Sau đối tác công nghệ, Huawei gặp vấn đề với công ty vận chuyển Mỹ
Công ty Trung Quốc Huawei đang xem xét mối quan hệ với FedEx Corp, tuyên bố công ty chuyển phát không giải thích được lý do các bưu kiện bị nhầm địa chỉ.
Theo Huawei, hai bưu kiện phải gửi đến địa chỉ Huawei ở châu Á lại được chuyển đến Mỹ. Trong khi đó, hai bưu kiện khác cũng bị chuyển sai hướng.
Huawei nói với hãng tin Reuters hôm 24/5 rằng, FedEx cố ý chuyển hướng hai gói hàng của các nhà cung cấp – được gửi từ Nhật Bản cho Huawei ở Trung Quốc – sang Mỹ. Công ty nói thêm rằng, FedEx cũng đã cố gắng chuyển hướng hai gói hàng khác được gửi từ Việt Nam đến các văn phòng Huawei ở châu Á.
Tất cả các thay đổi địa chỉ giao hàng không có sự cho phép. Reuters cho biết không thể xác minh các hồ sơ theo dõi chuyển phát hàng do Huawei cung cấp.
(Ảnh minh họa)
Hai gói hàng được gửi vào ngày 19/5 và 20/5 từ Tokyo, dành cho Huawei ở Trung Quốc, nhưng lại đến Memphis, Tennessee, trụ sở của FedEx tại Mỹ, vào ngày 23/5. Theo Huawei, bốn gói chứa tài liệu khẩn cấp nhưng “không liên quan công nghệ”.
Video đang HOT
Huawei từ chối giải thích lý do tại sao họ nghĩ rằng các gói hàng này bị chuyển hướng, và vì vậy, không rõ liệu các sự cố có liên quan đến việc chính phủ Mỹ đưa Huawei và các chi nhánh vào “danh sách đen thương mại” hồi giữa tháng 5 hay không.
“Gần đây, việc các tài liệu thương mại quan trọng được gửi qua FedEx không được gửi đến đích, thay vào đó được chuyển hướng đến hoặc được yêu cầu chuyển hướng đến làm suy yếu lòng tin của chúng tôi”, Joe Kelly, người phát ngôn của Huawei, nói với Reuters.
“Chúng tôi sẽ phải xem xét lại các yêu cầu hỗ trợ chuyển phát tài liệu và hậu cần do hậu quả trực tiếp của những sự cố này”, người phát ngôn Huawei nói.
Hai gói hàng có nguồn gốc từ Hà Nội gửi đi ngày 17/5, cho các văn phòng Hồng Kông và Singapore của Huawei, đã được giữ lại sau khi đến các trạm FedEx ở Hồng Kông và Singapore vào ngày 21/5 vì “ngoại lệ giao hàng” – có thể do bị trì hoãn hải quan hoặc nghỉ lễ.
Theo Huawei, đại diện dịch vụ khách hàng của FedEx tại Việt Nam giải thích về trường hợp này: “Xin lưu ý rằng FDX SG đã nhận được thông báo từ FDX US để giữ và trả lại gói hàng cho Mỹ. Do đó, lô sản phẩm không được giao cho người nhận hàng và hiện đang được giữ tại trạm FDX chờ xử lý RTS (trả lại cho người gửi)”.
Huawei nói với Reuters rằng cả hai gói hàng Việt Nam đều được gửi bởi đại lý vận chuyển, một nhà thầu mà Huawei không xác định được. Hãng cho biết đại lý vận chuyển từ chối cấp phép cho FedEx gửi các gói hàng đến Mỹ và hướng dẫn họ trả lại.
Theo VTC
Sếp Huawei: 'Khi triển khai 5G bảo mật là vấn đề đáng lo ngại'
Theo đại diện Huawei, khi thế giới triển khai 5G thì bảo mật là thách thức về kỹ thuật, thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, bảo mật là vấn đề đáng lo ngại.
Các tổ chức như Liên minh Viễn thông thế giới cần có một hệ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về an ninh mạng trên toàn cầu để các quốc gia cũng như các công ty công nghệ tuân thủ.
Ông Joe Kelly, Giám đốc truyền thông toàn cầu của Huawei.
Trong buổi họp báo tại trụ sở chính của Tập đoàn Huawei với các phóng viên Việt Nam ngày 10/4/2019, ông Joe Kelly, Giám đốc Truyền thông toàn cầu của Huawei khi được hỏi việc bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei, người bị Canada bắt giữ cuối năm 2018, có ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh của Huawei ở Canada cũng nhưng các nước khác hay không?
