Sau 5 năm, tôi mới thương quý nhà chồng
Tôi thường xuyên bị “ trục trặc” tình cảm với nhà chồng, dù cố gắng thế nào.
Cách đây 5 năm, tôi vừa nhận lời cầu hôn của chồng vừa “hoang mang” vì nếp sống nhà chồng và nhà tôi không có gì ăn nhập với nhau.
Nhà tôi có ba mẹ con, nhà chồng tôi cha mẹ con cái cộng lại đến mười mấy người. Nhà tôi luôn yên tĩnh, nhà chồng lúc nào cũng náo nhiệt. Nhà tôi mọi lễ nghi như cưới hỏi, giỗ kỵ đều đơn giản, nhà chồng thường rình rang.
Nhà tôi mọi người tôn trọng không gian riêng của nhau, nhà chồng phòng ai cũng có thể là phòng của mình…
Nhà chồng luôn đông đúc ồn ào – Ảnh minh họa
Mỗi lần về nhà chồng là một trận mệt nhọc, uể oải đối với tôi. Chúng tôi về ngày tết, thấy cả nhà chồng ngập ngụa với chuyện bếp núc, chén bát vì cúng cơm ông bà từ Ba mươi đến Mùng bốn tết. Hết cúng là coi như hết tết vì chỉ khoảng mùng năm vợ chồng tôi lại lục đục thu xếp vào lại Sài Gòn, vì vậy, với tôi về tết là “cực hình”.
Tương tự, ngày giỗ, chúng tôi phải về trước một ngày để chuẩn bị, đại gia đình tập trung ăn nhậu từ tối hôm trước sang đến hôm sau và khi nhà có cưới hỏi thì mọi người còn ăn nhậu “kịch liệt” hơn, hết ba ngày.
Trong những ngày tụ tập đông đúc, mẹ con tôi không có không gian riêng, có khi lẻn vào phòng ru thật lâu con gái mới ngủ thì đứa cháu đột nhiên tông cửa phòng gọi” “Mợ ơi, mợ ơi” làm con giật mình.
Video đang HOT
Tôi không biết làm cách nào để mình thấy dễ chịu hơn mà cũng không dám ta thán với chồng. Có lúc tôi nghĩ mình sẽ ra “tối hậu thư” với chồng là sẽ không về nhà nội nữa.
Nhưng tình thế đã thay đổi sau mùa tết này, khi mà vì COVID-19, tôi có dịp ở nhà chồng lâu hơn. Tôi không chỉ để ý đến cơn khó chịu của mình như mọi khi mà còn thấy cả những quan tâm của mẹ và anh chị chồng dành cho mình.
Họ không bắt buộc tôi phải làm việc nhà và rất vô tư nói tôi nên vào chơi với con, chẳng qua tôi ngại nên xông vào làm cùng rồi than mệt.
Những tối trước ngày cúng, đại gia đình có dịp ngồi lại với nhau, lai rai vài chai bia, kể lại những kỷ niệm hồi xưa rồi cười ầm ầm, có khi rủ nhau đánh bài đến nửa khuya.
Tối trước đám cưới càng vui, cả nhà ai cũng giành kể chuyện vui, nhân vật chính là người sắp trở thành cô dâu hay chú rể chắc chắn bị “dìm hàng” đến không dám nhìn ai.
Phải yêu thương nhau lắm những người trong nhà mới nhớ nhiều kỷ niệm cùng nhau và tạo được bầu không khí gia đình rộn ràng trong tiếng cười nói giòn tan như vậy. Họ khiến tôi từ một đứa thường thờ ơ với những câu chuyện của họ trở thành đứa hay hóng nghe lúc nào không hay.
Gia đình đông đảo nên lúc nào cũng “rần rần”. Bếp núc phụ nữ mỗi người một tay, dọn dẹp nhà cửa đàn ông mỗi người một tay nên việc nhà được giải quyết nhanh gọn. Đám giỗ ai cũng hăng hái đóng góp tiền cúng ông bà bất kể con trai hay con gái. Nhà có hỷ sự như cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng… ai cũng nhanh nhẹn tặng tiền, tặng quà.
