Sau Facebook, đến lượt Google tung công cụ giúp bạn “cai nghiện” smartphone
Với ứng dụng có tên Digital Wellbeing, Google sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian dùng smartphone phù hợp nhất, tránh lạm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Từng xuất hiện tại Google I/O 2018, Digital Wellbeing là một sáng kiến hoàn toàn mới của Google nhằm phục vụ người dùng. Digital Wellbeing 1.0 đã bắt đầu phát hành qua kênh beta hồi tuần trước và nay đã chính thức có mặt trên Android.
Trước đó hồi tháng 8, nhiều người dùng Google Pixel và smartphone Android One đã có cơ hội trải nghiệm ứng dụng này trên Android 9 Pie.
Ứng dụng Digital Wellbeing cung cấp một bảng điều khiển trực quan cho thiết bị của bạn. Người dùng có thể xem tần suất sử dụng một số ứng dụng nhất định và thời gian bật màn hình. Thậm chí cả số thông báo đã nhận hoặc số lần mở khóa điện thoại trong một ngày cũng được tính toán chi tiết.
Digital Wellbeing cung cấp một bộ hẹn giờ ứng dụng mang tên App Timer, giúp bạn giới hạn thời gian dùng một ứng dụng bất kỳ trong ngày. Bên cạnh đó, tính năng Wind Down sẽ giúp giới hạn thông báo trong một khoảng thời gian nhất định và có tùy chọn chuyển màn hình thành màu xám để tránh làm phiền.
Trong vài tháng qua, Google đã tiếp tục cải tiến thêm chức năng và bổ sung thêm biểu tượng cài đặt nhanh, giúp người dùng truy cập nhanh hơn.
Google không phải là hãng đầu tiên bắt đầu quan tâm tới thời gian sử dụng smartphone của người dùng. Trước đó, Apple từng ra mắt tính năng mang tên Screen Time trên iOS 12 cho phép người dùng theo dõi thời gian sử dụng iPhone. Mới đây nhất, Facebook cũng giới thiệu tính năng mang tên Your Time on Facebook, cung cấp chi tiết thời gian bạn dành cho mạng xã hội Facebook.
Hiện người dùng có thể tải về Digital Wellbeing 1.0 qua cửa hàng Google Play Store tại đây.
Video đang HOT
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.wellbeing
Theo VnReview
Ở châu Âu, các nhà sản xuất Android sẽ phải trả tới 40 USD/thiết bị để có bộ ứng dụng Google
Các tài liệu vừa rò rỉ gần đây đã cho chúng ta biết một số thông tin về các loại phí Google sẽ áp đặt lên các nhà sản xuất điện thoại Android tại châu Âu.
Theo AndroidAuthority, vào đầu tuần này, Google đã công bố sẽ tái cơ cấu mô hình kinh doanh xoay quanh hệ điều hành Android đối với các hãng sản xuất thiết bị ở Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Những thay đổi lớn trong đợt tái cơ cấu này chính là hệ quả trực tiếp từ bản án 5 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu (EC) đã trừng phạt Google vì các cáo buộc liên quan độc quyền.
Dù Google đã từng giải thích rằng họ sẽ bắt đầu thu phí sử dụng các ứng dụng Google của các nhà sản xuất thiết bị Android bao gồm cả Google Play Store nhưng gã khổng lồ tìm kiếm chưa tiết lộ khoản phí này là bao nhiêu, và sẽ thực hiện thu phí như thế nào. Mới đây, các tài liệu bị rò rỉ đã cho chúng ta biết được cấu trúc mới của Google sẽ hoạt động ra sao.
Cụ thể, Google sẽ thu phí sử dụng các ứng dụng Google của các nhà sản xuất dựa trên 3 tiêu chí: quốc gia nơi thiết bị được phân phối, thiết bị là smartphone hay tablet, và mật độ điểm ảnh của thiết bị.
Các nhà sản xuất sẽ phải trả bao nhiêu tiền?
Ở phân khúc cao cấp, một số thiết bị sẽ bị Google thu phí đến 40 USD/máy để sử dụng các ứng dụng Google, và ở phân khúc tầm thấp, mức phí sẽ thấp hơn nhiều, khoảng 2,50 USD/máy.
Dưới đây là mức phí đối với các smartphone tại Anh, Thụy Điển, Đức, Nauy và Hà Lan:
- Các thiết bị với mật độ điểm ảnh 500ppi hoặc hơn: 40 USD/thiết bị
- Các thiết bị với mật độ điểm ảnh ít nhất 400ppi nhưng thấp hơn 500ppi: 20 USD/thiết bị
- Các thiết bị với mật độ điểm ảnh thấp hơn 400ppi: 10 USD/thiết bị.
Như vậy, có vẻ như Google sẽ dùng chỉ số mật độ điểm ảnh như một tiêu chí để đánh giá mức độ cao cấp của smartphone. Ví dụ, chiếc Samsung Galaxy Note 9 có mật độ điểm ảnh 516ppi, tức nằm trong phân khúc cao cấp, bị thu phí 40 USD/thiết bị. Một thiết bị tầm trung như Nokia 7.1 có mật độ điểm ảnh 432ppi, bị rơi vào phân khúc giữa.
Các tablet lại có một bộ tiêu chí hoàn toàn khác, với mức giá cao nhất mà các nhà sản xuất sẽ phải trả sẽ là 20 USD/thiết bị.
Vậy các nhà sản xuất sẽ phải trả cho những thứ gì?
Các ứng dụng mặc định của Google được cài đặt trên các thiết bị Android
Các mức phí nói trên được trả để có quyền sử dụng các dịch vụ di động của Google - một tập hợp các ứng dụng của Google vốn từ trước đến nay luôn có mặt trên hầu hết các điện thoại Android. Chúng bao gồm: Gmail, Google Maps, Google Drive, Google Photos, và cả Google Play Store nữa. Không có những ứng dụng này, một người dùng Android sẽ phải tìm các giải pháp bên thứ 3 để thay thế, hoặc tải về và cài đặt bất hợp pháp bộ ứng dụng độc quyền này mà không có giấy phép.
Tuy nhiên, ở châu Âu, gói dịch vụ di động của Google sẽ không bao gồm trình duyệt Google Chrome hay Google Search. Hai sản phẩm này của Google - vốn là trung tâm của vụ kiện chống độc quyền của EC chống lại công ty - được cấp giấy phép độc lập so với gói dịch vụ di động của Google.
Lý do hai sản phẩm này được tách riêng ra là bởi phương thức đóng gói mọi thứ lại cùng nhau trước đây của Google (hiện họ vẫn làm điều này trên toàn thế giới, trừ châu Âu) bị EC xem là hành vi chống lại cạnh tranh. Bởi các nhà sản xuất phải cài đặt mọi thứ trên mọi thiết bị Android để có được Google Play Store, Google sẽ đẩy các đối thủ ra khỏi vòng chiến và độc quyền Android theo cách đó.
Các nhà sản xuất có chịu trả phí không? Nếu họ không trả thì sao?
Khả năng cao là hầu hết các nhà sản xuất sẽ chấp nhận bỏ tiền túi ra trả phí cho hầu hết các thiết bị của họ. Tuy nhiên, Google cũng cung cấp một giải pháp cho phép các nhà sản xuất hạn chế được khoản phí này: chia sẻ doanh thu từ Google Chrome và Google Search.
Hiện tại, hầu hết hết nhà sản xuất hưởng một ít lợi nhuận từ Google mỗi lần bạn dùng Chrome hay Search trên các thiết bị Android. Theo mô hình kinh doanh mới, các nhà sản xuất không chọn giải pháp cài sẵn Chrome hay Search sẽ bị cắt khoản lợi nhuận đó. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất giữ gói dịch vụ di động của Google, Chrome, và Search trên mọi thiết bị Android.
Tuy nhiên, cũng có khả năng một vài nhà sản xuất sẽ chọn không trả phí trên từng thiết bị và thương thảo các điều khoản với một bộ máy tìm kiếm bên thứ ba, đồng thời cung cấp cho người dùng trình duyệt riêng của mình. Tùy thuộc vào thỏa thuận, các nhà sản xuất có thể kiếm tiền bằng hoặc nhiều hơn từ các đối thủ theo các làm này - chính là điều mà EC mong muốn.
Dù khả năng đó là rất thấp, nhưng một số nhà sản xuất có thể quyết định bỏ qua Google hoàn toàn và tung ra các thiết bị Android không có bóng dáng Google. Dù đây không phải là điều lạ, nhưng cách làm này sẽ khiến thiết bị trở nên cực kỳ khó bán, bởi người tiêu dùng luôn trông chờ một thiết bị Android ít ra phải có Play Store, những thứ khác không có cũng không sao.
Việc này có khiến các thiết bị trở nên đắt đỏ hơn không?
Có thể. Các nhà sản xuất sẽ nhìn nhận khoản thất thoát 40 USD/thiết bị - ngay cả khi 40 USD này sẽ được đền bù lại thông qua chia sẻ doanh thu Search - như một loại chi phí mới, và sẽ điều chỉnh giá bán thiết bị nhằm san sẻ qua lại. Có thể dễ dàng đoán được, khi một công ty mất thêm 40 USD cho mỗi thiết bị làm ra, họ sẽ phải tăng giá mỗi thiết bị bán ra thêm 40 USD - nghe có vẻ thiển cận, nhưng lại là một phản ứng hết sức tự nhiên.
Chúng ta không biết liệu chính sách mới này sẽ khiến giá smartphone tăng lên thế nào cho đến đầu năm 2019, khi chính sách chính thức có hiệu lực. Dù sao thì đến thời điểm đó, hầu hết các smartphone mới cũng sẽ tăng giá, do đó sẽ khá khó để khẳng định chính sách này là nguyên nhân trực tiếp khiến Samsung Galaxy S10 đắt hơn Samsung Galaxy S9 chẳng hạn.
Chỉ có một điều khá chắc chắn: nó sẽ không khiến thiết bị của bạn trở nên rẻ hơn đâu!
Theo VnReview
Google tính phí "cắt cổ" đến 40 USD cho mỗi chiếc điện thoại Android bán ở châu Âu có cài đặt Gmail, Chrome Thế nhưng Google cũng đưa ra một số điều khoản khác giúp các công ty không phải trả khoản phí này hoặc được bù đắp một phần nếu cài đặt Chrome và Google Search trong máy của họ. Như thông báo của Google cho biết, các nhà sản xuất Android sẽ phải trả công ty một khoản phí cho các thiết bị của...