Sau đợt chấn chỉnh hàng loạt doanh nghiệp, giá đất ven biển Bình Thuận hiện nay ra sao?
Theo khảo sát, “sức nóng” giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu…
Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu hàng loạt công ty kinh doanh địa ốc, bất động sản chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng các dự án tại địa phương này. Sở này cũng đã công bố danh sách 9 dự án được nêu tên là chưa được phép mở bán do chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý đầu tư theo quy định. Chính điều này đã gây tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng, nhà đầu tư.
Thời gian từ đầu năm 2019 đến nay, có nhiều dự án BĐS vẫn chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận kiểm tra, thông báo là bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh nhưng các chủ đầu tư, đơn vị phân phối, môi giới bất động sản đã thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua.
Còn theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, đối với việc quảng bá rao bán đất nền trên mạng xã hội của các dự án chưa đủ yếu tố pháp lý, thời gian qua Sở Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản khuyến cáo nhắc nhở các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản yêu cầu chấp hành nghiêm pháp luật trong quá trình đầu tư, kinh doanh; trường hợp tiếp tục vi phạm sẽ xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý, đồng thời chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bất động sản thời gian tới.
Sở Xây dựng cũng đã gửi các văn bản đề nghị các sở, ngành và địa phương phối hợp quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý các khu dân cư tự phát, dự án dân cư không có thật…
Qua rà soát sơ bộ các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục quy định pháp luật.
Một số chuyên gia cũng cho biết bằng việc thực hiện các giải pháp siết đầu ra như vậy, tỉnh Bình Thuận đang muốn làm cho thị trường địa ốc nơi đây thật sự minh bạch, giảm cơn sốt ảo kịp thời và đưa giá đất về đúng giá trị thực.
Qua đó, tỉnh cũng đang thực hiện các biện pháp giúp cho khách hàng yên tâm khi xuống tiền mua dự án trên địa bàn. Về phía doanh nghiệp địa ốc, một số ý kiến cho rằng chính việc làm này cũng “thúc ép” các chủ đầu tư làm ăn chỉnh chu, đúng pháp luật về đất đai, loại bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và “vàng thau lẫn lộn”…
Qua khảo sát thực tế thời gian gần đây, nhiều công ty môi giới BĐS đóng tại Bình Thuận cho biết, tình trạng làm ăn “lôm côm” không phải là không còn, nhưng để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, nhiều nhân viên môi giới không còn thực hiện các giao dịch ngoài được hay “trụ sở” ven bờ biển nữa mà thay vào đó đến trực tiếp nhà khách hàng hoặc những khách sạn, địa điểm nào thuận tiện cho các bên.
Hiện nay, đất nền ven biển Bình Thuận vẫn tăng giá mạnh, chủ yếu tập trung tại các dịa phương như La Gi, Mũi Nè, và đang “nóng” nhất là dọc biển Hàm Thuận Nam (khu Kê Gà). Theo lý giải của các sàn môi giới, khu vực Kê Gà đang được nhiều “ông lớn” địa ốc triển khai các dự án quy mô khá lớn, do vậy giá đất trong dân xung quanh được đẩy lên khá cao.
Hiện đất ven biển TP. Phan Thiết đã tăng giá tùy vị trí; còn đất tại các dự án có tiếng như Phố Biển, Hùng Vương, Lê Duẩn… thì đã lên con số hàng chục tỷ đồng. Riêng những vùng đất nông nghiệp còn sót lại tại các phường trong thành phố, thì giá bán lại trên danh nghĩa đất ở với diện tích trên dưới 100 m2, tiền 1 – 2 tỷ đồng.
Theo cơn sốt giá ấy, những vùng đất ở vùng ven thành phố như Hàm Liêm, Hàm Thắng, Tiến Lợi, Phong Nẫm thì giá đất cũng tăng theo chóng mặt. Những vị trí gần thành phố, giá đất đã lên từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Phải đi xa hơn thì mới tìm được những mảnh đất ở từ 400 – 700 triệu đồng.
Thời điểm cách đây một năm, việc mua bán sang nhượng đất đai ở khu vực Thiện Nghiệp – vùng xung quanh địa điểm sẽ xây dựng sân bay Phan Thiết – diễn ra khá phức tạp, tạo cơn sốt đất “ảo”. Giới đầu cơ cũng mượn cớ thao túng thị trường, đẩy giá đất tại Thiện Nghiệp tăng cao.
Một sào đất nông nghiệp trước kia chỉ có giá khoảng 200 triệu đồng, đã tăng lên hơn 1 tỷ hồi tháng 6/2019 và hiện nay, qua tìm hiểu thực tế được biết, với một sào đất đó đã “qua tay” 5-7 nhà đầu tư, giá được đẩy lên đến 4-5 tỷ đồng. Riêng trong hơn 2 tháng trở lại đây, giá đất tai Thiên Nghiêp dọc tuyến đường hướng vào khu quy hoạch sân bay Phan Thiêt đang thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ.
Video đang HOT
Được biết, mỗi sào đất có mặt tiền đường ĐT715 từ 200 triệu trước khi có dự án sân bay thì nay đã được các đối tượng môi giới chào bán với giá 4 tỷ đồng. Đối tượng mua đất tại Thiện Nghiệp chủ yếu đến từ cácđịa phương ngoài tỉnh mua đi rồi chờ cơ hội bán lại.
Những dự án ven biển như thế này nằm dọc bãi biển Mũi Né không nhiều nên giá bán đang bị đẩy lên khá cao, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hạ tầng của nhà đầu tư.
Ông Hà Mạnh – tự xưng là phó giám đốc một sản giao dịch nhà đất ở đây, cho biết: “Khách hàng dến tìm hiểu và đang sở hữu đất ven biển Thiện Nghiệp đa phần là từ các tỉnh phía Bắc, chiếm đến 80-90$, phần còn lại rơi vào tay các sàn môi giới năm giữ để chờ giá lên bán kiếm lời. Chỉ một tuần trước thôi, giá một sào đất ở đây còn được rao khoảng 3 tỷ đồng, thì đúng một tuần sau đã “nhày” lên đến gần 4 tỷ đồng”.
Theo khảo sát, “sức nóng” giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu… Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất của Mũi Né hầu như đều là đất nông nghiệp, những lô đất nghỉ dưỡng đẹp gần biển tại đây còn lại ít, các vị trí đắc địa đều đã được các ông lớn địa ốc như Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group…gom trước đó để làm các siêu dự án. Vì vậy, giá đất tại khu vực này tăng nhiệt trước cơn sóng hạ tầng.
Ngoài ra, hàng loạt dự án đình đám của các nhà đầu tư bất động sản khác như: Khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến – Mũi Né, Khu du lịch cao cấp Hòn Rơm – Mũi Né, Hamubay Phan Thiết, The Queen Pearl,… cũng đang chào bán với giá dao động 11 – 20 triệu đồng/m. Theo một số nhà đầu tư, cách đây khoảng 3 năm, giá đất ở khu vực ven biển này chỉ ở mức 5 – 6 triệu đồng/m.
Qua tìm hiểu, một số dự án nằm cuối đường Phan Đình Phùng – Mũi Né, các sàn đang chào bán lô lớn với giá 15-20 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp 2-3 lần.
Không khó để thấy những tờ quảng cáo bán đất trên các tuyến đường lớn, nhỏ ở ven biển từ TP. Phan Thiết chạy dọc đến Mũi Né, Kê Gà…. Nhiều cò đất tận dụng tất cả những hàng cây ven đường để treo biển quảng cáo đất nền, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mọi thông tin đều ghi giá đất ven biển chỉ 400-600 triệu/nền, trong khi thực tế hiện nay khó kiếm được đất đẹp vời giá này.
Trên mạng xã hội Facebook, những trang chuyên rao bán bất động sản liên tục được lập để quảng cáo các khu dân cư mới đang được thi công xây dựng hay đang mở bán. Theo những người làm trong nghề bất động sản thì giá đất ở Phan Thiết từ đầu năm 2018 đến nay là phần kết của một quá trình. Thực chất giá đất bắt đầu nhích lên từ giữa năm 2017, khi mà một dự án bất động sản lớn được mở bán. Lợi dụng điều này một số “cò đất” đã mua một số lô đất với giá thấp lúc thị trường chưa sôi động.
Sau đó, nhóm này tìm cách mua tiếp các lô đất gần đó hoặc mua đi bán lại chính các lô đã mua trước đây với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường. Đồng thời tung thông tin đất ở khu vực đã bắt đầu “sốt” để lôi kéo các nhà đầu tư khác. Lợi dụng tâm lý đầu tư theo hiệu ứng đám đông, nhiều nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào mua đất chờ lên giá kiếm lời, góp phần tạo nên những cơn sốt ảo, đẩy giá lên cao để kiếm lợi.
“Do các sàn môi giới đang “neo” giá cao nên giờ muốn giảm cũng rất khó. Một chiêu thức khác lần đầu tiên những doanh nghiệp bất động sản áp dụng là tung ra thị trường với số lượng nhỏ giọt. Một dự án có 20 lô đất thì họ chỉ đưa ra thị trường mỗi lần 5 lô. Đợt đầu giá thấp hơn thị trường khoảng 5%. Nhưng chỉ 2, 3 ngày sau doanh nghiệp đưa ra 5 lô nhưng giá thì tăng lên 15% so với đợt đầu”, một nhân viên môi giới tại TP. Phan Thiết cho biết.
Thực tế, các chuyên gia bất động sản cho rằng xét về phương diện mức giá đầu tư thì hiện tại, một số khu vực ven biển Bình Thuận rõ ràng đang có tiềm năng rất lớn, như một viên ngọc thô chưa được mài giũa. Bởi thời điểm này, các thị trường phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tương đồng về vị trí như Đà Nẵng, Nha Trang… có mức giá cao hơn gấp 10 lần.
Cụ thể, như Đà Nẵng đất ven biển thì đã có mức giá lên đến 300 triệu đồng/m2, nhưng cũng rất hiếm nguồn cung. Hay Nha Trang đến 450 triệu/m2, trong khi thị trường Phan Thiết đang ở mức có thể nói là chỉ 30-40 triệu đồng/m2 đất nền ven biển.
Các chuyên gia bất động sản cũng thừa nhận rằng bài toán về cơ sở hạ tầng và bất động sản luôn luôn đồng hành, hỗ trợ qua lại và gắn kết mật thiết với nhau. Bởi nếu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kết nối tốt thì giá bất động sản sẽ gia tăng, từ đó các nhà đầu tư sẽ an tâm rót tiền, triển khai mạnh dự án, sẽ thu hút nhà đầu tư, du khách.
Thật vậy, hiện tại, tiềm năng của Mũi Né, Kê Gà đang được các nhà đầu tư lớn tập trung đón đầu với hàng loạt dự án đã và đang triển khai. Theo đó, tuyến cao tốc TP HCM, Long Thành Dầu Giây đã hoàn hoàn chỉnh, Tuyến đường cao tốc Dầu giây – Phan Thiết – Nha Trang bắt đầu triển khai.
Bình Thuận cũng đang gấp rút triển khai công tác đến bù, GPMT để đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với điểm đầu trên Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (Bình Thuận), điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, trong đó chiều dài đoạn cao tốc là 99 km, đoạn tuyến nối từ cao tốc đến Quốc lộ 1 là 2,6 km. Tuyến cao tốc này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 120km/h, quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 14.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng.
Một điểm đáng chú ý là vào ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030. Từ cơ sở này, UBND tỉnh Bình Thuận đang triển khai quy hoạch mở rộng Khu du lịch quốc gia tiến về hướng Nam, kéo dài từ Mủi Né đến Kê Gà (Hàm Thuận Nam), với quy mô rộng hơn 20.000ha.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Hàng loạt dự án BĐS lớn đang "đánh thức" thiên đường nghỉ dưỡng Kê Gà
Theo nhận xét của Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, khoảng 10 năm qua các dự án tại khu vực Kê Gà - Hòn Lan (thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam) không thể triển khai được vì bất cập của quy hoạch. Tuy nhiên, ngay sau khi UBND tỉnh Bình Thuận gỡ bỏ quy hoạch dự án cảng biển nước sâu tại đây, Kê Gà chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS lớn.
Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận dẫn chứng, trước năm 2007 nơi đây chỉ có quy hoạch tuyến điểm du lịch của ngành du lịch, chưa có quy hoạch xây dựng chung. Điều này khiến cho các dự án khu du lịch cao cấp tại khu vực Kê Gà - Hòn Lan không thể triển khai thiết kế chi tiết được vì không xác định được nền và hướng thoát nước.
Còn giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017, dù có quy hoạch xây dựng chung nhưng lại được định hướng nhằm phục vụ công nghiệp bau-xit. Thế nên toàn bộ khu vực Kê Gà - Hòn Lan chủ yếu được bố trí các hạng mục: cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, khu công nghiệp phụ trợ, kho bãi, hệ thống đường sắt, tổng ga đường sắt...do Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư.
Kiểu quy hoạch nêu trên hoàn toàn không thích hợp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cao cấp, vì vậy buộc chủ đầu tư lập lại thiết kế gần như mới toàn bộ cho dự án do phải thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu, rồi điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thêm nữa là thỏa thuận lại từ đầu với cổ đông và các đối tác về việc huy động vốn đầu tư...
Sau khi dự án cảng Kê Gà bị bãi bỏ (2013), gần đây đã có những tín hiệu hồi sinh tích cực. Nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã trở lại vùng biển này, nhiều khu du lịch, resort đang xây dựng, một số cơ sở đã khởi sắc, các nhà đầu tư đang sốt ruột chờ cơ hội mới khi có sân bay Phan Thiết và đường cao tốc.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận, không riêng 13 dự án ảnh hưởng bởi quy hoạch cảng của TKV, có tổng cộng 63 dự án trong khu vực cũng bị thiệt hại. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Riêng những chủ đầu tư xí đất, chậm triển khai quá thời hạn luật định, năng lực kém sẽ kiên quyết thu hồi.
Ông Hòa cho biết thêm khu vực Hàm Thuận Nam có lợi thế riêng và độc đáo thu hút đầu tư du lịch các nơi khác không có được. Trước hết là bãi biển dài vẫn giữ vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, sạch và an toàn. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu nhiều di tích, thắng cảnh lịch sử như, núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật nằm có chiều dài đến 49m, khu nghỉ dưỡng và chữa bệnh tại suối nước nóng Bưng Thị, bãi Đá nhảy, dinh Thầy Thím, ngọn hải đăng Kê Gà....
"Hàm Thuận Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển BĐS du lịch nghỉ dưỡng nhờ quỹ đất còn nhiều, giá đất còn mềm, quy hoạch bài bản, đồng bộ. Đặc biệt, động lực quan trọng tạo thuận lợi và hấp dẫn nhà đầu tư là tỉnh đang triển khai đầu tư mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà với tổng mức đầu tư xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu là kích cầu lượng khách trong nước và quốc tế, gia tăng chi tiêu, thích thú lưu trú lâu hơn và quay trở lại nhiều lần" - ông Hòa chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hàm Thuận Nam, trong 1 năm trở lại đây, khu vực huyện Hàm Thuận Nam có khoảng 10 dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô lớn triển khai. Cũng theo vị này, có lẽ nguyên nhân chính tạo nên cơn sốt đất đang lan rộng trên toàn địa bàn tỉnh chính là sự xuất hiện đồng thời nhiều đại gia BĐS với những dự án quy mô khá lớn như Novaland, Hưng Thịnh Corp., FLC, Thắng Lợi và các tập đoàn đầu tư đến từ Dubai mới đây với một dự án tổ hợp nghỉ dưỡng hơn 15.000 tỷ đồng. Trong cuộc chạy đua này, 2 dự án NovaWorld và Thanh Long Bay được đánh giá có quy mô và đẳng cấp nổi trội.
Cụ thể, Thanh Long Bay tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, được quy hoạch với quy mô lên đến 90ha. Dự án bao gồm các loại hình BĐS nghỉ dưỡng như khu nhà phố thương mại biển, khu căn hộ biển, khu biệt thự biển và khách sạn. Cùng với hàng trăm tiện ích - dịch vụ chuẩn 5 sao, Thanh Long Bay là một trong số ít các dự án được quy hoạch Cảng du thuyền tại Bình Thuận, tương lai sẽ trở thành điểm hội tụ du thuyền của hội thuyền buồm quốc tế.
Còn với NovaWorld, đây là dự án được xây dựng theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí "tất cả trong một", quy mô gần 1.000ha của Tập đoàn Novaland. Dự án quy tụ đa dạng sản phẩm để đầu tư như biệt thự nghỉ dưỡng (grand villa, villa), nhà phố nghỉ dưỡng, shophouse... với tầm nhìn hướng ra khung cảnh biển, diện tích đất từ 100-240m2. Tại đây, chủ đầu tư dành 220ha để xây dựng trung tâm thể thao phức hợp gồm cụm sân golf 36 lỗ, khu thi đấu thể thao, công viên...
Một trong nhiều dự án nghìn tỷ đang được triển khai dọc bờ biển Kê Gà - Hòn Lan.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, thị trường bất động sản nhiều khu vực ven biển Bình Thuận (trải dài từ Kê Gà - Hòn Lan đến Mũi Né) hiện tại đang phản chiếu hình ảnh của Phú Quốc cách đây 6 năm. Trước khi có sân bay Phú Quốc là vùng đất hoang sơ, chỉ có đồi sim, rẫy tiêu. Năm 2013 Phú Quốc có sân bay, thị trường này đã lột xác.
Khi sân bay và cao tốc hoàn thành, cũng như các ông lớn đổ tiền vào vận hành các siêu dự án, thị trường BĐS Bình Thuận được dự báo sẽ bứt tốc thì giá nhà đất tại đây sẽ vươn lên ngang bằng với thị trường Nha Trang - Đà Nẵng - Phú Quốc.
Được biết, ngoài một hệ thống giao thông quy mô lớn như tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã đưa vào khai thác nhiều năm qua, nay đang được đề xuất đầu tư mở rộng lên 10 làn xe thì tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đang được gấp rút hoàn thành, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2020. Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến trong quý 3/2019 dự án sân bay Phan Thiết sẽ được khởi công xây dựng.
Đến nay, đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Phan Thiết với diện tích 543 ha. Trong đó, trước mắt Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.
Song song đó, dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện đã được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua chủ trương đầu tư với quy mô chiều dài tuyến 32,45 km, có tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Dự án này cũng được Thủ tướng Chính phủ kết luận cho phép đầu tư tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận (theo Thông báo số 218, ngày 11/5/2017 của Văn phòng Chính phủ)...
Đến nay, địa phương đã hoàn thiện tất cả các bước đầu tư theo Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho dự án, tuy nhiên hiện vẫn chưa có nguồn vốn để khởi công. Do vậy UBND tỉnh vừa có công văn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Bình Thuận đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện bằng nguồn vốn dự phòng Trung ương của kế hoạch trung hạn từ năm 2015 đến năm 2020.
Bởi đây còn là công trình trọng điểm cấp bách của địa phương cần được xúc tiến xây dựng ngay, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và từng bước đầu tư hoàn chỉnh đường trục ven biển quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...
Một điểm đáng chú ý là vào ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030. Từ cơ sở này, UBND tỉnh Bình Thuận đang triển khai quy hoạch mở rộng Khu du lịch quốc gia tiến về hướng Nam, kéo dài từ Mủi Né đến Kê Gà (Hàm Thuận Nam), với quy mô rộng hơn 20.000ha.
UBND tỉnh Bình Thuận cho biết ngay trong năm 2019 và những năm tiếp theo địa phương sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp về Bình Thuận. Song song đó cũng tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là thúc đẩy triển khai sớm dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Nha Trang - Phan Thiết, các tuyến giao thông kết nối trực tiếp từ cao tốc đến những khu du lịch ven biển...
Bùi Hải
Theo Trí thức trẻ
'Tối hậu thư' cho dự án du lịch 100 ha 10 năm chưa xây dựng Dự án được cho rằng sẽ đầu tư 260 tỷ đồng nhưng hơn 10năm qua lại chưa ký quỹ đầu tư. Ngày 1-8, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa đồng ý điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án từ Công ty TNHH Delverton Việt Nam thành Công ty cổ phần Delverton Việt...