Mới đây, ba chồng tôi bệnh nặng phải nằm viện mới thấy hết sự đáng yêu của nhà chồng. Ngay tức khắc cả nhà tập trung, người lo cơm nước, người lo tiền bạc, người mua bánh trái, người kể chuyện vui động viên tinh thần ba…
Nhà chồng tôi mỗi khi nhà có chuyện, dù chuyện buồn hay vui, mọi người đều sẽ chung tay, ai làm được gì thì làm và không nhòm ngó người khác. Con cháu, dâu rể đông đúc, tạo được nếp ấy trong gia đình không phải dễ.
Trước đó là những lần đi về gấp gáp, giờ thong thả tôi mới hiểu hết nhà chồng, đằng sau cái ồn ào bỗ bã là chân tình mọi người dành cho nhau, đằng sau những lần tông cửa xông vào phòng mà không gõ cửa là sự quan tâm: “Mợ mệt không, con bồng em phụ cho”, hoặc “Con bé có bệnh không mà sao khóc dữ vậy con”, hay người chị em bạn dâu đưa cho tôi ly nước dừa…
Những người “nhà quê” biết hỏi thăm vợ chồng tôi dịch bệnh công ty làm ăn có được không, họ có tiền để dành phụ giúp gì được không. Những người nhà quê mà ba năm trước hay tin tôi sinh con kéo đến thăm chật nhà làm tôi phát khiếp, nay nếu tôi sinh đứa nữa, nếu họ không tới tôi sẽ rất buồn.
Nếp sống mà tôi từng cho là “quê mùa” ấy đã hết lần này đến lần khác nhen cho tôi một ngọn lửa ấm mà trước đó tôi chẳng để ý. Giờ đây, mỗi lần tạm biệt họ để về lại Sài Gòn, chưa đi tôi đã nhớ. Tôi trở thành người nhiệt tình rủ rê chồng về quê mỗi khi nhà chồng có hiếu hỷ hoặc đơn giản chỉ để thăm mọi người.
Bước lên xe hoa thì chồng ngăn lại đưa 1 thứ, tôi bật khóc cảm ơn anh cả đời
Tôi khóc suốt trên đường về nhà chồng, cảm giác như mọi thứ trước mắt là một giấc mơ. Nhưng hai bàn tay nóng ấm và mềm mại đó đã cho tôi biết rằng tất cả là sự thật, không hề là giấc mộng nào cả.
Tôi quen và yêu Định gần hai năm thì tiến đến hôn nhân. Định là người đàn ông chín chắn, đĩnh đạc, có công ăn việc làm tử tế, bố mẹ anh cũng rất tốt. Lấy được anh làm chồng là may mắn và hạnh phúc của tôi.
Cuối cùng thì ngày trọng đại của chúng tôi cũng đã đến. Định trong bộ vest chú rể bảnh bao và sang trọng cùng bầu đoàn nhà trai đến rước tôi về nhà chồng. Sau khi bái gia tiên, Định đưa tôi ra xe hoa.
Thế nhưng khi tôi vừa định bước chân lên xe hoa thì anh chợt níu tôi lại. Anh hỏi tôi có muốn mang theo gì không? Tôi có bỏ quên gì ở nhà hay không?
Lấy được anh làm chồng là may mắn và hạnh phúc của tôi. Ảnh minh họa
Tôi ngớ người không hiểu ý anh là gì. Tôi chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng cho ngày trọng đại này, không thể quên thứ gì được. Hơn nữa cho dù có quên thật thì khoảng cách giữa nhà chồng và nhà tôi đâu có xa lắm. Mai hoặc ngày kia hoặc vài hôm nữa tôi hoàn toàn có thể quay về lấy.
