Sau hai tuần “im lặng”, Putin lệnh “cảnh báo tác chiến khẩn cấp”
- Báo novinite.com của Bulgaria đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh Hạm đội Biển Bắc ( Northern Fleet) của Hải quân Nga, các đơn vị không quân và lực lượng quân khu miền Tây ở St. Petersburg tiến hành báo động chiến đấu toàn diện từ lúc 8 giờ (giờ Moscow) ngày 16-3.
Ông Putin xuất hiện?
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết động thái trên của Tổng thống Nga Putin là một phần trong công tác kiểm tra tác chiến khẩn cấp “bất thình lình” lực lượng quân đội Nga.
“Lệnh” ban hành tình trạng cảnh báo tác chiến toàn diện hôm thứ Hai (16-3) chính là động thái đầu tiên của ông Putin trước công chúng kể từ khi ông không xuất hiện trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông hay diễn đàn nào (5-3).
Điện Kremlin cho đến lúc này vẫn xác nhận cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và nhà lãnh đạo Kyrgyzstan – Tổng thống Almazbek Atambayev – tại St Petersburg (Nga) vẫn sẽ diễn ra vào ngày 16-3 (giờ Moscow). Giới truyền thông đang vây kín khu vực sẽ diễn ra buổi gặp mặt cấp cao để chứng kiến sự “tái xuất” của ông Putin.
Tăng cường bảo vệ an ninh Bắc Cực
Theo novinite.com, đợt kiểm tra “tác chiến khẩn cấp” lần này nhằm kiểm tra năng lực chiến đấu của Hạm đội Biển Bắc tại khu vực Bắc Cực.
Video đang HOT
Các nguy cơ và thách thức về vấn đề an ninh đòi hỏi Nga phải cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Trong chương trình được xem là diễn tập lần này, quân đội Nga sẽ tăng cường kết hợp các lực lượng an ninh tại Novaya Zemlya và Franz Josef Land nhằm tiêu diệt nhóm “kẻ thù giả định”.
Tổng thống Nga Putin
Chương trình “tác chiến khẩn cấp” kỳ này sẽ diễn ra đến hết ngày 21-3, được Thổng thống Putin lệnh phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy tắc, chuẩn mực về thời gian, phạm vi hoạt động, di chuyển đường dài, kỹ thuật tác chiến vì mục tiêu đặc biệt.
Theo Sergei Shoigu, đợt kiểm tra lần này huy động 38.000 quân lính, 3.360 đơn vị thiết bị quân sự, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 110 máy bay cùng trực thăng.
Trong khi đó, cuộc diễn tập bắn đạn thật cùng với việc sử dụng tên lửa Dagestan đang diễn ra tại vùng biển Caspian.
Tính từ đầu năm 2015, Nga đã tiến hành 29 cuộc diễn tập trên khắp lãnh thổ nước này.
Theo NTD
Nước Nga tiến hành kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea
Ngày 16/3 đánh dấu kỷ niệm một năm ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, đã dẫn tới việc Cộng hòa Crimea sáp nhập trở lại với Nga, sau 60 năm nằm dưới sự quản lý của Ukraine.
(Nguồn: sputniknews.com)
Trang tin Sputnik nói rằng Crimea đã không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền mới tại Kiev, lên nắm quyền sau cuộc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych vào đầu năm 2014. Vùng đất này đã bỏ phiếu cắt đứt quan hệ với Ukraine và sáp nhập vào Nga. Trong cuộc trưng cầu dân ý, hơn 96% người dân Crimea đã ủng hộ việc sáp nhập.
Cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych diễn ra ở Kiev vào tháng 2/2014 đã gây bất bình cho 2,4 triệu người dân Crimea, với đại đa số nói tiếng Nga. Người Nga đã tới sống rất đông tại bán đảo này, kể từ khi nó bị đế quốc Nga chiếm khỏi tay đế quốc Ottoman hồi thế kỷ 18.
Trong một bộ phim tài liệu sắp công chiếu có tên "Crimea. Way Back Home" (tạm dịch 'Crimea. Đường về Tổ quốc'), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hé lộ nhiều tình tiết về các sự kiện đã diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Ông nói rằng giới chức Crimea còn tiến hành thăm dò nguyện vọng của công chúng trong việc sáp nhập với Nga.
Theo ông Putin, cuộc thăm dò cho thấy 75% người Crimea ủng hộ việc sáp nhập.
Ngày 11/3/2014, Crimea và chính quyền thành phố Sevastopol đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Ukraine, đồng thời yêu cầu được sáp nhập với Nga. Một cuộc trưng cầu dân ý trên quy mô toàn bán đảo đã diễn ra sau đó vào ngày 16/3. Cuối cùng Crimea và Kremlin đã ký hiệp ước sáp nhập trong ngày 18/3.
Việc ký hiệp ước đã khởi đầu cho một tiến trình sáp nhập kéo dài gần một năm trời, trong đó cử tri Crimea đã đi bỏ phiếu lần đầu vào tháng Chín năm ngoái để bầu hội đồng lập pháp và chính quyền địa phương.
Nga đã có kế hoạch kỷ niệm một năm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý và việc ký kết hiệp ước sáp nhập với các buổi hòa nhạc ở Simferopol - thủ phủ Crimea và ở Moskva.
Phương Tây hiện vẫn chưa công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Họ gọi vụ sáp nhập là "cuộc thôn tính" của Nga. Tuy nhiên trong một bài phát biểu theo sau cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hoạt động bỏ phiếu đã diễn ra theo các quy trình dân chủ và tuân thủ luật pháp quốc tế./.
Theo Hoàng Long (Vietnam )
Tổng thống Putin sẽ gặp Tổng thống Kyrgyzstan tại Saint Petersburg Đây sẽ là cuộc gặp thứ 2 giữa 2 vị tổng thống trong năm 2015. Theo kế hoạch, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp người đồng cấp Kyrgyzstan Almazbek Atambayev ở Saint Petersburg, thành phố lớn thứ 2 của Nga, vào ngày 16/3. Tổng thống Putin (ảnh: TASS) Đó sẽ là cuộc gặp thứ 2 giữa 2 vị tổng thống trong năm...