc lá sau khi ăn khiến con người luôn trong trạng thái hưng phấn. Mặc chúng ta cảm thấy thoải mái hơn nhưng thực ra hút thuốc vào thời điểm này lại vô cùng có hại khi một điếu thuốc sau bữa ăn tương đương với tác hại của việc hút mười điếu thuốc. Đấy là bởi vì cơ thể đang đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nó cũng tăng cường khả năng hấp thụ các chất độc hại trong thuốc lá.
Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá thường xuyên còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, bạn cần từ bỏ dần thuốc lá ngay từ bây giờ.
6. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Nếu bạn ăn trái cây ngay sau khi ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày vì chúng chứa chất xơ, đường fructose, cacbonhydrat...Nó có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như khó tiêu, đau bụng, và tiêu chảy. Vì vậy, chúng ta nên ăn trái cây sau bữa ăn tốt nhất là khoảng từ 1 - 2 tiếng để dạ dày kịp thời tiêu hóa, từ đó cơ thể mới hấp thụ hết dinh dưỡng.
Bệnh lý viêm ruột thừa, bác sĩ sợ nhất hai từ "quá muộn" Khi bị đau bụng, hầu như ít ai nghĩ đến nguyên nhân viêm ruột thừa trong khi viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất và nó cũng thuộc nhóm "muôn hình vạn trạng" nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Viêm...