Sau GAB và KLF, ông Nguyễn Đức Công tiếp tục được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC Stone
HĐQT CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD – sàn HOSE) vừa thông báo miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty của ông Nguyễn Tiến Dũng, đồng thời bầu ông Nguyễn Đức Công – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty kể từ ngày 2/6.
Trước khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Khoáng sản FLC Stone, ông Nguyễn Đức Công cũng đã liên tiếp được bầu vào những vị trí chủ chốt tại các công ty thành viên của gia đình FLC trong những tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, chỉ trong hơn 3 tháng, ông Công đã liên tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc và bầu làm Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB – sàn HOSE), lần lượt vào ngày 3/2 và 15/5.
Trước đó, ngày 29/4, ông Công được bầu là Thành viên HĐQT CTCP Nông dược H.A.I (HAI – sàn HOSE) và chính thức từ ngày 5/2 là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF – sàn HNX).
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Công sinh năm 1981 và là thành viên không xa lạ với những vị trí quan trọng đã và đang nắm giữ tại Khoáng sản FLC Stone. Gần đây nhất, trong năm 2019, ông Công liên tiếp được bầu vào những vị trí quan trọng tại AMD là Thành viên HĐQT Công ty từ ngày 28/4 và từ 23/9 được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty.
Khoáng sản FLC Stone được thành lập từ năm 2007, hiện có vốn điều lệ hơn 1.635 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là Khai thác và kinh doanh khoáng sản; Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại; Hoạt động tư vấn đầu tư và tư vấn quản lý kinh doanh…
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 mới đây, AMD đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào FLC GAB và đưa ra các mục tiêu kinh doanh trong năm nay với doanh thu hợp nhất hơn 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu AMD đi ngang quanh mức giá 3.x trong gần 2 tháng qua. Đóng cửa phiên 3/6, cổ phiếu AMD tăng 1% lên 3.150 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 2,52 triệu đơn vị.
Nữ đại gia ở Hà Nội thao túng thị trường chứng khoán nhận kết đắng
Thao túng thị trường chứng khoán, nữ đại gia ở Hà Nội phải nhận án tù và bị buộc bồi thường thiệt hại hàng tỷ đồng.
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ thao túng thị trường chứng khoán, xảy ra tại công ty CP công nghiệp và khoáng sản Bình Thuận (KSA).
HĐXX tuyên án phạt Phạm Thị Hinh (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA, cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP chứng khoán VSM) 18 tháng tù; Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981), Trần Hồng Ngọc (SN 1981) và Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979, đều ở Hà Nội) 15 tháng tù treo về cùng tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Theo cáo buộc, cuối năm 2015, bà Hinh thực hiện tăng vốn điều lệ công ty KSA bằng cách phát hành thêm 56,5 triệu cổ phiếu mã KSA chào bán ra công chúng và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán.
Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Lúc này, bà Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản để giao dịch chéo cổ phiếu KSA, nhằm tăng giá cổ phiếu và tăng tính thanh khoản.
Cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP chứng khoán VSM chỉ đạo nhân viên là bị cáo Ngọc lập ra 69 tài khoản.
Bà Hinh bàn bạc cùng Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên công ty Chứng khoán Maritime - MSI) sử dụng các tài khoản trên liên tục bán chứng khoán KSA, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu KSA để thu hút các nhà đầu tư.
Hành vi phạm tội của các bị cáo diễn ra từ 11/12/2015 - 8/7/2016, gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu KSA, với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.
Ngoài ra, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm 3 công ty chứng khoán (gồm công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, công ty CP chứng khoán Phú Hưng, công ty CP chứng khoán Dầu khí cho vay Margin) bị thiệt hại 761 triệu đồng.
Đến nay, có 124 bị hại yêu cầu bà Hinh cùng đồng phạm liên đới bồi thường tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng, 3 nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường 761 triệu đồng.
Xác định bị cáo Phạm Thị Hinh đóng vai trò là người chủ mưu, khởi xướng, HĐXX buộc bà Hinh phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Lào Cai tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp hậu dịch COVID-19 Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Công Thương tỉnh đẩy mạnh khai thác khoáng sản, sẵn sàng chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất tăng cao sau dịch bệnh. Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) Nhằm đẩy mạnh tiến độ sản xuất công nghiệp hậu dịch COVID-19, Ủy ban Nhân dân...