Sau giảm lãi suất điều hành, lãi suất các ngân hàng có hạ?
Sau nhiều ngày Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành, lãi suất tại các ngân hàng thương mại không hề hạ nhiệt, thậm chí tăng nhẹ.
Mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng dao động từ 6,7 – 8,5%/năm. Theo đó, nhóm ngân hàng quốc doanh tăng mạnh lãi suất tiết kiệm ngắn và trung hạn, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần lại tăng ở phân khúc trung và dài hạn.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể, BacABank nâng lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 7,3% lên 7,5%/năm; VPBank tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng từ 7-7,3%/năm lên 7,3-7,5%/năm; ABBank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm 6 tháng từ 6,8% lên 7,5%/năm.
Sau giảm lãi suất điều hành, lãi suất tại các ngân hàng có hạ?
Ở kỳ hạn dài hơn, mức lãi suất cao nhất với kỳ hạn 12 tháng là 8,5%/năm tại ABBank, không kèm điều kiện đặc biệt. Đối với kỳ hạn 13 tháng, Ngân hàng Bản Việt đang đưa ra mức lãi suất 8,4%/năm, tuy nhiên mức lãi suất 12 tháng của Bản Việt chỉ 8%/năm.
Sau ABBank, Bắc Á và OCB là có lãi suất huy động ở 8,1%/năm. Trong đó, Bắc Á nâng lãi suất tại tất cả các kỳ hạn trên 12 tháng thêm 2 điểm phần trăm từ 7,9%/năm. Nhà băng này cũng nâng lãi suất kỳ hạn 6 tháng thêm 1 điểm phần trăm lên 7,5% và kỳ hạn 9 tháng thêm 2 điểm phần trăm lên 7,9%/năm, trong khi các kỳ hạn 1-3 tháng giữ ở 5,5% và không kỳ hạn là 1%/năm. Nhìn chung trong hệ thống, Bắc Á vẫn là ngân hàng có mặt bằng chung lãi suất kỳ hạn ngắn cao nhất.
SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất khá cao, lãi suất cao nhất tại đây là 8,55% áp dụng cho sản phẩm tiết kiệm đắc lộc phát kì hạn từ 13 tháng trở lên. NCB và VietCapital Bank niêm yết ở mức 8,0%/năm.
Ngược lại với các ngân hàng thương mại cổ phần đang có sự cạnh tranh gay gắt lãi suất để hút tiền gửi, 4 ngân hàng có vốn Nhà nước vẫn đứng cuối trong thang lãi suất huy động hiện nay. BIDV và VietinBank giữ ở mức 7%/năm, trong khi Agribank và Vietcombank giữ ở mức 6,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng.
Video đang HOT
Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, ở hầu hết ngân hàng lãi suất đều nhỉnh hơn lãi suất thông thường tại quầy từ 0,1 – 0,3 điểm %. Bên cạnh đó, với những nhóm khách hàng đặc biệt như khách hàng trung niên (từ 50 tuổi trở lên), khách hàng ưu tiên, khách hàng thân thiết… cũng được hưởng những ưu đãi tốt hơn khi gửi tiết kiệm.
Như vậy, sau tuyên bố giảm lãi suất điều hành của NHNN, hầu hết các ngân hàng thương mại không có động thái giảm lãi suất huy động.
Theo các chuyên gia, cuối năm là thời điểm nhu cầu chi trả cao, những ngân hàng yếu thanh khoản chỉ còn cách đẩy lãi suất cao để huy động nguồn tiền từ tổ chức doanh nghiệp và dân cư, bởi việc vay mượn trên liên ngân hàng không dễ vì một số định chế lớn chuyên cung vốn luôn đòi hỏi tài sản bảo đảm và lãi suất cao.
Thực tế cuộc đua lãi suất huy động kỳ hạn dài đang được dẫn dắt bởi các ngân hàng nhỏ. Dù các ngân hàng lớn chưa tham gia cuộc đua, nhưng nếu xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn thì trong tương lai sẽ khó đứng ngoài bởi sẽ không huy động được vốn.
Các chuyên gia kinh tế dự báo mặt bằng lãi suất huy động thời gian tới có thể tăng thêm, nguyên nhân là nhu cầu tín dụng tăng cao cuối năm, đáp ứng quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Đồng thời còn do USD trong xu hướng tăng giá nên nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động VND để tránh việc khách hàng rút VND đầu cơ vào USD.
Bên cạnh đó, hiện nay, tín dụng đã tăng trưởng nhanh hơn so với huy động vốn, nên các ngân hàng đang cần đẩy mạnh huy động vốn để có thể theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá lực tăng lãi suất huy động vẫn cao trong giai đoạn cuối năm 2019 khi Dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giảm tỷ lệ tối đa cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn xuống 35% hoặc 37% vào ngày 1/7/2020 từ mức 40% hiện nay.
NGỌC VY
Theo VTCNews
Ổn định mặt bằng lãi suất
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 14%, đồng thời thực hiện các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất.
Tín dụng mới tăng khoảng 8% trong 8 tháng đầu năm nay
Nới lỏng tiền tệ?
Động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN đang là tâm điểm chú ý của giới chuyên gia và thị trường. Mặc dù cho rằng đây là bước đi hợp lý, song các chuyên gia đang bị chia rẻ quan điểm khi đánh giá liệu đây có phải là động thái nới lỏng tiền tệ hay không.
TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN có thể được coi là nới lỏng tiền tệ thực sự. Bởi giảm lãi suất đồng nghĩa với việc NHNN tăng cung tiền, góp phần đẩy tín dụng tăng cao hơn.
Tuy nhiên, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc cắt giảm lãi suất điều hành sẽ tạo ra áp lực đối với tỷ giá và lạm phát. Dù NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ "lỏng" hơn so với trước, song đây chưa phải là nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng đặt muc tiêu trưc tiêp vê khôi lương cung tiên thông qua các chi tiêu tăng trương tín dung, tăng trương tông phương tiên thanh toán (M2), chư không như FED hay ECB điêu tiêt cung tiên thông qua lãi suât. Hơn nữa, cac loai lãi suât điều hành không đươc sư dung thường xuyên, chi được áp dụng khi các ngân hàng gặp kho khăn vê thanh khoan, không vay đươc trên thị trường liên ngân hàng. Bởi vậy, việc Việt Nam có thực sự nới lỏng hơn chính sách tiền tệ hay không thì phải chờ các số liệu thực tế về tăng trưởng tín dụng và M2 trong thời gian tới.
Chính sách tiền tệ vẫn thận trọng
Trước đây, khi lãi suất quốc tế tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Nhưng gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất điều hành.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,76%, CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2019 tăng 2,57%, thị trường tiền tệ và ngoại hối diễn biến ổn định.
Từ diễn biến trên, ông Phạm Thanh Hà- Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ thuộc NHNN cho biết, NHNN đã thực hiện giảm lãi suất điều hành nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản cho các TCTD.
Cũng theo ông Hà, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Về tín dụng, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng cả năm khoảng 14%; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất. Đối với điều hành tỷ giá, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong nước và quốc tế, diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, để tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.
Việc NHNN vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% cho thấy, cơ quan này vẫn đang điều hành cung tiền thận trọng. Sự thận trọng của NHNN là hoàn toàn hợp lý bởi trong điều kiện tổng cầu chậm lại, tăng cung tiền sẽ làm tăng áp lực lạm phát, nhập siêu và bong bóng tài sản.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với sự thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, thì mặt bằng lãi suất sẽ chỉ ổn định, chứ khó giảm, nhất là khi các ngân hàng vẫn đua tăng lãi suất huy động vốn kỳ hạn dài để đáp ứng yêu cầu giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn dự kiến về 30% trong thời gian tới.
Hà Anh
Theo enternews
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành là hợp lý Đây là đánh giá của giới chuyên gia về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo giảm đồng loạt lãi suất điều hành kể từ ngày 16/9/2019, bởi xét trong bối cảnh tổng cầu chậm cải thiện, tăng cung tiền sẽ tăng rủi ro lạm phát, nhập siêu và bong bóng tài sản. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn,...