Sau FBI, đến lượt Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lên tiếng yêu cầu Apple giúp đỡ
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho rằng Apple đã không cung cấp những sự trợ giúp cần thiết và tiếp tục yêu cầu công ty giúp đỡ mở khóa 2 chiếc iPhone của phi công Saudi Arabia.
Theo Engadget, sau đơn cầu cứu từ FBI, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr mới đây đã phải lên tiếng yêu cầu Apple giúp đỡ mở khóa 2 chiếc iPhone có thể thuộc về Mohammed Saeed Alshamrani, nghi phạm trong vụ xả súng tại căn cứ của Hải quân Florida.
Apple trước đó đã cung cấp cho các nhà điều tra một số thông tin từ tài khoản iCloud của Alshamrani nhưng từ chối lời cầu xin từ FBI để mở khóa điện thoại. Theo nhà sản xuất iPhone, việc tuân thủ yêu cầu như vậy có thể tạo ra một tiền lệ buộc họ phải mở khóa thiết bị bất cứ khi nào các cơ quan liên bang yêu cầu.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr phát biểu trong cuộc họp báo hôm 13/1 yêu cầu Apple giúp đỡ mở khóa 2 chiếc iPhone thuộc về nghi phạm trong vụ xả súng tại căn cứ của Hải quân Florida.
Theo lập luận từ Bộ Tư pháp Mỹ, họ muốn truy cập vào điện thoại của Alshamrani nhằm phân tích các tin nhắn đã được mã hóa trên các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Signal.
Video đang HOT
Điều này sẽ giúp xác định liệu phi công thuộc Không quân Saudi Arabia đã hành động một mình hay chỉ thực hiện mệnh lệnh từ một người khác lên kế hoạch cho vụ khủng bố này.
“Apple đã không cung cấp cho chúng tôi bất kỳ sự trợ giúp đáng kể nào. Chúng tôi kêu gọi Apple cùng các công ty công nghệ khác hãy giúp đỡ chúng tôi tìm ra giải pháp để có thể bảo vệ cuộc sống của người Mỹ tốt hơn và ngăn chặn những cuộc tấn công trong tương lai”, ông Barr phát biểu trong cuộc họp báo hôm 13/1.
Barr cho biết thêm các nhà điều tra đã phát hiện Alshamrani, một phi công thuộc Không quân Saudi Arabia đang được huấn luyện tại căn cứ, từng đăng một tin nhắn vào ngày 11/9 với nội dung “việc đếm ngược đã bắt đầu”. Alshamrani sau đó đã nổ súng vào hôm 6/12, diệt chết 3 người và làm bị thương 8 người khác trước khi bị các sĩ quan bắn .
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng chính phủ nên có quyền truy cập vào những thông tin liên lạc đã được mã hóa vì lợi ích an toàn của người dân. Ông Barr thậm chí còn mô tả rằng việc đấu tranh cho quyền lợi đó là một trong những ưu tiên cao nhất của bộ phận mình.
Trong quá khứ, Apple đã từng nhiều lần bất đồng ý kiến với FBI vì những lần bị yêu cầu phải mở khóa các thiết bị. Năm 2016, FBI đã kiện Apple vì từ chối yêu cầu mở khóa chiếc iPhone thuộc sở hữu của một tên khủng bố.
FBI tuy sau đó đã mở khóa thành công bằng dịch vụ khác, nhưng họ đã thất bại trước Apple, cánh cổng thép của bảo mật người dùng.
Theo Zing
Năm 2020, Việt Nam sẽ thương mại hóa mạng 5G
Với việc thương mại hóa mạng 5G vào năm 2020, Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ. Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành TT-TT năm 2020.
Mạng 5G sẽ được triển khai thương mại từ năm 2020
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành TT-TT năm 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2020 của Bộ TT-TT là "Năm chuyển đổi số quốc gia" cùng với phương châm hành động "làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá"
Trong lĩnh vực viễn thông, Chỉ thị đặt mục tiêu, năm 2020, mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam được triển khai thương mại cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới.
"Từ nay Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ cũng như chủ động xây dựng lộ trình và phương án loại bỏ công nghệ di động 2G từ năm 2022. Đâu giá, câp giây phép băng tân thông tin di đông 2.6 GHz để nâng cao chất lượng mạng lưới, tốc độ dịch vụ thông tin di động"- chỉ thị nêu rõ.
Trong đó, các nhà doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò và trách nhiệm là nền tảng của hạ tầng số, thanh toán số, mobile money, hạ tầng cho chuyển đổi số, phải làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số như: công nghệ 5G, IoT, Big Data, AI...
Mạng viễn thông là nền tảng của các nền tảng. Các doanh nghiệp viễn thông mang trong mình sứ mạng của doanh nghiệp nền tảng với trách nhiệm xã hội bảo đảm một nền tảng viễn thông cũng như các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông phải sạch.
Xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm phổ cập phủ sóng 4G, 5G, phổ cập điện thoại thông minh và phổ cập dịch vụ công trực tuyến.
Chỉ thị cũng cho biết, 5G là hạ tầng rất quan trọng của kinh tế số, xã hội số. Do đó, việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất các thiết bị 5G.
Những doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sứ mệnh đầu tư vào nghiên cứu sản xuất các thiết bị 5G hướng tới mục tiêu thương mại hóa sản phẩm 5G vào năm 2020 sẽ được biểu dương, tạo điều kiện.
Năm 2019, mạng 5G đã được 3 nhà mạng lớn là: Viettel, VinaPhone và MobiFone triển khai thử nghiệm tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai 5G.
Theo An Ninh Thủ Đô
Apple lại từ chối FBI Apple được cho là "trợ giúp không đáng kể" Cục Điều tra Liên bang Mỹ trong việc mở khóa hai iPhone của nghi phạm trong vụ nổ súng Pensacola Tuần trước, FBI đề nghị Apple hỗ trợ bẻ khóa smartphone thuộc về nghi phạm Mohammed Saeed Alshamrani trong vụ nổ súng khiến ba người thiệt mạng hồi tháng 12-2019 tại Pensacola, Florida (Mỹ)....