Sau 30 phút cùng nhau uống chai rượu, 8 người nhập viện cấp cứu
30 phút sau khi uống chai rượu, 8 người đàn ông xuất hiện triệu chứng ngộ độc như nôn ói, đau đầu, khó thở…
nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Long An.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Long An Nguyễn Văn Hoàng hôm nay cho hay, mới đây đơn vị tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 8 bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc rượu.
“Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân tạm ổn định nên đã xuất viện về nhà”, ông Hoàng thông tin.
Trước đó, ngày 31/7, Khoa cấp cứu tiếp nhận và điều trị cho 8 bệnh nhân ở độ tuổi từ 31-56, đến từ xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa có biểu hiện ngộ độc rượu, trong đó 1 trường hợp khá nguy kịch.
Theo các bệnh nhân, họ đang làm thuê cho một cơ sở xay lúa. Sau khi được người quen tặng chai rượu, họ tổ chức ăn uống. Khoảng 30 phút sau khi uống rượu, cả 8 người đều nôn ói, đau đầu, cảm giác khó thở.
Những người này nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế và chuyển đến BVĐK Long An để cấp cứu.
Video đang HOT
Khi được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, các bệnh nhân có những dấu hiệu nhịp tim chậm, tụt huyết áp, nhìn mờ.
Tất cả các trường hợp ngộ độc trên được lấy mẫu xét nghiệm độc chất Methanol. Sau khi cấp cứu, điều trị, hiện tất cả bệnh nhân ổn định trở lại và được cho về nhà.
Cẩn thận với tụt huyết áp tư thế đứng
Tụt huyết áp tư thế đứng xảy ra khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đột ngột đứng dậy.
Tụt huyết áp nên làm gi?
Nếu bạn đang nằm hoặc ngồi sau đó đột ngột đứng dậy và cảm thấy có các biểu hiện sau thì bạn đang gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là tụt huyết áp:
Hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ
Đau đầu
Lơ mơ hoặc ngất xỉu
Mệt mỏi cảm thấy chân tay bủn rủn hoặc rối loạn nhận thức.
Lúc này, huyết áp tâm thu của bạn đang giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương của bạn đang giảm ít nhất 10mmHg trong vòng 3 phút ở tư thế đứng. Điều này xảy ra khi bạn nằm hoặc ngồi khiến trọng lực, máu trong cơ thể dồn về phía chi dưới lâu và dòng máu chảy về tim suy giảm. Khi đó, tim không đủ khả năng để cung cấp máu cho cả cơ thể gây ra tình trạng giảm oxy lên não.
Các triệu chứng tụt huyết áp có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút khi đứng dậy và biến mất khi nằm xuống.
Các hiện tượng trên có thể diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, cũng có thể biến mất nếu người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể nặng hơn vào buổi sáng. Tụt huyết áp tư thế đứng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đối tượng khác nhau, nhưng có một số đối tượng dễ gặp tình trạng này hơn như:
Người có các bệnh lý về tim mạch
Người bị huyết áp thấp
Người đang sử dụng các thuốc điều trị huyết áp tuy nhiên không kiểm soát huyết áp tốt
Người từ 65 tuổi trở lên.
Nếu gặp tình trạng tụt huyết áp như trên, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để chỉ số huyết áp tăng lên và ổn định. Có thể kê cao chân hơn so với đầu và cho người bệnh uống trà gừng, trà cam thảo, nước dừa, cafe... Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện bất thường như da tím tái, đổ mồ hôi, thở gấp... cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Tụt huyết áp có nguy hiểm không?
Tụt huyết áp tư thế đứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như người bệnh sử dụng thuốc điều trị, vấn đề về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn hệ thần kinh, mất nước...
Khi bị tụt huyết áp, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để huyết áp ổn định trở lại.
Nếu tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng thường xuyên xảy ra, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm nguyên nhân. Đây là bệnh cảnh lâm sàng gây ra biến chứng hoặc tử vong không nhỏ, đặc biệt là với người cao tuổi. Hơn nữa, khi tụt huyết áp tư thế đứng có thể là nguyên nhân gây ra ngã và các chấn thương không mong muốn. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.
Để phòng ngừa tụt huyết áp tư thế đứng, bạn cần hạn chế thay đổi tư thế đột ngột. Tốt nhất bạn nên chuyển tư thế một cách chậm rãi từ nằm sang ngồi sau đó đứng dậy một cách từ từ. Đối với những bệnh nhân mắc tăng huyết áp hoặc người cao tuổi nên hạn chế đứng quá lâu.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh việc mất nước.
Co giật giữa đêm phải đi cấp cứu sau khi ăn rau xào với bọ xít Hai bố con ăn rau xào với bọ xít bị ngộ độc nặng. Bệnh viện tỉnh đã phải hội chẩn với chuyên gia từ trung ương để tìm cách điều trị cho bệnh nhân. Mới đây, bệnh nhi Q.V.T. (9 tuổi, trú tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cấp cứu trong tình trạng nhịp...