Sau 8 tháng gây sốt, mâm cua dì Ba lên báo ngoại, ngạc nhiên với bình luận của dân mạng
Bẵng đi một thời gian, đến nay sau 8 tháng gây sốt mạng xã hội Việt, “ mâm cua dì Ba” bất ngờ lên cả báo nước ngoài.
Khoảng thời gian hồi tháng 8 năm ngoái (2018), những người dân sống trong khu hẻm 565 Nguyễn Trãi Quận 5 xôn xao bàn tán về “hiện tượng lạ” ở mâm cua của dì Ba – một người phụ nữ ngoài 70 với thân hình phúc hậu vốn đã bán cua hấp tại đây được hàng chục năm nay.
Dù có tiếng bán cua ngon trong hẻm nhưng bình thường, dì Ba vẫn phải ngồi từ sáng đến chiều mới bán hết mâm cua hơn 10kg, tích cóp từng đồng bạc lẻ. Vậy mà bỗng dưng khoảng 3 -4 tháng liên tục cuối năm 2018 mỗi ngày đều có hàng chục người đứng xếp hàng chờ chực, đợi dì Ba vừa bưng mâm cua đến là tranh giành nhau mua bán…
Mâm cua đỏ au, con nào con nấy chắc nịch, thơm mùi biển khiến ai cũng thèm thuồng.
Quanh khu vực dì Ba ngồi bán luôn có hàng chục youtuber đứng quay phim chụp ảnh, kêu gọi mọi người mua hàng. Dù giá cả không hề rẻ nhưng mỗi ngày phải có 3-4 người thay nhau phát phiếu, bán, cân kí, thu tiền rồi ghi hóa đơn mới đủ phục vụ mọi người.
Không chỉ gây sốt quanh món ăn ngon, “mâm cua dì Ba” khi đó còn gặp phải rất nhiều lùm xùm, từ việc bị tố bán “cua thúi”, bị người phụ bán cua công khai chia tay, cho đến việc bị nhiều người giả vờ lấy cua rồi “quên” trả tiền….
Mâm cua dì ba gặp nhiều lùm xùm liên tiếp hồi tháng 8/2018
Bẵng đi một thời gian, đến nay sau 8 tháng gây sốt mạng xã hội Việt, “mâm cua dì Ba” bất ngờ lên cả báo nước ngoài.
Video đang HOT
“Người phụ nữ 70 tuổi nổi tiếng vì bán được 50 con cua một ngày “..là tựa đề mà nhiều trang tin Trung Quốc mới đây đăng tải để nói về Mâm cua dì Ba tại Việt Nam. Theo các trang tin này mô tả: Đồ ăn vặt trên đường phố luôn rất phổ biến và có giá thành phải chăng. Tuy nhiên ở Việt Nam, lại có người phụ nữ nổi tiếng với việc bán cua – một món ăn đăt đỏ ngay trên vỉa hè.
Những bức ảnh dì Ba chế biến cua tại nhà trên báo Trung Quốc.
“Bà cụ hấp cua tại nhà mỗi ngày rồi chở ra đường bán. Đầu tiên, bà rửa sạch cua, sau đó cho thêm lượng nước thích hợp vào nồi, đặt lên lồng, thâm chút gừng hành, đậy nắp và hấp trong khoảng 20 phút. Những con cua mới hấp có màu sắc đặc biệt rực rỡ.
Bà lấy cua hấp trong lồng ra và bước tiếp theo là bôi lên vỏ của một lớp dầu đậu phộng để trông cua sáng bóng, mọi người khi ăn cũng cảm thấy ngon miệng hơn.
Sau khi bôi dầu xong, bà đặt cua gọn gàng vào mâm kim loại lớn. Mỗi con cua như vậy được bán với giá 35 tệ (khoảng 122 nghìn đồng). Mỗi ngày, bà có thể bán tới hơn 50 con, thu nhập khá đáng kể.”
