Sau bão lũ, cảnh báo nghiêm trọng ngộ độc khí thải máy phát điện
Hậu bão lũ, các BV miền Trung tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc khí thải máy phát điện . BS đưa cảnh báo nghiêm trọng về những “cái chết không báo trước”.
Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc (Ảnh: Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai)
Cả nhà bất tỉnh vì nhiễm độc khí thải
Sau cơn bão số 9, các BS tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương (Hội An, Quảng Nam) cho biết đã tiếp nhận một gia đình gồm 4 người do hàng xóm và người nhà đưa đến cấp cứu. Các bệnh nhân đều có đặc điểm bệnh lý chung là mệt lả, khó thở, buồn nôn và đau đầu dữ dội, đồng thời toàn thân và mặt có dấu hiệu đỏ như “tôm luộc”. Qua khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ kết luận gia đình này ngộ độc khí thải (có chứa CO2 và CO) từ máy phát điện công suất nhỏ đang sử dụng tại gia đình.
Các BS tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương cho biết, những ngày bão số 9 hoành hành dữ dội gây mất điện trên diện rộng, nên gia đình bệnh nhân này đã sử dụng máy phát điện công suất nhỏ để thắp sáng và phục vụ sinh hoạt.
Video đang HOT
Do trời mưa quá to, lại thiếu dây dẫn điện nên gia đình đã đưa máy phát điện vào gần phòng ngủ để tiện thắp sáng và sinh hoạt. Điều đáng cảnh bảo là ngay cả trong thời gian ban đêm, khi cả gia đình đã chìm sâu vào giấc ngủ thì máy phát điện vẫn tiếp tục hoạt động.
Chỉ đến khi một người nhà ngủ bên ngoài có việc vào phòng trong mới phát hiện những người nằm gần máy phát điện đều có triệu chứng yếu lả, khó thở, có biểu hiện xỉu, suy hô hấp, nên đã hô hoán kêu người đến đưa đi cấp cứu. Rất may cho gia đình bệnh nhân, vì được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện, nên các thành viên đều đã được hồi sức cấp cứu tích cực, dần hồi phục.
Tại thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đêm 28/10 cũng mất điện trên diện rộng do bão số 9 hoành hành. Một người đàn ông 41 tuổi cùng con trai 7 tuổi và con gái 13 tuổi ở trong nhà đóng kín cửa, chạy máy phát điện cả đêm. Sáng hôm sau, hàng xóm dậy dọn dẹp, không thấy hàng xóm trở dậy nên đã gõ cửa kiểm tra, thì phát hiện ba cha con cùng bị bất tỉnh, lập tức phá cửa xông vào đưa đi cấp cứu ở BV Đa khoa Vĩnh Đức.
BS Nguyễn Bửu Thuyên, BV Đa khoa Vĩnh Đức, cho biết lúc nhập viện cả người bố và con gái đều trong tình trạng lơ mơ, thở yếu, gọi hỏi không có phản xạ; riêng bé trai nguy kịch hơn, bị hôn mê, tiểu tiện đều không còn tự chủ. Sau khi được cấp cứu, thở oxy, truyền dịch hồi sức, người bố và con gái đã tỉnh lại, nhưng bé trai vẫn hôn mê, tình trạng diễn biến nặng.
Các BS tại BV Đa khoa Vĩnh Đức chẩn đoán cả ba bố con đều bị ngộ độc khí thải CO do máy phát điện, quyết định chuyển đến BV tuyến trên điều trị.
Bảo hiểm có bồi thường đối với xe ôtô bị ngập nước do bão lũ?
Xe ôtô bị ngập nước dẫn đến hỏng hóc là điều mà không chủ xe nào mong muốn, đặc biệt trong tình hình mưa lũ ở miền Trung. Vậy trong trường hợp này, bảo hiểm có chi trả cho hỏng hóc của ôtô?
Có hai khái niệm khách hàng cần làm rõ khi tham gia bảo hiểm vật chất tự nguyện là ngập nước và thuỷ kích. Nhiều khách hàng vẫn "lơ mơ" giữa hai khái niệm này dẫn đến tranh cãi với cơ quan bảo hiểm khi không may chiếc xe bị ngập nước.
Xe ôtô bị ngập nước dẫn đến hỏng hóc là điều mà không chủ xe nào mong muốn xảy ra với "xế yêu" của mình. Ảnh: BD
Xe bị ngập nước được hiểu là xe đang đỗ trong gara hoặc ở ngoài đường và bị ngập nước một cách bất khả kháng do thiên tai (bao gồm bão lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất, sóng thần,...) dẫn đến hỏng hóc. Đối với trường hợp này đa số đều được chi trả bảo hiểm.
Còn khái niệm xe bị thuỷ kích được hiểu là chiếc xe bị hư hỏng phần động cơ khi chiếc xe đó di chuyển vào vùng ngập nước.
Thuỷ kích cũng được các công ty bảo hiểm chia ra làm hai trường hợp xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước, nước tràn vào động cơ khiến động cơ bị hư hỏng.
Trường hợp này, chủ xe có thể được đền bù đến 100% chi phí sửa chữa nếu điều khoản này có trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều công ty bảo hiểm chỉ đền bù khoảng 70-80% với lý do khách hàng phải có trách nhiệm tự cân nhắc xem có nên đi vào vùng nước ngập hay không.
Việc các công ty bảo hiểm có chi trả chi phí khắc phục sự cố do ngập nước hay không phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm vật chất ban đầu giữa chủ xe và phía bảo hiểm. Ảnh: Autopro
Thứ hai là xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước, sau đó xe bị tắt máy nhưng lái xe cố tình khởi động lại xe khiến nước tràn vào làm động cơ hư hỏng nặng. Trường hợp thuỷ kích thứ hai này, đại đa số các công ty bảo hiểm sẽ từ chối đền bù vì đây hoàn toàn là lỗi chủ quan của lái xe.
Việc các công ty bảo hiểm có chi trả chi phí khắc phục sự cố do ngập nước hay không phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm vật chất ban đầu giữa chủ xe và phía bảo hiểm
Chính vì vậy, việc các công ty bảo hiểm có chi trả chi phí khắc phục sự cố do ngập nước hay không phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm vật chất ban đầu giữa chủ xe và phía bảo hiểm.
Một số đơn vị bảo hiểm sẽ ghi rõ điều này trong hợp đồng, nhưng một số đơn vị sẽ mời khách hàng mua thêm gói bảo hiểm dành riêng cho thuỷ kích như một điều khoản bổ sung và ghi vào phụ lục.
Mức phí của gói bảo hiểm thuỷ kích riêng này vào khoảng 0,1% giá trị xe/năm (đối với xe sử dụng dưới 3 năm). Ví dụ như một chiếc xe có giá 1 tỉ đồng thì gói bảo hiểm thuỷ kích mỗi năm vào khoảng 1 triệu đồng.
Thiệt hại sau mưa bão: Mái trường của em nay còn đâu? Ngỡ ngàng và xót xa khi ngày trở về sau mưa bão, mái trường - nơi che chở bao thế hệ học trò - bị tốc mái chỉ trơ trọi lại khung sườn bằng gỗ cũng đã mục nát sắp 'ra đi'. Trường THCS Chu Văn An (xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) bị tốc hết mái do bão số...