Sau Intel, Samsung tiếp tục nhận sản xuất chip AI cho Trung Quốc bằng tiến trình 14 nm lỗi thời
Sau đợt hợp tác với Intel để sản xuất chip 14nm, vào ngày 18/12/2019, Samsung Electronics cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất hàng loạt chip AI cho công ty Baidu – một công ty đa quốc gia chuyên về công nghệ AI và Internet của Trung Quốc – vào năm 2020.
Nói một cách ví von thì Baidu chính là Google phiên bản Trung Quốc.
Cụ thể, Samsung sẽ sản xuất vi xử lý gia tốc Kunlun sử dụng kiến trúc nơ-ron XPU “cây nhà lá vườn” của Baidu, cùng với công nghệ 14nm và I-Cube của Samsung. Con chip này sẽ có băng thông bộ nhớ 512 GBps và có khả năng xử lý lên đến 260 ngàn tỷ phép tính mỗi giây (TOPS – Tera operation per second) với mức TDP 150W.
Đây cũng là lần đầu tiên hai công ty lớn nhất nhì Trung Quốc và Hàn Quốc hợp tác sản xuất chip, giúp Samsung mở rộng thị trường bên cạnh các mảng điện thoại và trung tâm dữ liệu, tiếp cận phân khúc chip hiệu năng cao dùng trong điện toán đám mây (cloud computing) và các thiết bị edge (các thiết bị dùng để kết nối mạng nội bộ LAN với mạng lưới Internet như router, switch).
Baidu cho biết con chip này sẽ cho phép họ thực hiện một số tác vụ AI hiệu quả hơn, chẳng hạn như sắp xếp thứ hạng tìm kiếm và nhận diện giọng nói. Còn đối với Samsung thì đây có thể là một bước đệm để công ty này phát triển và hoàn thiện công nghệ AI cho các sản phẩm của họ.
Video đang HOT
Theo gearvn
Intel: Hoạt động cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm khiến Intel thiệt hại hàng tỷ đô, phải rút lui thị trường
Intel và nhiều công ty khác đang bày tỏ sự bất mãn về chính sách cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm khi hãng chip nước Mỹ vẫn đang hàng ngày thu lợi từ hoạt động này.
Hồi đầu năm nay, Apple đã buộc phải sử dụng modem chip 5G của Intel trên các model iPhone 5G dự kiến ra mắt vào năm sau. Thời điểm đó, Apple và Qualcomm đang trong cuộc chiến bản quyền nên không thể đi chung một con đường.
Tuy nhiên sau đó, Apple và Qualcomm đã bất ngờ giảng hòa và Apple nhiều khả năng sẽ chọn mua chip 5G của Qualcomm thay thế cho Intel. Bên cạnh đó, Intel cũng bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua phát triển modem chip 5G.
Apple dĩ nhiên biết tình thế hiện tại và sự phụ thuộc của hãng vào Qualcomm nên Apple đã chủ động mua lại mảng kinh doanh modem chip của Intel với giá 1 tỷ đô. Nhiều nguồn tin cũng khẳng định, Apple sẽ đưa modem chip đầu tiên tự sản xuất lên modem iPad Pro vào năm 2021, sau đó modem chip thế hệ thứ hai sẽ được tích hợp trên iPhone 2022.
Sẽ không có gì để nói nếu thương vụ trên đem tới lợi ích cho đôi bên nhưng Intel khẳng định, các chính sách bất hợp pháp của Qualcomm đã buộc hãng phải bán rẻ mảng kinh doanh modem chip cho Apple và chấp nhận chịu một khoản lỗ lớn.
Trang Reuters dẫn tuyên bố của Intel cho biết, họ đã phải chịu một khoản lỗ tỷ đô vì giao dịch trên. Hãng khẳng định, việc họ phải bán đi mảng kinh doanh modem chip là do những yêu cầu cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm.
Hồi đầu năm nay, Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Qualcomm đã gặp nhau tại tòa trong phiên xét xử kéo dài 10 ngày do thẩm phán Lucy Koh chủ trì. Phía FTC đã đưa ra các bằng chứng về cách bán chip của Qualcomm là hành vi hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường chip.
FTC cũng đưa ra cách tính tiền bản quyền của công ty dựa trên giá của một chiếc smartphone thay vì tính dựa trên các thành phần linh kiện do Qualcomm cung cấp. Chính sách cấp phép bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) của Qualcomm cũng được FTC đề cập đến. Đây là những bằng sáng chế quan trọng mà các đối thủ, các hãng sử dụng công nghệ của Qualcomm sẽ cần có để đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thẩm phán Koh sau đó đã đưa ra phán quyết ủng hộ FTC. Và phía Qualcomm nhiều khả năng sẽ phải nhận một bản án từ tòa phúc thẩm cho đến khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì phán quyết của Koh sẽ buộc nhà sản xuất chip phải đàm phán lại hợp đồng hiện tại với các nhà sản xuất smartphone. Nhưng nếu Qualcomm kháng cáo thành công, bản hợp đồng với các nhà sản xuất khác vẫn sẽ được giữ nguyên.
Không chỉ có Intel cáo buộc Qualcomm mà nhiều nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng xe hơi đã nộp tài liệu chống lại hoạt động cấp phép của Qualcomm lên tòa phúc thẩm ở San Francisco. Nhà sản xuất phanh xe hơi của Đức Continental AG cho biết, họ đã phải bỏ mối quan hệ hợp tác với Samsung và MediaTek chỉ vì hoạt động cấp phép của Qualcomm.
Continental AG tuyên bố, Qualcomm và các chủ sở hữu bằng sáng chế khác đã từ chối cấp phép công nghệ của họ cho các nhà sản xuất chip và thay vào đó, cấp bằng sáng chế cho các hãng sản xuất xe hơi với giá hàng chục ngàn đô.
Các hãng cung cấp phụ tùng, linh kiện xe hơi cho biết, người tiêu dùng chính là những người chịu ảnh hưởng cuối cùng từ chính sách cấp phép của Qualcomm khi phải chấp nhận mua xe với giá cao hơn.
Hiện tại các bên đã tích cực gây sức ép với tòa án để được hưởng phán quyết có lợi.
Theo VN Review
Intel 'cầu cứu' Samsung giúp sản xuất CPU máy tính do nguồn cung thiếu hụt Intel đã 'tuyệt vọng' trong nỗ lực giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung chip máy tính. Công ty Mỹ vừa phải 'nhờ vả' sự giúp đỡ từ Samsung nhằm phá vỡ bế tắc. Theo báo Hàn Quốc The Investor, Samsung đã đồng ý yêu cầu sản xuất CPU máy tính từ Intel, nhằm giúp hãng này thoát khỏi tình trạng cung...