Bài viết đăng tải trên một số trang tin của Trung Quốc nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nước này. Nhiều ý kiến tranh cãi khi cho rằng cua hấp không thể có giá rẻ đến như vậy (35 tệ)
“Cua 35 tệ chắc chắn không có thịt”
“Cua bày như vậy liệu có bị lạnh không? Cua nóng mới ngon”
“Cua 35 tệ một con thì không đủ chi phí nhập vào mất”
Tuy nhiên đa phần mọi người đều bày tỏ hy vọng muốn được ăn thử món cua hấp bán vỉa hè với giá cả phải chăng như vậy.
“Tôi muốn ăn thử cua này. Tiếc là xa quá”
“Đọc tin tức này vào lúc đói bụng và giờ thì không thể chịu nổi”
“Nhìn hấp dẫn ghê”…
Theo phununews.vn
Tôm đất quyện hương chanh
Ngắt mớ lá chanh non, rửa sạch, dùng dao bén xắt sợi nhỏ. Đun sôi dầu phộng cùng dăm tép tỏi đến khi tỏa hương thơm thì cho tôm vào nồi, thêm vài thao tác là đã có món ăn dân dã, đậm đà hương vị làng quê.
Nguyên liệu chế biến món tôm đất quyện hương chanh
TRANG THY
Quê tôi, vùng đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có đầm Lâm Bình hoang sơ và thơ mộng. Cửa đầm nối với sông Trường và sông Lò Bó trước khi hòa vào dòng nước sông Thoa đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Nơi hợp lưu những dòng nước lãng du, lượng tôm cá phong phú, và sản vật được nhiều người "ưu ái" là tôm đất với hình dáng giống tép đồng, thân lớn hơn đầu đũa ăn cơm.
Những lúc rỗi rãi, người dân quê mang nhủi ra ven đầm để bắt những con cá nhỏ, tôm đất, tép. Nhủi là dụng cụ đánh bắt với những thanh tre chẻ nhỏ bện cùng mây rừng gắn với miếng gỗ phía trước và hai đoạn tre phần ngọn làm tay đẩy.
Người dân quê đặt nhủi xuống nước rồi còng lưng đẩy về phía trước. Lát sau, dừng lại nhặt rong, rác rồi nhấc cao đầu nhủi phía trước cho tôm, tép, cá con rơi vào chiếc giỏ tre đeo bên hông.
Sau cả buổi lội bì bõm trong nước kiếm được mớ cá nhỏ cùng tép và tôm đất. Tôm mang về nhà vẫn còn búng tí tách, sẵn sàng cho món tôm rang "tẩm" hương chanh.
Rửa sạch tôm rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Dạo quanh vườn nhà ngắt mớ lá chanh non, rửa sạch, dùng dao bén xắt sợi nhỏ. Đun sôi dầu phộng trên bếp cùng dăm tép tỏi đập dập đến khi tỏa hương thơm thì cho tôm vào nồi. Dùng đũa đảo đều rồi nêm gia vị cùng vài lát ớt xắt mỏng. Khi tôm chín chuyển sang màu đỏ gạch, thêm ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp. Dùng vá múc tôm ra đĩa rồi rắc lá chanh xắt sợi lên trên là đã có món ăn dân dã, đậm đà hương vị làng quê.
Màu xanh của những sợi lá chanh xắt nhỏ điểm thêm nét chấm phá trên đĩa tôm rang màu đỏ gạch, trông thật bắt mắt. Vị ngọt từ tôm lẫn với vị cay của tiêu, ớt hòa cùng hương thơm nồng và vị the từ lá chanh non, ngon khó diễn tả thành lời. Người con xa xứ mỗi lần thèm tôm đất quyện hương chanh là lại nhớ bóng dáng người quê còng lưng nhủi tôm tép. Nơi đô thành, khóe mắt chợt cay.
Theo Thanh Niên
Cá nục kho măng ngon thật ngon, ai cũng gắp không ngừng Cá nục kho măng với vị ngọt, mềm, chắc của thịt cá cùng vỏ ngoài thấm gia vị mặn ngọt, cay cay ăn với cơm nóng sẽ làm cả nhà bạn thích mê. Nguyên liệu: - 1 kg con cá nục - 200 gr măng khô - Ớt, tỏi, hành, gia vị, nước mắm ngon - Nước dừa Cách làm: Bước 1: Măng...