Sau 6 năm ở rể, tôi chế.t lặng khi phát hiện mình bị vợ lừa
Vợ tôi nói như thể tôi lấy cô ấy rồi đòi về ở rể, đòi về sống cùng bố mẹ vợ. Là cô năn nỉ, hứa hẹn này kia, giờ lại trở giọng như thể tôi là gã đàn ông vô dụng.
Tôi xuất thân ở quê, lên thành phố học tập rồi lập nghiệp. Vợ tôi là người thành phố, điều kiện gia đình bình thường. Bố cô ấy sau một lần đột quỵ chỉ quanh quẩn trong nhà, mẹ là công chức sắp về hưu.
Nhà vợ có hai anh em. Anh trai cô ấy làm việc ở một tỉnh phía Nam, lấy vợ và mua nhà ở luôn trong đó. Vậy nên từ khi còn yêu nhau, vợ đã tỉ tê mong muốn sau khi cưới, tôi sẽ về nhà cô ấy ở rể.
Tôi nghĩ, bất cứ chàng trai nào cũng không thích hai từ “ở rể” này. Dù bố mẹ vợ có tốt đến đâu thì độc lập, tự do vẫn là thoải mái nhất. Thế nhưng, khi biết ý đồ bên nhà gái, mẹ tôi đã phân tích ưu nhược điểm của việc ở rể một cách rõ ràng.
Nhược điểm thì ai cũng biết rồi, không chỉ không thoải mái, còn mang tiếng “chui gầm chạn”, ở nhờ nhà vợ. Nhưng hiện tại, kinh tế tôi chưa đủ mua nhà. Nếu cưới nhau rồi thuê trọ, một năm cũng tốn mất một khoản tiề.n không nhỏ. Chưa nói đến việc sau này chúng tôi có con, ông bà ngoại sẽ đỡ đần giúp.
Tôi thực sự bất mãn vì bị vợ “lừa” mà chịu cảnh ở rể nhiều năm qua (Ảnh minh họa: iStock).
Trong khi tôi còn đang đắn đo suy tính, cô ấy nói: “Anh trai em “an cư lạc nghiệp” trong Nam rồi, nhà giờ chỉ còn mình em. Bố mẹ nói, vợ chồng mình ở với ông bà, chăm sóc ông bà khi già yếu, sau này ông bà để lại căn nhà này cho”.
Tôi nghĩ đi nghĩ lại, thấy nhà vợ cũng neo người. Nói là ở chung, thực ra việc ai người ấy làm, cùng lắm chỉ ăn chung bữa cơm tối, chắc cũng không có vấn đề gì. Vả lại, chỉ cần mình đối xử với bố mẹ vợ tốt, chắc hẳn ông bà cũng sẽ thương mình như con. Chính vì vậy, người ta cưới xong thì con gái về nhà chồng, còn tôi khăn gói về nhà vợ ở.
Những ngày tháng đầu tiên bỡ ngỡ rồi cũng qua. Tôi sớm xác định vai trò của mình đã là con cái trong nhà. Việc gì làm được tôi làm, không nề hà, kể cả lau nhà, rửa bát.
Video đang HOT
Bố vợ tôi nghe nói từ khi sức khỏe sa sút thì trở nên khó tính. Thi thoảng, ông cũng nói những lời rất khó nghe. Dù vậy, tôi vẫn biết mình là phận con rể, chuyện cần nhịn thì vẫn nhịn.
Nhà bố mẹ vợ không to đẹp nhưng được cái rộng rãi, có sân, có vườn. Ở thành phố mà có cơ ngơi như thế này là quá ổn. Sau khi về sống chung, theo gợi ý của vợ, tôi đã sửa sang lại nhà cửa đôi chút cho đẹp, mua sắm thêm những vật dụng trong nhà.
Vợ luôn nói, chúng tôi mua sắm hay sửa sang thì cũng là cho mình ở, con cái mình ở sau này nên không cần lăn tăn. Nói thật, sau 6 năm ở rể, tôi gần như đã coi nhà bố mẹ vợ là nhà mình, không còn cảm giác lạ lẫm hay khách sáo nữa.