Ông Joe Kelly cho hay, ông không bình luận về vấn đề pháp lý về vụ việc của bà Mạnh bị bắt giữ ở Canada, nhưng ông cho hay trong năm 2018 kết quả kinh doanh của Huawei vẫn tăng trưởng tốt, 2 tháng đầu năm 2019 cũng vẫn tăng trưởng rất tốt. Hiện tại Huawei có thể kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới trừ Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ như là Úc chẳng hạn. Trong năm tới Huawei sẽ tiếp tục kinh doanh trên toàn cầu, tiếp tục cho ra những sản phẩm chất lượng cao mang những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tuy nhiên, ông Joe Kelly cũng thừa nhận "Thời gian qua thì việc kinh doanh của Huawei cũng vất vả hơn, bận rộn hơn trước một chút"
Chia sẻ về vấn đề những thách thức liên quan đến an ninh mạng giữa Huawei và cáo buộc do Chính phủ Mỹ đưa ra, ông Joe Kelly khẳng định: "An ninh mạng là vấn đề kỹ thuật, không phải là vấn đề chính trị". Trong đối thoại toàn cầu hiện nay, an toàn an ninh với công nghệ 5G được mọi người chú trọng nhiều hơn.Với công nghệ 5G con người kết nối nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, nên vấn đề an toàn an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư người dân được các chính phủ và các công ty công nghệ quan tâm.
Ông Joe Kelly cũng khẳng định,bảo mật về công nghệ là thách thức lớn nhất, yêu cầu bảo đảm quyền riêng tư của người dân rất quan trọng, việc bảo đảm quyền riêng tư này không phải chỉ 1 tổ chức làm được mà phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngay cả bản thân người dùng cũng phải nhận thức được điều này.
Khi thế giới triển khai 5G thì bảo mật là thách thức về kỹ thuật, thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, bảo mật là vấn đề đáng lo ngại. Các tổ chức như Liên minh Viễn thông thế giới cần có một hệ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về an ninh mạng trên toàn cầu để các quốc gia cũng như các công ty công nghệ tuân thủ, hiện nay vẫn chưa có được chuẩn thống nhất về an ninh mạng trên toàn cầu. An ninh mạng không phải của riêng một quốc gia hay một tập đoàn công nghệ nào, mà tất cả từ nhà cung cấp thiết bị và giải pháp, nhà mạng, khách hàng, đều có trách nhiệm với việc phải bảo mật dữ liệu, bảo mật thông tin.
"Huawei sẽ cố gắng thúc đẩy bảo mật về an ninh mạng, tăng cường bảo mật trong chuỗi cung ứng để sản phẩm của Huawei an toàn hơn, Huawei cũng sẵn sàng đối thoại với các nhà mạng để giải quyết vấn đề bảo mật. Chúng tôi đã thành lập Trung tâm an ninh mạng ở Anh để kiểm tra các sản phẩm, trung tâm tiếp nhận những lỗi bị phát hiện để sửa ngay, để cho sản phẩm an toàn hơn".
Ông Joe Kelly nhắc đến vụ rắc rối giữa Huawei và Chính phủ Mỹ liên quan đến an ninh mạng. Theo ông Joe cho hay: "Khi Chính phủ Mỹ nói Huawei có vấn đề về an ninh mạng, Huawei cũng hỏi Chính phủ Mỹ là các ngài có bằng chứng gì thì đưa ra đây. Chính phủ Mỹ cần phải nói cho khách hàng trên toàn cầu biết Huawei có vấn đề gì, nhưng thực tế Mỹ chưa đưa ra được bằng chứng gì cả. Khách hàng của Huawei trên thế giới cũng chưa ai đưa ra được bằng chứng để chứng minh sản phẩm của Huawei có vấn đề về an ninh mạng.
"Chính phủ Mỹ chưa bao giờ trải nghiệm các sản phẩm Huawei nhưng luôn đưa ra các thông tin có vẻ rất chắn chắn, đó là điều rất kỳ lạ!", ông Joe nói.
Vào ngày 7/3/2018, Huawei tuyên bố đã đệ đơnkiện lên tòa án liên bang Hoa Kỳ vì tính vi hiến của Mục 889 của Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng 2019 (National Defense Authorization Act - NDAA). Thông qua hành động này, Huawei tìm kiếm một phán quyết tuyên bố rằng các hạn chế nhắm vào Huawei là vi hiến, và có một lệnh cấm vĩnh viễn chống lại các hạn chế này.
Theo ITC News
Công ty nội thất phải bồi thường nửa tỷ USD vì dùng bot gọi một người phụ nữ tới 300 lần Robocall (bot tự động gọi điện) là một vấn nạn đau đầu tại Mỹ. Một người phụ nữ tại vùng Tennessee, Mỹ đã nhận được số tiền lên tới 459.000 USD sau khi kiện một công ty nội thất ra tòa. Theo đó, công ty này đã sử dụng bot gọi điện (robocall) để quấy rầy cô tới 10 lần một ngày, kể...