Nhận được cái lắc đầu của tôi, Định cười: "Em để quên một thứ rất quan trọng đấy".
Nói rồi anh bảo tôi đứng đợi, sau đó anh sải bước nhanh vào nhà. Khi trở ra trên tay anh có thêm một đứa bé. Nhìn hình ảnh đó mà tôi thẫn thờ đến hóa đá. Anh đặt bé gái ấy vào vòng tay tôi, bảo tôi hãy cùng đưa về nhà anh.
Tôi ôm chặt lấy bé gái, bật khóc nức nở. Đó chính là đứa con gái riêng của tôi. Trong mắt những người xung quanh thì nó là một đứa cháu họ hàng xa của nhà tôi. Do điều kiện khó khăn nên mẹ tôi thương tình nuôi hộ. Rất ít người biết rằng đứa bé đó chính là con gái của tôi. Đó là kết quả của một mối tình lầm lỡ mà tôi hèn nhát không dám công khai nó ra trước ánh sáng, với hi vọng giấu nó đi thì tôi có thể làm lại cuộc đời. Khi dẫn Định về nhà, tôi cũng chỉ giới thiệu đứa bé với thân phận như vậy.
"Anh không giận em đâu. Anh chấp nhận đứa bé, để con lại tội nghiệp con lắm em ạ", anh dắt tôi lên xe hoa, dịu dàng nói.
Con gái riêng của tôi đã được mặc trang phục váy công chúa trắng muốt vô cùng xinh xắn. Lúc ấy tôi mới biết Định và bố mẹ tôi đã chuẩn bị trước để cho tôi một bất ngờ trong ngày trọng đại này. Biến nó trở thành một ngày mà cả đời này tôi không bao giờ quên được.
Cuối cùng thì ngày trọng đại của chúng tôi cũng đã đến. Ảnh minh họa
Khi hỏi anh tại sao đoán được đứa bé chính là con gái tôi. Định bảo con bé có đôi mắt rất giống tôi, người ngoài có thể không nhận ra nhưng anh yêu tôi như thế, sao anh có thể không liên tưởng tới. Khi anh đặt vấn đề nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ tôi, ông bà cũng đã thành thật kể lại mọi chuyện.
"Ai cũng có lúc mắc sai lầm, đó chỉ là sai lầm tuổi trẻ của em, anh không đánh giá bất cứ điều gì. Đối với anh, em là một người phụ nữ tốt, đáng trân trọng, xứng đáng để anh lấy làm vợ. Dĩ nhiên những thứ thuộc về em, anh sẽ chấp nhận tất cả. Đứa bé đâu có tội phải không? Bên phía gia đình anh, anh cũng đã trình bày rõ ràng rồi và ông bà cũng thông suốt, em không cần lo lắng".
Tôi khóc suốt trên đường về nhà chồng, cảm giác như mọi thứ trước mắt là một giấc mơ. Thế nhưng có hai bàn tay đã lau nước mắt cho tôi. Một là của người đàn ông vững chãi và ấm áp ấy, hai là của con gái bé bỏng của tôi. Hai bàn tay nóng ấm và mềm mại đó đã cho tôi biết rằng tất cả là sự thật, không hề là giấc mộng nào cả. Tôi thật sự quá may mắn, quá hạnh phúc khi có được người đàn ông như Định. Cả đời này tôi mang ơn anh không bao giờ hết!
5 tuyệt chiêu "làm vợ", phụ nữ áp dụng đảm bảo chồng không còn tơ tưởng ngoại tình Phụ nữ khi yêu và khi kết hôn thường quên mất điều này. Nhưng những lời khen chính là cách để giúp chồng mình có tinh thần phấn chấn, thích thú. Lắng nghe chân thành Nếu bạn muốn có một người lắng nghe mình thì đàn ông họ cũng vậy. Khi chồng của bạn nói thì hãy tập trung chân thành để nghe...