Sau Faker, Xạ thủ huyền thoại Uzi đã trở thành nạn nhân mới nhất của vấn nạn troll game ở rank Hàn
Uzi mới đây đã “bay hơi” gần 200 điểm xếp hạng ở rank Hàn khi trở thành mục tiêu của một vài thành phần cố tình phá game.
Cách đây khoảng 2 tháng, chúng tôi có đưa tin về việc Faker lên tiếng phàn nàn về vấn nhạn troll game tại máy chủ Hàn Quốc, đặc biệt là ở mức rank ca . Sau đó thì Riot Games đã tiến hành điều tra, truy quét hàng loạt tài khoản có dấu hiệu troll rank, phá hoại có tổ chức. Hình phạt mà phía Riot đưa ra đương nhiên là cấm vĩnh viễn những tài khoản cố tình phá game như vậy.
Riot Games đã cấm nhiều tài khoản sau khi Faker phàn nàn về vấn nạn troll game
Những tưởng sau đợt cấm kể trên của Riot thì tình trạng troll game sẽ chấm dứt nhưng thực tế thì điều này vẫn tồn tại. Theo ghi nhận của tờ Sohu, Uzi chính là nạn nhân mới nhất của vấn nạn troll game từng xảy ra với Faker. Cụ thể thì trong ngày 16/8 vừa qua, anh chàng này đã “bay hơi” gần 200 điểm xếp hạng ở rank Hàn sau khi thua quá nhiều vì gặp đồng đội chơi với thái độ không muốn chiến thắng. Điều này có lẽ đã ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của Uzi.
Lịch sử đấu “đỏ chót” của Uzi khiến anh mất 200 điểm xếp hạng
Video đang HOT
Bằng chứng cho việc Uzi bị troll game đó là một người chơi có thái độ cố tình thua, chết rất nhiều mỗi khi cùng team với anh chàng này. Trong khi đó ở những trận đấu mà không gặp Uzi, người chơi “stream sniped” kia lại giành chiến thắng với số lần chết ít hơn. Thậm chí khi Uzi dừng việc leo rank Hàn thì người chơi này cũng không tìm trận ở máy chủ này nữa.
Tài khoản này khi chung trận với Uzi là sẽ chết rất nhiều. Khi Uzi dừng việc leo rank Hàn thì người này cũng không tìm trận nữa
Nhiều khả năng những trang web cá cược Trung Quốc đã sử dụng người chơi “stream sniped” như trên để can thiệp vào kết quả trận đấu xếp hạng, đặc biệt khi có sự góp mặt của game thủ nổi tiếng. Sau khi Riot cấm hàng loạt tài khoản vì Faker lên tiếng phàn nàn thì những trang web này có lẽ đã chuyển mục tiêu sang game thủ khác, ở trường hợp này là Uzi.
Thực tế thì vấn nạn troll game ở các bậc rank cao tại máy chủ Hàn Quốc đã diễn ra từ lâu và khiến trải nghiệm game của người chơi trở nên cực kỳ tệ hại. Dù Riot có thực hiện một đợt cấm tài khoản như đã nói ở trên thì tình trạng này vẫn còn tồn tại và gây bức xúc cho không không ít tuyển thủ. Với riêng trường hợp của Uzi thì anh có thể sử dụng một cách đó là chỉ leo rank Hàn khi không lên sóng livestream để tránh bị “stream sniped”.
Uzi có lẽ cần phải tìm ra cách “sống chung với lũ” khi leo rank Hàn trong thời gian tới
BXH nền Esports của các quốc gia: Đan Mạch sánh vai cùng Trung - Hàn, SofM và LMHT "gánh" Việt Nam
Những phóng viên Esports uy tín trên thế giới đã công bố BXH nền Esports của các nước hiện nay.
Mới đây, một số phóng viên Esports uy tín đã họp bàn và bình chọn, đánh giá nền Esports của các quốc gia trên thế giới. Một BXH đã được lập ra thông qua các lượt bình chọn, phân tích và khá phù hợp với bối cảnh của nền thể thao điện tử toàn thế giới ở thời điểm hiện tại.
Được xếp hạng cao nhất, không quá ngạc nhiên khi đó là vị trí của Đan Mạch và cặp đôi "kỳ phùng địch thủ" trong giới Esports: Trung - Hàn. Không cần phải bàn cãi quá nhiều về những lựa chọn này khi Trung Quốc - Hàn Quốc từ lâu đã được coi là 2 đại cường quốc về Esports nói riêng và công nghiệp game nói chung. Kể về thành tích của các tuyển thủ đến từ 2 quốc gia này thì nhiều không đếm xuể. Có thể kể đến những tượng đài như Faker (Hàn), Uzi (Trung Quốc)...
Những tuyển thủ như Faker hay N0tail là những huyền thoại số 1 trong tựa game của họ
Về phần Đan Mạch, từ lâu, đây đã là quốc gia có nền Esports vào loại mạnh bậc nhất trong số các quốc gia thuộc châu Âu và thậm chí là trên thế giới. Danh tiếng nhất có lẽ phải nhắc Astralis khi tập đoàn Esports này đã xưng bá trong bộ môn CS:GO từ lâu và họ cũng có đại diện trong các bộ môn khác như FIFA hay LMHT. Ngoài ra, tuyển thủ từng 2 lần vô địch The International (giải đấu lớn nhất, danh tiếng nhất của Dota 2) - Johan "N0tail" Sundstein cũng là người Đan Mạch và dĩ nhiên, anh xứng đáng được gọi là huyền thoại khi là đội trưởng của tập thể duy nhất đã bảo vệ được chức vô địch TI trong lịch sử Dota 2.
