Sau bữa ăn xuất hiện 4 biểu hiện, khả năng cao bạn đang mắc bệnh về dạ dày
Dạ dày có bệnh, biểu hiện trực tiếp, dễ nhận thấy nhất là sau bữa ăn sẽ có những phản ứng bất lợi khác nhau. Hãy cùng xem để biết dạ dày mình có khỏe mạnh hay không nhé!
Bất kỳ thực phẩm nào mà các bạn ăn đều cần được dạ dày chuyển hóa và vận chuyển. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng khi là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng và là nơi chuyển hóa thức ăn.
Nếu dạ dày có bệnh, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như sụt cân. Để biết dạ dày có vấn đề hay không, chúng ta có thể theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi bữa cơm. Sau khi ăn cơm xong mà có một hay nhiều biểu hiện dưới đây thì hãy cảnh giác với các bệnh về dạ dày.
1. Buồn nôn và nôn
Nếu bạn ăn xong mà có cảm giác buồn nôn và nôn thì khả năng cao dạ dày đang có vấn đề. Đó là do chức năng dạ dày suy yếu, thức ăn không được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết, gây ra đầy hơi và chướng bụng. Đầy hơi, chướng bụng sẽ tạo áp lực nhất định lên dạ dày, từ đó dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
2. Đầy hơi hoặc đau bụng
Video đang HOT
Trong trường hợp bình thường, đầy hơi hoặc đau dạ dày không xuất hiện ngay mà sẽ xuất hiện vào khoảng một tiếng sau đó. Những người có dạ dày khỏe mạnh, cho dù xuất hiện cảm giác no bụng thì sau khoảng 30 phút dạ dày nhu động, cảm giác này cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu dạ dày bị tổn thương ở một mức độ nhất định, nhu động dạ dày hoạt động chậm lại, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa kịp thời. Do đó, nếu bạn ăn xong được một tiếng mà vẫn cảm thấy khó chịu ở dạ dày như bị chướng bụng, điều đó có nghĩa dạ dày của bạn đang không ổn chút nào.
Cần lưu ý rằng nhiều người cho rằng ăn càng no càng tốt, điều này là sai lầm. Ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa.
3. Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua
Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua, trào ngược axit dạ dày sau bữa ăn chứng tỏ niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Một khi niêm mạc bị tổn thương, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ chậm lại, gây chán ăn và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược axit dạ dày, bị ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, axit dạ dày, dịch mật sẽ đi vào thực quản thông qua quá trình trào ngược. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản.
4. Đi vệ sinh ngay lập tức
Nếu sau bữa ăn có cảm giác muốn đi vệ sinh, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể thì điều này nói lên dạ dày của bạn đã bị tổn thương. Vì cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức chứng tỏ thức ăn chưa được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ hết mà đã trực tiếp đưa vào cơ quan trao đổi chất.
Trong những trường hợp bình thường, thức ăn được đưa vào cơ thể, vận chuyển đến các cơ quan bài tiết rồi đào thải ra ngoài, quá trình này thường kéo dài hơn một giờ.
Nhìn chung, dạ dày là một cơ quan quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Dạ dày không khỏe, nhẹ thì bạn sẽ có cảm giác chán ăn, đầy hơi, chướng bụng… nặng thì có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu phát hiện mình có dấu hiệu không ổn, thì cần phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Thói quen uống nước sai lầm
Thói quen uống nước ngay sau khi ăn xong có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe?
Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Hầu hết chúng ta đều có thói quen uống một ít nước sau khi vừa kết thúc một bữa ăn với suy nghĩ rằng nước giúp toàn bộ thức ăn trôi xuống và làm sạch khoang miệng.
Có một số thời điểm nhất định, chúng ta tránh tiêu thụ nước. Và một trong những thời điểm đó chính là ngay sau khi chúng ta vừa ăn xong.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mọi người nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Bởi vì cơ thể mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.
Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần có một tỷ lệ chất lỏng - rắn nhất định. Sự cân bằng này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn uống nước ngay lập tức khi vừa kết thúc một bữa ăn vì thói quen này có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.
Uống nước ngay sau khi ăn cũng sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của những enzyme đó, dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid dạ dày. Và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và ợ chua.
Trong khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.
Uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Xét ở một khía cạnh, nước làm giảm quá trình tiêu hóa, dẫn đến rất nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa còn sót lại trong hệ thống ruột. Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Do đó, glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh tiểu đường.
4 loại thực phẩm bị WHO liệt vào "danh sách đen", ăn nhiều hại dạ dày, đường ruột Ruột là cơ quan tiêu hóa rất quan trọng trong cơ thể, chỉ một tổn thương nhỏ ở ruột cũng gây ra ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Dưới đây là 4 loại thực phẩm đã bị WHO liệt vào "danh sách đen", ăn nhiều sẽ cực kỳ độc hại cho dạ dày và đường ruột. Trong cuộc sống hàng ngày, khi...