Sau Con Cưng, Guardian… đến The Face Shop, anh văn Yola cũng vào cuộc bán rau
Nhiều hệ thống cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng khác như hệ thống mỹ phẩm The Face Shop, chuỗi nhà hàng Pizza4Ps, chuỗi anh văn Yola, Hoa Yêu Thương cũng vào cuộc cung ứng hàng rau củ quả.
Trong thời gian tới, chuỗi cửa hàng The Face Shop cũng tham gia bán rau củ aua3, hàng thiết yếu qua sàn điện tử. ẢNH: NG.NGA
Ngày 17.7, thông tin từ Sở Công thương, qua cuộc vận động của Sở, các chuỗi hệ thống mỹ phẩm The Face Shop, chuỗi nhà hàng Pizza4Ps, chuỗi anh văn Yola, Hoa Yêu Thương… sẵn sàng chuyển đổi tạm thời công năng, sử dụng các kho sẵn có cùng tham gia cung cứng rau củ quả, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác phục vụ nhu cầu người dân qua các sàn thương mại điện tử.
Trước đó, Sở Công thương đã phối hợp với các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada… để đẩy mạnh bán hàng rau củ quả trên các nền tảng này, giúp người dân có điều kiện tiếp cận được nhiều hơn các kênh cung ứng, phân phối lương thực thực phẩm.
Chương trình đã “kích hoạt” những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau “ghép nối” lại, bổ trợ lẫn nhau trong các khâu từ thu mua, vận chuyển, lưu trữ đến phân phối. Với chuỗi cung ứng linh hoạt chưa từng có này, Sở cho hay, người dân thành phố sẽ được tiếp cận các kênh phân phối bình ổn với quy mô hơn 1.000 điểm bán bổ sung. Trong đó, có 1.000 điểm bán của Vinshop, 150 điểm bán của hệ thống Con Cưng, 67 điểm bán của Công ty Guardian Việt Nam và 300 điểm bán của Pharmacity, 36 điểm bán của Công ty Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín.
Video đang HOT
Ngoài ra, các hệ thống bưu cục, phương tiện vận chuyển, nhân lực của các công ty bưu chính trên địa bàn cũng được linh động phát huy để cùng tham gia hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm với Viettel Post, Vietnam Post, Công ty giao hàng nhanh GHN, Công ty giao hàng tiết kiệm GHTK, Công ty Supership Việt Nam, Proship, Koina, Công ty vận chuyển Nhất Tín, công ty kho lạnh ABA, Công ty giải pháp chuỗi cung ứng One Mount.
Hệ thống cửa hàng Con Cưng chuyên bán sản phẩm cho mẹ và em bé cũng tham gia cung ứng bán rau củ qua, đông lạnh cho người dân thành phố (ảnh chụp chiều 16.7). ẢNH: KHẢ HÒA
Trước đó, các đơn vị Viettel Post và VN Post tổ chức 146 điểm bán hàng lưu động, Sở Công thương tổ chức 79 điểm bán hàng lưu động, các chương trình: Siêu thị Mini 0 đồng (10 điểm bán/ngày), Chợ Nghĩa tình để chăm lo, bổ trợ cho người dân nghèo, khó khăn, người dân tại các khu cách ly, vùng phong tỏa được tiếp cận hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Con Cưng, Guardian, Vinshop sẽ bán rau củ và thịt đông lạnh tại TP.HCM
Từ 16/7, các chuỗi cửa hàng này sẽ đưa mặt hàng rau củ và hàng đông lạnh vào bán tại các cửa hàng đang hoạt động ở TP.HCM.
Chiều 15/7, tại buổi họp trực tuyến với UBND TP.HCM, Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết từ ngày 16/7, nhiều điểm bán thực phẩm bổ sung sẽ chính thức khởi động, sử dụng cửa hàng hiện có của đơn vị đang hoạt động.
Theo đó, 150 điểm bán của Con Cưng - chuỗi cửa hàng cho em bé và mẹ bầu, 65 điểm bán của Guardian - chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh mặt hàng sức khỏe, sắp đẹp và hệ thống Vinshop sẽ đưa mặt hàng rau củ và hàng đông lạnh vào bán tại các cửa hàng ở TP.HCM.
Ngoài ra, Sở Công Thương TP còn huy động 7 công ty logistics hoạt động độc lập với các điểm bán này với công suất 1.000 tấn để hạ nhiệt giá thực phẩm của chợ truyền thống.
Bên cạnh đó, ông Vũ cho biết đơn vị cũng đã làm việc với Tiki, Lazada, Sendo để thống nhất bán rau, củ quả trên sàn thương mại điện tử và sử dụng chính kho hàng của các đơn vị này.
Từ 16/7, chuỗi của hàng mẹ bầu & em bé này sẽ bán rau, củ và thực phẩm đông lạnh. Ảnh: Lê Quân.
Đại diện Sở Công Thương cũng cho biết đã làm việc với các quận, huyện đánh giá để mở lại các chợ truyền thống có đủ điều kiện phòng chống dịch. Các chợ sẽ hoạt động theo mô hình tự quản.
Theo đó lực lượng phụ nữ, thanh niên sẽ tham gia giám sát hoạt động của chợ, theo mô hình giảm thiểu tối đa sạp chợ, thực hiện 5K, bổ sung màn chắn... Đồng thời có thể hướng dẫn tiểu thương bán hàng đồng giá, không giao dịch lâu.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đưa dần chợ có đủ điều kiện chống dịch hoạt động để giúp người dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận nguồn rau củ quả", ông Vũ nói thêm.
Ngoài ra, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cũng cho biết Sở Công Thương đã làm việc với TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn để khai thác các khu vực gần chợ đầu mối thực hiện trung chuyển hàng hóa.
"Đến nay đã đưa vào hoạt động điểm trung chuyển chợ Thủ Đức được 3 ngày, tiếp nhận 100 tấn rau củ quả/ngày từ các địa phương đổ về", ông nói.
Theo Giám đốc Sở Công Thương, trước khi thực hiện Chỉ thị 16, mỗi ngày người dân thành phố cần 7.000 tấn thực phẩm gồm rau, củ, trái cây, thịt gia súc, gia cầm. Khi 3 chợ đầu mối dừng hoạt động, việc cung ứng gặp khó khăn, sản lượng thông qua các chợ đầu mối chỉ đạt 2.700 tấn, sụt giảm hơn 50%.
Hiện, Sở đã huy động các siêu thị nâng quy mô, năng lực cung ứng từ 1.130 tấn lên 2.465 tấn nhưng so với nhu cầu của người dân vẫn thiếu hụt khoảng 1.000 tấn rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống...
Từ ngày 1/7, đơn vị cũng đã huy động các doanh nghiệp logistics, thương mại. So với lượng hàng trước khi thực hiện Chỉ thị 16 vẫn có sự thiếu hụt nhất định do khó khăn về luân chuyển, giao thông, thời gian, chi phí gia tăng và tâm lý do các tin đồn lan truyền trên mạng xã hội tác động lên người dân...
Đồng thời tại cuộc họp, Giám đốc Sở Công Thương cũng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường tăng cường xử lý, xử phạt những người gom hàng để bán lại trục lợi.
Kiến trúc nhà ống Hà Nội lên báo Tây "Cao, gầy, rực rỡ màu sắc" tờ Guardian của Anh tả về kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Hà Nội, xuất hiện khắp nơi tại thành phố này. Nếu ai đã lỡ trót yêu Hà Nội xưa, yêu nền văn hiến ngàn năm, miền đất kinh kỳ, mùi hoa sữa và mùi cốm mới. Thì hình ảnh Hà Nội với những căn...