Sẽ không có chuyện gì đáng nói nếu không có chuyện vài tuần trước, bố vợ tôi bị đột quỵ tái phát phải nằm viện, tình hình sức khỏe trở nên rất tệ. Cũng may hôm đó, tôi đi làm về sớm nên khi ông có dấu hiệu bị đột quỵ liền lập tức đưa tới viện, nếu không hậu quả thật khó lường.
Nghe tin bố bị bệnh, anh trai vợ từ trong Nam bay về chăm sóc ông mấy hôm. Và chính trong mấy hôm đó, tôi tình cờ nghe được việc bố mẹ và anh trai vợ bàn bạc việc sang tên sổ đỏ căn nhà cho anh trai trong khi ông còn đủ tỉnh táo.
Khỏi phải nói, điều nghe được khiến tôi bất mãn đến thế nào. Khi tôi nói chuyện này với vợ, cô ấy tỉnh bơ: “Nhà của bố mẹ, bố mẹ muốn sang tên cho ai thì sang thôi. Hơn nữa, anh ấy là con trai độc nhất trong nhà, sau này việc hương hỏa, thờ cúng do anh ấy lo, để lại nhà cho anh ấy là đúng rồi”.
“Còn vợ chồng mình thì sao? Chẳng phải em từng nói, chúng ta ở chung chăm sóc ông bà, sau này ông bà sẽ để căn nhà này cho chúng ta? Chẳng lẽ bố mẹ em nói xong lại không giữ lời?”.
Hóa ra, bố mẹ vợ không nói vậy, cũng không hề có ý định như vậy. Những lời ấy là do vợ tôi tự nói ra. Cô ấy không muốn xa bố mẹ, muốn tôi về ở rể trong nhà nên mới bịa đặt ra những điều ấy.
Vợ tôi không những không thấy mình quá đáng, còn nói rằng 6 năm qua, chúng tôi ở nhà ông bà không tốn tiề.n thuê nhà. Hai đứa con nhỏ nối nhau ra đời có ông bà ngoại hỗ trợ, trông nom cũng đỡ tốn tiề.n gửi trẻ. Tôi là đàn ông, lo nhà cửa là trách nhiệm của tôi, không nên dựa vào nhà vợ.
Cái cách cô ấy nói như thể tôi lấy cô ấy xong rồi đòi về ở rể, đòi về sống cùng, chịu bao vất vả lẫn chịu đựng để sau này có thể thừa hưởng căn nhà này vậy. Là cô ấy tự ý nói thế, giờ lại trở giọng như thể tôi là gã đàn ông vô dụng.
Nếu từ đầu, cô ấy cũng nói vậy, chắc chắn tôi đã không ở rể suốt 6 năm qua. Bố mẹ tôi sinh tôi, nuôi tôi lớn khôn, tôi còn chưa phụng dưỡng được ngày nào. Vậy mà tôi chăm sóc bố vợ lúc đau ốm không nề hà, thậm chí tắm rửa cho ông, cơm bưng nước rót.
Đó là còn chưa kể bao năm qua, tôi bỏ ra bao nhiêu công sức lẫn tiề.n bạc để sửa sang, mua sắm vật dụng trong nhà. Hóa ra, trong con mắt ông bà, tôi cũng chỉ là kẻ đang ở nhờ nhà họ mà thôi.
Tôi bảo vợ, sắp tới tôi sẽ ra ở trọ. Nếu cô ấy muốn sống cùng để chăm sóc bố mẹ thì cứ ở lại mà chăm. Vợ nghe xong không tiếc lời ch.ỉ tríc.h tôi vô tình vô nghĩa, tính toán với cả bố mẹ. Nếu họ biết nguyên nhân thì còn coi tôi ra gì.
Rõ ràng, cô ấy đã lừa tôi, giờ lại thốt ra những lời như thế. Ở đời, “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Tôi đã dành tâm sức nhiều cho nhà vợ, nhưng đổi lại họ cho tôi cái gì mà trách móc?
Về hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mình
Sống tốt thì chắc chắn hậu vận tốt đẹp. Túi đỏ là phầ.n thưởn.g xứng đáng cho người con có hiếu.
Bố vợ tôi mất sớm, còn mẹ vợ thì sống với vợ chồng anh trai. Vợ chồng anh ấy lục đục, cãi vã nhau miết. Mẹ cứ lủi thủi đi dạy (bà là giáo viên cấp 2), về nhà lo cơm nước cho 2 đứa cháu. Là con rể mà nhiều khi tôi cũng tức trước cách đối xử của anh vợ với mẹ.
