Sau đêm tân hôn, em dâu mang bộ chăn ga mà tôi mua tặng ném vào thùng rác, lý do đưa ra khiến cả nhà sốc còn tôi thì tái mặt vì xấu hổ
Nhìn quà tặng cho vợ chồng em trai bị xếp trong thùng rác công cộng mà tôi tức giận sôi cả ruột nên tức tốc vào nhà hỏi lý do.
Em trai chồng sắp lấy vợ nên tôi nói là sẽ tặng một bộ chăn ga gối và em ấy đã đồng ý ngay. Hôm sau hai vợ chồng tôi mất cả buổi chiều mới chọn được bộ ưng ý.
Lúc mang tặng có cả em dâu tương lai ở đó và hai em ấy rất hài lòng. Thế mà chỉ sau đêm tân hôn, những thứ tôi mua tặng hai em lại biến thành đồ phế thải.
Sau hôm đám cưới, tôi đến giúp làm cỗ lại mặt cho em dâu thì thấy toàn bộ chăn ga gối xếp trong thùng rác trước cổng nhà, Mặt tôi biến sắc, không thể bình tĩnh được nên chạy vào nhà, gõ cửa phòng em dâu hỏi chuyện.
Em ấy không trả lời tôi mà bình tĩnh đi xuống đưới tầng, đến khi có mặt đông đủ mọi người rồi em ấy mới nói. Bộ chăn ga mà tôi mua cho là hàng rẻ tiền kém chất lượng, nằm thì ngứa ngáy khó chịu, sợi bông thì dính đầy mặt. Bực quá nên ngay sáng hôm sau em ấy đã ném hết đồ của tôi tặng vào thùng rác.
Cả nhà đổ dồn ánh mắt về phía tôi khiến tôi vừa xấu hổ vừa ức chế mà không biết tìm từ nào để nói. (Ảnh minh họa)
Cả nhà đổ dồn ánh mắt về phía tôi khiến tôi vừa xấu hổ vừa ức chế mà không biết tìm từ nào để nói. Em dâu còn nói thêm rằng đã đặt mua một bộ khác trị giá 20 triệu đồng rồi. Nghe đến đây tôi toát mồ hôi hột, bộ tôi mua tặng có hơn 2 triệu đồng, thảo nào em ấy chê là phải.
Video đang HOT
Về nhà, chồng tôi tức giận mắng: “Bảo mừng tiền không chịu lại cứ thích mua đồ lưu niệm để rồi giờ em dâu cho ra thùng rác. Thôi thì cầm 2 triệu khác sang mừng đi”.
Ngay lập tức tôi phản đối, bảo tặng quà không nhận thì thôi, sao lại phải “đền”. Thế nhưng chồng tôi vẫn khăng khăng bắt tôi cầm 2 triệu khác sang mừng cho đỡ mất tình anh em.
Tặng quà em ấy không lấy thì thôi, cớ sao bây giờ tôi phải trả tiền mừng nữa phải không mọi người?
Tôi khó xử vì anh trai chồng 40 tuổi vẫn không chịu đi làm
Anh chồng tôi 40 tuổi vẫn ở nhà ăn bám, sẵn sàng xin tiền em dâu mua sắm. Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Tôi năm nay 38 tuổi, về làm dâu nhà chồng đã 15 năm. Bố mẹ chồng tôi có 2 trai, 1 gái. Em gái chồng vào TP.HCM học rồi lập nghiệp, kết hôn với người trong đó, ngoài này còn 2 người con trai ở cùng bố mẹ.
Chồng tôi là con trai thứ nhưng mọi việc gia đình, từ lớn đến nhỏ, một tay anh quán xuyến, chẳng khác nào con trai trưởng.
Một năm có bao nhiêu đám giỗ, đối nội, đối ngoại anh cũng thay bố mẹ đảm nhiệm. Nhà có việc gì cần đến tài chính, bố mẹ cũng gọi chồng tôi ra trao đổi, bàn bạc để anh lo.
Ngược lại với em trai, anh chồng tôi đến bây giờ 40 tuổi vẫn vô tư ở nhà ăn bám bố mẹ. Từ ngày tôi về đây ở, chưa bao giờ thấy anh cầm chiếc chổi quét nhà, rửa bát đĩa.