Ở nhóm thứ 2, Brazil đang có sự nổi lên mạnh mẽ và sánh vai cùng các cường quốc Esports khác như Thụy Điển, Ukraine, Pháp hay Canada, Phần Lan và Ba Lan. Trong những năm gần đây, Esports khu vực Nam Mỹ đã được chú ý nhiều hơn với Brazil là đầu tàu. Bên cạnh CS:GO, Dota 2 và LMHT, Brazil cũng đóng góp những đội tuyển và tuyển thủ trong các tựa game như Overwatch, Heartstone, Starcraft II.
Việc Pháp chỉ được xếp ở nhóm thứ 2 cũng gây nên một vài sự tranh cãi khi quốc gia này luôn thể hiện họ chất lượng như thế nào trong lĩnh vực Esports. Tuy nhiên, theo đánh giá của các phóng viên, họ vẫn chưa thể xếp ngang hàng với Trung - Hàn hay Đan Mạch, và Pháp chỉ được xếp ở mức Great, dù họ vẫn có Vitality trong top các đội tuyển mạnh nhất của CS:GO hay Hans Sama vẫn đang bay cao cùng Rogue ở LEC Mùa Hè 2021.
Hans sama là một trong những tuyển thủ Esports mang quốc tịch Pháp nổi bật nhất hiện nay
Đáng chú ý, Việt Nam được góp mặt ở nhóm thứ 3 - những quốc gia có nền Esports đủ vững mạnh. Góp mặt cùng Việt Nam còn có Nhật Bản, Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Úc, Tây Ban Nha, Anh, Kazakhstan và Đài Loan. Trên thực tế, việc được xếp vào hạng mục Good có thể thấy nền Esports của Việt Nam đang có một lộ trình và tiềm năng phát triển cực lớn và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.
Theo phóng viên Nick Ray: "Nền LMHT tại Việt Nam thực sự đáng nể, chính tựa game này đã nâng tầm Esports Việt Nam. Tuy Việt Nam đã có 2 năm liên tiếp không tham dự bất kỳ giải đấu cấp độ quốc tế nào nhưng mỗi khi họ xuất hiện trước đây, họ đều để lại những ấn tượng rất tốt. Lối đánh của họ mang lại rất nhiều bất ngờ và bạn không thể hình dung họ sẽ làm được những gì. Thực sự bản thân tôi rất buồn khi không được chứng kiến các đội tuyển Việt Nam thi đấu tại các giải LMHT quốc tế. Nhưng họ vẫn còn có SofM - một tuyển thủ đang thi đấu tại LPL và SofM cũng từng đi đến trận chung kết của CKTG. Do đó, tôi nghĩ họ nên được xếp ở mức Good và họ đang ngày càng trở nên tốt hơn".
GAM Esports, SofM và rất nhiều tập thể, cá nhân đang nâng tầm Esports Việt trong mắt cộng đồng thế giới
Ở mốc Indifferent, khá bất ngờ khi có sự xuất hiện của Đức. Tuy nhiên, quốc gia này hiện tại có thể xem là đang hơi chững lại trong việc phát triển nền Esports của mình. Theo như phóng viên Colin: "Đức từng là quốc gia có nền Esports phát triển mạnh, nhiều sự kiện và có nền tảng cực tốt để phát triển thể thao điện tử... nhưng rồi những gì họ có chỉ là một đội CS:GO ở mức khá và vài tuyển thủ giỏi ở LMHT? Thật sự hơi thất vọng".
Hai quốc gia châu Âu khác được xếp ở hạng chót là Ý và Hà Lan không khiến nhiều người bất ngờ khi tính trong gần như tất cả các bộ môn Esports, 2 quốc gia này chưa thực sự quá nổi bật ở bất kỳ môn nào và cũng chưa có tuyển thủ hay đội tuyển nào thực sự bật lên trong các giải đấu mang tầm quốc tế.
Bảng xếp hạng do các phóng viên đưa ra có thể xem là đánh giá gần như chính xác nhất về toàn cảnh nền Esports toàn thế giới. Đan Mạch, Trung Quốc, Hàn Quốc có lẽ sẽ còn thống trị nền Esports một thời gian rất dài nữa. Riêng Việt Nam, những cố gắng của các tập thể, cá nhân trong suốt thời gian qua luôn được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, con đường để Việt Nam vươn tầm thành cường quốc Esports sẽ còn rất dài và rất nhiều thử thách nữa.
Piglet: Nếu ai bảo Faker hết thời rồi, tôi sẽ hỏi lại là idol của họ đã ăn được cái cup CKTG nào chưa mà to còi? Piglet đã có những quan điểm khá "đanh thép" để bảo vệ người đồng đội cũ Faker. Trong một talk-show mới đây, 2 người cũ của SKT T1 - Piglet và Untara đã có dịp ngồi lại cùng nhau để cùng trò chuyện về những trải nghiệm xoay quanh LMHT chuyên nghiệp. Mà đã là "người nhà T1" với nhau, thì câu chuyện...