Sau Google, Apple cho người dùng Việt Nam thanh toán qua ví MoMo
Việc Apple bắt tay với ví điện tử có đông người dùng nhất Việt Nam có thể thấy động thái muốn mở rộng thị trường của Apple khi tạo sự tiện ích trong thanh toán đối với người dùng Việt Nam, đuổi kịp đối thủ Google.
Ví điện tử MoMo đã được liên kết với kho ứng dụng Apple Store.
Apple vừa cập nhật thêm một phương thức thanh toán bằng ví điện tử MoMo cho người dùng App Store tại Việt Nam. Theo đó, bên cạnh phương thức trả tiền bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế, người dùng Việt Nam có thể dùng ví MoMo để thanh toán khi mua các dịch vụ nội dung số nhưng xem phim trực tuyến, chơi game, nghe nhạc… mà họ mua trên kho ứng dụng Apple App Store.
Việc Apple bắt tay với ví điện tử có đông người dùng nhất Việt Nam có thể thấy động thái mới của Apple khi tạo sự tiện ích trong thanh toán đối với người dùng Việt Nam, cạnh tranh với đối thủ Google.
Kho ứng dụng cho người dùng iOS có thêm phương thức thanh toán bằng ví điện tử MoMo.
Video đang HOT
Tuy vậy, so với Google, Apple vẫn chậm chân hơn một bước trong việc bắt tay với các đơn vị trung gian thanh toán, các nhà mạng trong nước. Hiện tại trên cổng thanh toán Google Play, người dùng Android có thể sử dụng nhiều phương thức thanh toán tiện dụng hơn khi dùng Apple Store rất nhiều.
Cụ thể, trên Google Play ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ người dùng Việt Nam còn có thể lựa chọn để thanh toán qua các ví điện tử của MoMo, VTC Pay, đồng thời còn có phương thức thanh toán tiện dụng nhất là trả tiền trực tiếp từ tài khoản gốc của 4 nhà mạng di động. Việc thanh toán trực tiếp từ tài khoản di động có thể nói tạo tiện ích rất lớn cho người dùng Android. Với những người không có tài khoản ngân hàng, ví điện tử vẫn có thể mua các dịch vụ nội dung số qua tài khoản viễn thông.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của ngành nội dung số trên toàn cầu, vấn đề quản lý thanh toán xuyên biên giới đã được đặt ra. Tại dự thảo tờ trình Chính phủ về sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã đề cập tới việc bổ sung cơ chế để quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế đối với mô hình dịch vụ thanh toán mới cung cấp xuyên biên giới.
Việc cho phép thanh toán dịch vụ nội dung số thuận tiện trên App Store và Goolge Play có thể tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ nội dung số qua các kho ứng dụng này.
Song việc không kiểm soát thanh toán không biên giới sẽ có nguy cơ để lọt những dịch vụ, ngành nghề kinh doanh được Nhà nước quy định phải được cấp phép, hoặc những dịch vụ bị cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam vẫn được cung cấp xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam. Ví dụ, các dịch vụ xem truyền hình trực tuyến, xem phim trực tuyến hoặc game online là những dịch vụ mà Việt Nam kiểm soát chặt chẽ về điều kiện cung cấp dịch vụ, cũng như kiểm soát nội dung khi phát hành tới người dùng Việt Nam.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước rất cần phải ban hành quy định về quản lý dịch vụ thanh toán xuyên biên giới để đảm bảo bình đẳng trong tuân thủ pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước cùng tham gia thị trường.
Theo Doanh Nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung cơ chế quản lý thanh toán xuyên biên giới
Tại dự thảo tờ trình Chính phủ về sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã đề cập tới việc bổ sung cơ chế để quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế đối với mô hình dịch vụ thanh toán mới cung cấp xuyên biên giới.
Theo Dự thảo này, quy định pháp lý hiện hành, thanh toán quốc tế phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam có tham gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, phát sinh nhu cầu đẩy mạnh hợp tác các mô hình dịch vụ thanh toán mới cung cấp xuyên biên giới giữa tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hỗ trợ kết nối cho ngân hàng với các tổ chức thanh toán quốc tế, đòi hỏi pháp lý cần hoàn thiện và bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước.
Cũng theo Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước, việc quy định một số nguyên tắc trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề bao gồm, đầu tiên là việc quy định rõ các mô hình kết nối giữa các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế như: các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối kết nối với ngân hàng nước ngoài, tổ chức thanh toán quốc tế (tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian quốc tế, tổ chức chuyển tiền quốc tế,...).
Vấn đề thứ 2, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) nội địa trên cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử hỗ trợ các ngân hàng được cung ứng ngoại hối kết nối với các tổ chức trung gian thanh toán quốc tế thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Việc bổ sung rõ ràng các quy định về thanh toán quốc tế giúp cho các chủ thể trong và ngoài nước tuân thủ các quy định, ràng buộc của pháp luật hiện hành.
Vấn đề cuối cùng là việc quy định một số nguyên tắc khi thực hiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam giúp cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, có thể thu thập thông tin để kiểm soát doanh thu, lợi nhuận để quản lý thuế.
Ngoài ra, an ninh thanh toán, an ninh thông tin cũng là các vấn đề lớn cần phải được xem xét để bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật do hiện nay các khâu xử lý chính do nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào Việt Nam, dữ liệu người dùng, giao dịch được xử lý, lưu trữ bởi chính các tổ chức nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện cơ chế quản lý mô hình thanh toán xuyên biên giới.
Do đó, cần thiết phải có quy định để quản lý các hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo tìm hiểu của ICTnews, trên thực tế, dù Google và Apple chưa đăng ký mở văn phòng đại diện hay thành lập doanh nghiệp để hoạt động tại Việt Nam, nhưng hiện nay trên hai cổng thanh toán Google Play và App Store đã cho phép người sử dụng dịch vụ nội dung số Việt Nam thanh toán trực tiếp trên hai ứng dụng này. Cụ thể, App Store cho phép người dùng Việt Nam thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Còn Google Play thì ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ người dùng Việt Nam còn có thể lựa chọn để thanh toán qua các ví điện tử của MoMo, VTC Pay, hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản gốc của 4 nhà mạng di động.
Việc cho phép thanh toán dịch vụ nội dung số thuận tiện trên App Store và Goolge Play có thể tạo sự trong khâu thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ nội dung số. Việc không kiểm soát thanh toán không biên giới sẽ có nguy cơ để lọt những dịch vụ, ngành nghề kinh doanh được Nhà nước quy định phải được cấp phép, hoặc những dịch vụ bị cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam vẫn được cung cấp xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước rất cần phải ban hành quy định về quản lý dịch vụ thanh toán xuyên biên giới để đảm bảo bình đẳng trong tuân thủ pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước cùng tham gia thị trường.
Theo ICTNews
Bùng nổ đi chợ không tiền mặt tại Việt Nam Ví MoMo ghi nhận kỷ lục lần đầu tiên tại Việt Nam khi hàng trăm ngàn người tiêu dùng đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi không tiền mặt qua ví điện tử chỉ trong ngày đầu tiên của Ngày hội Siêu Hoàn Tiền Tiết Kiệm. Vì số lượng khách hàng quá đông nên chương trình hoàn tiền 50% tại các siêu thị...