Sau Huawei, vua drone DJI sẽ là ‘tốt thí’ tiếp theo của ông Trump?
Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã đưa ra cảnh báo về việc các thiết bị máy bay không người lái của DJI đang gửi dữ liệu trực tiếp về trụ sở ở Thâm Quyến.
Theo CNN, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã cảnh báo về sự nguy hiểm của máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.
Cụ thể, cảnh báo trên cho rằng các mẫu máy bay không người lái ở Bắc Mỹ, trong đó phần lớn được sản xuất bởi DJI – công ty có trụ sở tại Thâm Quyến – có thể gửi thông tin chuyến bay về cho công ty mẹ tại Trung Quốc. Dữ liệu này sau đó được sử dụng cho mục đích chính trị.
“Chính phủ Mỹ rất quan ngại về bất kỳ sản phẩm công nghệ nào đưa dữ liệu công dân về lãnh thổ Trung Quốc. Nhất là khi nước này cho phép các hoạt động tình báo truy cập và lạm dụng nguồn dữ liệu đó”.
DHS còn nhấn mạnh: “Mối lo ngại trên có thể dẫn đến lệnh kiểm soát các thiết bị không người lái từ Trung Quốc”.
Video đang HOT
DJI cung cấp nhiều giải pháp máy bay không người lái kèm camera. Ảnh: DJI.
Tuy vậy, văn bản cảnh báo không đồng nghĩa với một lệnh cấm hợp pháp, và bản thân DJI cũng không bị gọi đích danh. Song, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang leo thang, cảnh báo gợi lên mối lo ngại rằng các công ty Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ mệnh lệnh từ chính phủ Mỹ, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.
Tuần trước, Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh làm tê liệt những mối quan hệ kinh doanh của Huawei với các công ty Mỹ. Tuy nhiên, ông Nhậm Chính Phi – CEO và là người sáng lập Huawei – cho rằng chính sách trên không thể tác động đến khả năng hợp tác của công ty với các các đối tác Mỹ như Google và Qualcomm.
Về phía DJI, nhà sản xuất cho biết “an ninh là cốt lõi của mọi hoạt động”. Đồng thời chỉ ra rằng vấn đề bảo mật của mọi thiết bị DJI đều đã được chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp hàng đầu kiểm chứng. “Người dùng có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ”.
“Chúng tôi không chuyển dữ liệu về trụ sở DJI hay đưa lên Internet, và người dùng có thể kích hoạt tất cả các biện pháp phòng ngừa mà DHS khuyến nghị”. Công ty khẳng định sản phẩm của mình đang thực hiện nhiệm vụ “hỗ trợ giải cứu và thúc đẩy an toàn lao động” một cách đầy trách nhiệm.
Vào năm 2017, DJI đã bổ sung chế độ riêng tư cho máy bay không người lái của mình. Tính năng này cho phép ứng dụng điều khiển ngắt các kết nối Internet trong quá trình sử dụng.
Đây là động thái đáp lại một văn bản ghi nhớ của quân đội Mỹ – yêu cầu tất cả các đơn vị ngừng sử dụng sản phẩm DJI do cáo buộc an ninh.
Theo TheDroneGirls, DJI chiếm khoảng 78% thị phần drone toàn cầu (2018), doanh thu đạt khoảng 3 tỷ USD/năm và giá trị công ty đạt 15 tỷ USD.
Theo Zing
Sáng lập Huawei: Nước Mỹ đã quá coi thường chúng tôi
Ông Nhậm Chính Phi, sáng lập Huawei, không nghĩ rằng lệnh cấm mà chính phủ Mỹ nhắm vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu.
Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vừa có những phát biểu đầu tiên về lệnh cấm Huawei mua công nghệ, linh kiện và phần mềm từ các công ty Mỹ mà chính quyền Tổng thống Trump vừa ban hành. Ông Nhậm đánh giá thấp tác động của lệnh cấm này mặc dù nó có thể làm tê liệt khả năng hợp tác của Huawei với các công ty Mỹ như Google, Qualcomm và Intel..
Trong một cuộc họp báo với Truyền trông Trung Quốc tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, ông Nhậm nói việc chính quyền Mỹ hoãn lệnh cấm 90 ngày không ảnh hưởng nhiều tới Huawei bởi họ đã có các kế hoạch dự phòng.
Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi
"Trong thời điểm quan trọng như thế này, tôi rất biết ơn các công ty Mỹ vì họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Huawei và cho thấy sự tận câm của họ với vấn đề này", ông Nhậm nói. "Theo như tôi biết, các công ty Mỹ đã cố gắng thuyết phục chính phủ của họ cho phép họ hợp tác với Huawei. Chúng tôi luôn cần chip do các công ty Mỹ phát triển và chúng tôi suy nghĩ một cách hạn hẹp để rồi loại bỏ các linh kiện của Mỹ".
Ông Nhậm nói rằng các hạn chế thương mại mà Mỹ áp đặt sẽ không ảnh hưởng tới việc triển khai mạng 5G của Huawei và không nghĩ rằng có bất cứ hãng nào bắt kịp được công nghệ viễn thông của Huawei trong hai đến ba năm tới. "Chính phủ Mỹ đã quá coi thường chúng tôi", ông Nhậm nói.
Ông Nhậm Chính Phi, 74 tuổi, rất hiếm khi trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, do căng thẳng giữa Huawei và Mỹ cùng với việc con gái Mạnh Vãn Chu (CFO Huawei) bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, gần đây ông xuất hiện trước công chúng nhiều hơn bình thường. Ông Nhậm từng làm kỹ sư trong quân đội Trung Quốc trước khi thành lập Huawei và điều này cũng góp phần khiến Huawei bị nghi hỗ trợ các hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc.
Tuân thủ quy định của chính quyền Trump, Google đã thu hồi giấy phép sử dụng Android của Huawei vào hôm chủ nhật vừa rồi. Trong khi đó, Intel và Qualcomm cũng đã yêu cầu nhân viên ngừng hợp tác với Huawei. Điều này sẽ khiến Huawei phải ngừng bán những thiết bị chạy các ứng dụng và dịch vụ của Google cũng như có các linh kiện do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, phía Huawei cho biết họ đã xây dựng một hệ điều hành thay thế và dự trữ linh kiện để đề phòng tình huống này xảy ra.
Theo GenK
Huawei tuyên bố không cần đến doanh nghiệp Mỹ để phát triển Trong một thư ngỏ gần đây, chủ tịch công ty viết: 'Chúng tôi thực chất đã dự báo về điều này trước nhiều năm và chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng'. Ông Nhậm Chính Phi - Ảnh: Nikkei Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Huawei Technologies, ông Nhậm Chính Phi, đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng...