Sau bản án “ma” đến lượt UBND huyện Đại Từ bị phát giác làm giả tài liệu
Vụ khởi kiện hành chính của một công dân với UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) vốn khiến dư luận bức xúc bởi việc thẩm phán tự vẽ ra một “bản án ma” thì nay lại phát lộ thêm chuyện “lạ đời” khi UBND huyện Đại Từ bị phát giác làm giả mạo tài liệu gửi tòa án.
Báo Dân trí đã có loạt bài điều tra về vụ kiện hành chính đầu tiên ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên liên quan đến việc thu hồi, cưỡng chế đối với diện tích nhà đất của ông Nguyễn Văn Bắc, trú tại Xóm 2, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), từ những bất thường trong quá trình thu hồi đất của UBND huyện Đại Từ đến những bất thường trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ.
Tại phiên tòa ngày 20/8/2014 trước đây do vắng mặt tới 6/11 người làm chứng có vai trò quan trọng trong vụ án, đặc biệt Tòa án vẫn chưa giám định một số tài liệu do UBND huyện cung cấp có dấu hiệu giả mạo theo yêu cầu của luật sư và người khởi kiện. Vì vậy, phiên tòa sơ thẩm lần thứ 5 của TAND huyện Đại Từ đã phải hoãn ngay từ phút khởi động. Nay vụ án trở nên cực kỳ phức tạp do xuất hiện những tình tiết mới.
Trong biên bản xác minh do ông Trần Văn Mỳ – Trưởng phòng TNMT huyện Đại Từ lập đã “vẽ” thêm chữ ký và ý kiến của ông Nguyễn Văn Bắc để nộp cho TAND huyện Đại Từ.
Ông Trần Văn Mỳ – Trưởng Phòng TN-MT huyện – người được ông Nguyễn Hải Đường – Chủ tịch UBND huyện Đại Từ ủy quyền tham gia tố tụng đã nộp cho Tòa án 47 đầu tài liệu gồm các văn bản chỉ thị, các biên bản vi phạm, các quyết định xử lý, các biên bản giao quyết định xử lý, các văn bản đề xuất xử lý…Tất cả đều có chữ ký của UBND xã Hà Thượng, UBND xã Bình Thuận, Công an huyện, Công an xã, Đại diện Công ty TNHH khai thác khoáng sản Núi Pháo…nhưng toàn bộ mấy chục văn bản này đều không có chữ ký của ông Nguyễn Văn Bắc cũng như người thân trong gia đình ông Bắc.
Chỉ đến khi luật sư sao chụp được những tài liệu này, ông Bắc mới ngỡ ngàng khi phát hiện ra rất nhiều các biên bản, tài liệu không phản ánh đúng sự thật khách quan và dường như đã được lập sau để hoàn thiện các thủ tục. Thậm chí Biên bản xác minh ngày 28/01/2013 ghi rành rành tên người được xác minh là ông Nguyễn Văn Bắc với đầy đủ chữ ký. Nhưng trong trí nhớ của ông Bắc chưa từng có sự việc nào tương tự như việc ông Mỳ – Trưởng Phòng TN-MT huyện lại đến nhà ông chỉ để xác minh việc ông có nhận được thư hay không? Hoang mang quá và bức xúc, ông Bắc gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Đại Từ để yêu cầu giám định đối với một số tài liệu và có Đơn tố cáo về việc giả mạo tài liệu đối với Biên bản xác minh ngày 28/01/2013.
TAND huyện Đại Từ trả lời tài liệu bị phát giác giả mạo là do UBND huyện Đại Từ gửi “nhầm”.
Theo luật sư Ngô Tất Hữu (Trưởng VPLS Thủ Đô) và luật sư Trương Anh Tú (Trưởng VPLS Trương Anh Tú) – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – luật sư tham gia bảo vệ cho ông Nguyễn Văn Bắc, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 49 và Điều 83 Luật Tố tụng hành chính, đương sự trong vụ án có quyền đề nghị Tòa án trưng cầu giám định và “theo yêu cầu của đương sựhoặc khi xét thấy cần thiết, thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định”. Tòa án phải ra quyết định trưng cầu giám định khi đương sự có yêu cầu như là yếu tố bắt buộc mà không phụ thuộc vào đánh giá, nhận định từ phía thẩm phán.