Anh ấy cho rằng việc chăm sóc, dạy dỗ cháu là trách nhiệm của bà nội. Mẹ bệnh, anh ấy cũng chỉ hỏi han qua loa. Vợ tôi phải về chăm sóc, lo thuố.c men, nấu cháo. Chị dâu sống cùng nhà nhưng cũng ít quan tâm đến mẹ chồng.
Có lần mẹ vợ bị ngất xỉu khi đang dạy trên lớp. Ban giám hiệu gọi điện cho vợ tôi, cô ấy đang công tác xa nhà nên lại gọi về kêu tôi đưa mẹ đi bệnh viện. Tôi bỏ công việc đang làm dang dở mà đi chăm mẹ vợ. Sáng sớm hôm sau, anh vợ mới đến, người đầy mùi men bia rượu.
Anh ấy còn trách mẹ sao bị ngất xỉu, tỉnh dậy thì về chứ ở viện làm chi, vừa tốn kém vừa không có ai nấu ăn cho 2 đứa cháu. Tôi nghe mà sôi má.u, lớn tiếng bảo anh ấy về đi. Thế là anh vợ bỏ về thật. Đúng là hết thuố.c chữa.
Ảnh minh họa
Sau đợt đó, mẹ vợ tôi xin nghỉ dạy không lương 3 tháng để hồi phục sức khỏe. Mà bà vẫn phải lo đưa đón cháu, dọn dẹp nhà cửa. Tôi bực quá, muốn đón bà về nhà mình ở thì bà từ chối. Mẹ vợ nói rằng chưa đến lúc.
Tháng 11 năm nay, mẹ vợ tôi chính thức nghỉ hưu. Vừa nhận quyết định hôm trước, hôm sau mẹ đã gọi vợ chồng tôi về họp gia đình. Bà tuyên bố sẽ đến ở với chúng tôi. Con cái của anh trai thì anh ấy phải tự lo.
Anh vợ vừa nghe thế thì giãy nảy lên. Anh ấy to tiếng bảo mẹ về hưu thì rảnh rỗi, tại sao không chăm các cháu để sau này vợ chồng anh ấy còn chăm sóc lại. "Mẹ đến nhà con gái ở, sau này đau bệnh thì đừng có kêu con trai". Chị dâu cũng tỏ vẻ không vui khi cho rằng mẹ đang thiên vị, khi bận rộn thì sống với vợ chồng chị, lúc rảnh rỗi thì đến ở nhà tôi.
Mẹ vợ bật cười chua chát. Bà nói ý đã quyết nên không ai cản được.
Ngay đêm đầu tiên đến ở cùng, mẹ vợ đã đưa cho vợ chồng tôi một túi gấm đỏ. Mở ra xem mà tôi điêu đứng. Bên trong là vàng nhẫn, rất nhiều. "Là 8 lượng vàng, mẹ tiết kiệm để phòng thân khi đau bệnh về già. Giờ mẹ đưa hết cho các con. Tiề.n lương hưu hằng tháng mẹ nhận được hơn 10 triệu, mẹ cũng đưa hết để 2 đứa lo ăn uống, thuố.c men cho mẹ".
Tôi không nhận, vội đưa trả cho mẹ vợ. Tôi nói mình khấm khá, tiề.n bạc dư dả. Chăm sóc mẹ là vì tình thương chứ không phải vì tiề.n bạc. Vợ tôi thì cứ bảo tôi cầm lấy cho mẹ yên tâm ở lại nhà. Nhưng tôi thấy khó xử lắm. Đàn ông, ai lại đi lấy tiề.n của mẹ vợ?
Tôi 57 tuổ.i, sau khi nghỉ hưu, đến nhà con gái giúp chăm cháu, con rể đưa 17 triệu đồng/tháng: Nửa năm sau, tôi quyết định bỏ về vì bị con rể coi như bảo mẫu làm thuê! Bà Lý chia sẻ, sau khi về hưu, bà đến nhà con gái để giúp chăm cháu, mỗi tháng, con rể đưa cho bà 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng). Trong mắt người ngoài, con rể của bà rất tốt vì đưa tiề.n cho bà mỗi tháng. Nhưng cuộc sống của bà Lý ở nhà con gái thật khó diễn tả, không hề...