Bữa cơm bày biện ra mâm, tôi phải gọi mãi anh mới đủng đỉnh xuống, ăn xong lại leo lên tầng xem phim, ăn quà vặt.
Quần áo mặc xong, vứt lay lắt khắp nhà, tôi phải cặm cụi đi thu dọn. Em dâu nhắc nhở, anh chồng tôi chỉ ậm ừ, có lúc còn mặt mày cau có, tỏ ý khó chịu.
Thấy anh không tiếp thu, tôi nhờ mẹ chồng tác động. Bà chiều con trai, còn quay ra trách con dâu: "Có mấy cái quần cái áo, chị giặt luôn cho xong, tỵ nạnh làm gì".
Tôi nhắc nhiều lần quá cũng bực, chỉ giặt đồ cho bố mẹ và vợ chồng, con cái. Đồ của anh tôi để nguyên. Anh chồng hậm hực ra mặt, mượn cớ mắng cháu để dằn mặt em dâu.
Trước đây, người quen giới thiệu anh đi làm một vài chỗ. Nơi thì anh chê lương thấp, không bõ công lao động. Nơi anh lại kêu ca công việc nặng nhọc. Công ty phân phối hàng gia dụng, làm nhàn, chế độ đãi ngộ tốt, lương khá, anh đùng đùng bỏ ngang vì cãi nhau tay đôi với đồng nghiệp, trong lúc nóng nảy, anh đánh người ta vỡ đầu.
Chồng tôi phải xách hoa quả, tiền bạc đến thăm, giảng hòa cho mọi việc êm xuôi.
Từ ngày đó, anh thất nghiệp, sống như cây tầm gửi ăn bám gia đình. Nếu chỉ phụ thuộc bố mẹ chồng tôi, tôi cũng không đến mức phải than thở như thế này.
Thế nhưng, anh coi việc vợ chồng tôi nuôi anh là điều hiển nhiên. Mỗi lần ra ngoài tụ tập bạn bè, ăn chơi, mua sắm, anh sẵn sàng xin tiền em dâu.
Lúc chồng tôi làm ăn được, những khoản đó tôi ít để tâm nhưng từ khi xí nghiệp chuyển đổi quy mô hoạt động, ít việc, thu nhập chồng tôi bấp bênh, chỉ đủ anh xăng xe, ăn sáng.
Hai năm trở lại đây, bố mẹ chồng bàn giao hết việc nội trợ, điện nước cho vợ chồng tôi tự tính toán, chi tiêu. Mỗi tháng ông bà đóng góp 10 kg gạo và 1,5 triệu.
Lúc này, mọi thứ dồn hết lên hai vai tôi. Tiền học các con, hiếu hỉ, ốm đau... Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Ngoài căn nhà đang sinh sống, bố mẹ chồng tôi có một căn hộ tập thểt. Ông bà để con trai cả quản lý, cho thuê, lấy tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, từ ngày quản lý, có tiền thuê nhà, anh chồng tôi vẫn tiếp tục ăn bám, không có ý định nộp phí sinh hoạt cho vợ chồng em trai.
Đôi lần, ngồi ăn cơm cả nhà, tôi nhắc khéo, bảo anh phải đóng phí, vì vợ chồng tôi khó khăn, không cáng đáng nổi.
Anh bỏ ngoài tai, coi như chưa nghe thấy gì. Họ hàng khuyên anh lấy vợ, dọn ra ngoài sống, anh tuyên bố, ở vậy cho sướng, khỏi phải lo cho ai lại có cơm ăn, áo mặc thoải mái. Tôi bảo chồng nói với anh cho rõ ràng, chồng tôi lại sợ mất tình cảm anh em.
Tôi phát ốm vì ông anh chồng lười biếng này. Các bạn có cao kiến gì trong rường hợp của tôi hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Bị đứt tay nhờ chồng rửa bát, không ngờ phản ứng của anh khiến tôi vừa sững sờ vừa hối hận khôn nguôi Lúc đó tôi đã đứng như "trời trồng" và không hiểu mình lấy chồng để làm gì? Chúng tôi lấy nhau được 5 năm, con gái cũng đã 3 tuổi rồi, tình cảm vợ chồng không được ngọt ngào như những gia đình khác. Tính chồng nóng nảy lại gia trưởng nên tôi luôn phải nhẫn nhịn để không khí bớt căng thẳng....