Trong vụ án này, các tài liệu đương sự nghi ngờ giả mạo có vai trò quan trọng xác định quá trình tiến hành cưỡng chế của UBND huyện Đại Từ là đúng hay sai. Mặc dù giám định quan trọng như thế nhưng không hiểu lý do gì mà sau hơn chín tháng “phớt lờ”, đột ngột Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án – ông Lương Đức Long đã ban hành hai công văn số 137/CV-TA ngày 29/8/2014 và công văn số 144/CV-TA ngày 11/9/2014 từ chối giám định với lý do rất “lý do”: Công văn 137/CV-TA với nội dung Tòa án nhân dân huyện Đại Từ từ chối giám định với lý do “toàn bộ các tài liệu do UBND huyện Đại Từ cung cấp đều là bản sao công chứng, không phải là tài liệu gốc để làm cơ sở giám định”.
Video đang HOT
Trong khi luật công chứng đã quy định rõ ràng rằng “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Những giấy tờ tài liệu do người bị kiện (UBND huyện Đại Từ) cung cấp đều ở dạng biên bản, quyết định, công văn, thông báo… Đây không phải là hợp đồng, giao dịch do đó không thể công chứng được đối với những lại giấy tờ này. Thẩm quyền chứng thực theo quy định tại Nghị định 79/2007 thuộc về UBND xã, phường hoặc quận huyện trong trường hợp giấy tờ tài liệu là song ngữ. Còn công chứng lại là việc chứng nhận đối với giao dịch, hợp đồng dân sự.
Một phiên tòa với 2 chuyện hy hữu: Sau bản án “ma” đến lượt UBND huyện Đại Từ bị phát giác làm giả tài liệu.
“Công văn số 144/CV-TA ngày 11/9/2014 trả lời đối với Đơn tố cáo tài liệu giả mạo của ông Nguyễn Văn Bắc (Biên bản xác minh ngày 28/01/2013) đã thừa nhận “UBND huyện Đại Từ đã cung cấp nhầm biên bản xác minh… Ông Mỳ xác định đây là tài liệu không liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Văn Bắc…, do vậy ông Trần Văn Mỹ đã có đơn xin rút tài liệu”. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là việc bị đơn cung cấp nhầm hay không mà rõ ràng bản chất những giấy tờ đó là giả mạo”, luật sư Tú nói.
UBND huyện đã nộp những chứng cứ tài liệu có dấu hiệu giả mạo gần 01 năm nhưng cả phía Tòa án và UBND đều không phát hiện ra đây là “tài liệu nhầm” chỉ đến khi người khởi kiện nộp Đơn tố cáo thì lại đưa ra một câu “nhầm” và “không liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Văn Bắc” để chối bỏ trách nhiệm. Dẫn đến phải 05 lần hoãn phiên tòa xét xử, mới không để xảy ra tình trạng lạm dụng chứng cứ giả để tuyên án. Nếu giả sử, đương sự không phát hiện ra hoặc đấu tranh không quyết liệt để Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì những tài liệu mà UBND huyện “cung cấp nhầm” và “không liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Văn Bắc” đã nghiễm nhiên trở thành chứng cứ, thậm chí nhờ chứng cứ “nhầm lẫn này” mà UBND huyện đã chứng minh được sự hoàn thiện trong quá trình giải quyết vụ việc.
“Ông Bắc cho biết đã tìm hiểu và được Trưởng xóm chùa 9 xác nhận rằng”xóm chùa 9 không có ông nào có hộ khẩu tên là Nguyễn Văn Bắc, sinh năm 1960″. Vậy người được xác định trong Biên bản ngày 28/01/2013 ngoài ông Nguyễn Văn Bắc – người khởi kiện ra thì không còn có thể là ai khác. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ông Nguyễn Văn Bắc và UBND huyện Đại Từ từ năm 2012 đến nay chỉ xoay quanh vụ việc thu hồi, bồi thường, giải phóng và cưỡng chế, phá dỡ tài sản của gia đình ông Bắc. Không phải ngẫu nhiên, vị cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường là ông Trần Văn Mỳ lại đến gia đình ông Bắc để xác minh việc nhận tài liệu giấy tờ nên việc cho rằng “biên bản này không liên quan đến vụ án” là không có căn cứ.
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy, dấu hiệu giả mạo của Biên bản xác minh ngày 28/01/2014 là rất rõ ràng. Lý do “cung cấp nhầm” mà UBND huyện Đại Từ nại ra hoàn toàn không có căn cứ. Việc giả mạo giấy tờ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, thể hiện sự coi thường pháp luật, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền địa phương mà hành vi này còn có dấu hiệu của “Tội giả mạo trong công tác” theo quy định tại Điều 284, Bộ luật hình sự”, luật sư Ngô Tất Hữu phân tích.
Ngày 18/9/2014 tới đây, Tòa án nhân dân huyện Đại Từ sẽ đưa vụ án ra xét xử lần thứ 6. Trong khi mà những vấn đề mấu chốt nhất, quan trọng nhất của vụ án là cần phải giám định các tài liệu có dấu hiệu giả mạo không được tiến hành? Không hiểu Tòa án sẽ xét xử ra sao khi tài liệu “cung cấp nhầm” hơn 01 năm vẫn không phát hiện ra và không phân biệt được thế nào là công chứng, thế nào là chứng thực?
Được biết ông Nguyễn Văn Bắc đã làm đơn tố cáo hành vi giả mạo trong công tác đối với người đại diện theo ủy quyền của ông Chủ tịch UBND huyện Đại Từ đến Cơ quan CSĐT Công an Đại Từ, và đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Bài 5: ""Cò cưa" giữ hộ con dấu là công an tỉnh Hà Giang đang "bóp chết" doanh nghiệp"
"Việc Công an tỉnh Hà Giang "giữ hộ" con dấu của Công ty CP xi măng Hà Giang không khác gì làm khó cho doanh nghiệp, và có dấu hiệu gây cản trở những hoạt động bình thường của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp đang đắp chiếu chờ đợi con dấu. Việc "Cò cưa" giữ hộ con dấu đang "bóp chết" doanh nghiệp", luật sư Vi Văn Diện phân tích.
Liên quan đến vụ việc Công an tỉnh Hà Giang "giữ hộ" con dấu của Công ty CP xi măng Hà Giang khiến nhà máy bị đình trệ sản xuất, hàng trăm công nhân rơi vào cảnh bơ vơ, "sống dở chết dở" do không có việc làm, PV Dân trí đã cuộc trao đổi với luật sư Vi Văn Diện về tính pháp lý của sự việc.
Luật sư Diện nhận định: "Xét hồ sơ và trình bày của đại diện Công ty cổ phần xi măng Hà Giang, tôi cho rằng việc cơ quan công an tỉnh Hà Giang lại có thỏa thuận "giữ hộ" con dấu của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp kêu trời, khẩn thiết đề nghị được "xin lại" để sử dụng là việc rất khó hiểu. Cơ quan công an tỉnh Hà Giang trả lời đề nghị xin lại con dấu của doanh rằng phải xây dựng quy chế sử dụng con dấu, đơn đề nghị xin lại con dấu phải có đủ chữ ký của các thành viên có mặt trong buổi làm việc trước đó, nghĩa là yêu cầu phải có đủ chữ ký của những người ký văn bản gửi dấu thì mới đồng ý trả lại, trong khi các thành viên Công ty có mâu thuẫn.
Luật sư Vi Văn Diện: ""Cò cưa" giữ hộ con dấu là công an tỉnh Hà Giang đang "bóp chết" doanh nghiệp".
Thiết nghĩ, con dấu là tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, là điều kiện, yếu tố để xác định tư cách pháp nhân, con dấu thể hiện vị trí, giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp, con dấu không phải là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân các thành viên Công ty vậy nên nếu nhờ công an giữ hộ thì chỉ cần nội bộ doanh nghiệp thống nhất, quyết định và cử đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật đồng ý thực hiện là được.
Hơn thế đối với Công ty cổ phần còn có các cơ quan như Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc... Vậy chỉ cần căn cứ quy định của pháp luật đơn vị nào, cá nhân nào trong doanh nghiệp theo quy định có thẩm quyền về quản lý sử dụng con dấu thì theo tôi một đại diện có thẩm quyền đó đề nghị là đủ".
Theo luật sư Diện, như cách trả lời của cơ quan Công an tỉnh Hà Giang về việc "giữ hộ" và nội dung đề nghị để giải quyết "giao trả lại" con dấu cho doanh nghiệp như vậy không khác gì làm khó cho doanh nghiệp, và có dấu hiệu gây cản trở những hoạt động bình thường của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp đang đắp chiếu chờ đợi con dấu. Theo quy định tại Ngị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý, sử dụng con dấu thì rõ ràng việc các thành viên không được pháp luật ghi nhận, không được ủy quyền, không có sự thống nhất, thỏa thuận nội bộ hoặc quy chế quản lý, sử dụng con dấu thì không có thẩm quyền trong việc này.
Khoản 3, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 58 nêu trên đã quy định:
"3. Việc đóng dấu vào các loại văn bản giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật;
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.; Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan". Xét trường hợp này Công ty cổ phần xi măng Hà Giang cũng không thuộc diện bị thu hồi, hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu Theo quy định tại Điều 7 Nghị định này .
Ngoài ra Điều 36, Luật doanh nghiệp 2005 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
"1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ;
2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai".
"Như vậy, rõ ràng luật pháp đã xác định con dấu là tài sản của doanh nghiệp, do người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nên việc quản lý và sử dụng như thế nào là quyền của doanh nghiệp (mà trực tiếp là người đại diện theo pháp luật) miễn là không vi phạm pháp luật.
Hoang lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang.
Từ những phân tích và nhận định trên tôi cho rằng, chỉ cần đề nghị của Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần xi măng Hà Giang về việc xin lại con dấu để doanh nghiệp sử dụng thì Công an tỉnh Hà Giang đã phải trả lại cho doanh nghiệp, tao điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư của tỉnh nhà hoạt động trở lại đạt hiệu quả tốt theo tinh thần phát triển tiềm năng và lợi thế kinh tế của tỉnh, của doanh nghiệp.
Nếu giữ nguyên quan điểm cho rằng bắt buộc phải có quy chế, phải có đủ chữ ký của các thành viên khi gửi giữ mới trả con dấu thì Công an tỉnh Hà Giang đã mặc nhiên thừa nhận một vai trò mới là trông giữ giúp tài sản theo tinh thần "hợp đồng gửi giữ tài sản" giữa doanh nghiệp và Công an tỉnh Hà Giang, như vậy vô hình chung thừa nhận những thành viên Công ty không được pháp luật công nhận quyền về quản lý, sử dụng con dấu và gây khó kh ăn cho doanh nghiệp.
Được biết, tại thời điểm các thành viên Công ty ký văn bản gửi con dấu là do họ có mâu thuẫn nội bộ liên quan đến tranh chấp nội bộ cổ đông về quyền lợi đối với cổ phần, Biên bản họp Hội đồng cổ đông trái luật, vì không tin tưởng nhau liên quan đến việc lạm dụng quyền hạn sử dụng con dấu trái quy định nên họ cùng nhau kéo đến công an để "gửi" trong khi pháp luật quy định chỉ người đại diện theo pháp luật mới có quyền (trừ trường hợp có ủy quyền hợp pháp).
Vậy sau khi họ giải quyết xong tranh chấp nội bộ và người đại diên theo pháp luật đã có đơn đề nghị Công an tỉnh Hà Giang trả lại con dấu thì chẳng có lý do gì Công an Hà Giang tiếp tục giữ lại con dấu của doanh nghiệp. Pháp luật có đầy đủ quy định, chế tài cho những cá nhân, tổ chức về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan, nếu nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và việc quản lý, sử dụng con dấu của doanh nghiệp cũng không ngoại lệ nên Công an tỉnh Hà Giang chẳng thể giữ lại dấu của doanh nghiệp theo cách đó".
Trong khi đó, PV Dân trí đã có mặt mục sở thị khung cảnh hoang lạnh của nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang từng được mệnh danh là "đầu tầu công nghiệp" của tỉnh này.
Khu vực sản xuất, kho nguyên liệu đều "đóng băng" và phủ đầy mạng nhện. Cỏ cây dại đã mọc kín khuôn viên nhà máy trong khi đại công trường sầm uất có khi đã đến cả hơn 300 công nhân hoạt động này giờ "vắng như chùa Bà Đanh".
Hiện con dấu của Công ty CP xi măng Hà Giang đang nằm tại Công an tỉnh Hà Giang dưới danh nghĩa "giữ hộ" và thủ tục để trả lại thì vẫn đang được phía chính quyền và công an đưa ra...bàn bạc. Trong khi đó, hệ lụy nhãn tiền là nhà máy trăm tỷ nằm đắp chiếu và hàng trăm công nhân đang phải vất vưởng "thoi thóp" sống.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo dantri
Chuyên án 911G lật tẩy tội ác của cả một gia đình Người dân xóm Chuối, xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vô cùng hoảng hốt khi phát hiện một người đàn ông bị thương nặng nằm ở rìa đường bê tông của xóm, trên người có nhiều vết máu, cạnh đó là chiếc xe máy bị đổ nghiêng ra đường. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong...