Sau 3 lần gặp mặt, mẹ đơn thân quyết cưới “trai tân”: Ra mắt bị mẹ chồng hỏi dồn đến bật khóc, tình cảnh mẹ con bây giờ bất ngờ vô cùng!
“Trước kia mình thường có những cuộc vui đến 2-3 giờ sáng nhưng bây giờ được chồng hướng cho cuộc sống lành mạnh hơn”, Thu Hương tâm sự.
Trong cuộc sống, đôi khi ly hôn không phải là chấm dứt tất cả. Nó còn có thể mở ra cánh cửa khác để người phụ nữ tìm kiếm được người xứng đáng hơn để trao gửi tình yêu. Câu chuyện của mẹ đơn thân Thu Hương, sinh năm 1994 cũng như thế.
Quyết cưới “trai tân” chỉ sau 3 lần gặp mặt
Thất bại trong cuộc hôn nhân đầu tiên, Hương trở thành mẹ đơn thân suốt 4 năm. Sau này, cô quen Hữu Đức, người hơn mình 5 tuổi. Đức và Hương là bạn bè trên mạng xã hội nhưng cô không dành quá nhiều cảm tình cho anh.
Hương sinh sống tại TP HCM, Đức ở Hà Nội. Một lần ra Hà Nội, cô nhờ Đức giúp một số việc và đó chính là “nguồn xúc tác” khiến cả hai “yêu từ cái nhìn đầu tiên”.
Sau 3 lần gặp mặt, Hương đã nghĩ rằng đây chính là người đàn ông mình có thể tin tưởng được.
Hương kể: “Hồi đó gặp anh ấy mình hoàn toàn dựa vào cảm giác thôi. Vừa gặp mình đã thấy thích anh rồi. Ngay sau đó anh tỏ tình, đưa mình về ra mắt và nói đến chuyện cưới xin.
Càng tiếp xúc mình càng thấy lựa chọn ấy đúng. Chồng mình là người thật thà, luôn đối xử tốt với mọi người, không cờ bạc rượu bia và có cuộc sống lành mạnh”.
Khi ấy, Hương đã là mẹ đơn thân của một cậu con trai 4 tuổi. Đức biết điều đó nhưng anh không xem nó là vấn đề. Đức đưa Hương về ra mắt bố mẹ mình để xin cưới cho dù lúc đó họ xác nhận mối quan hệ chưa được bao lâu.
“Lần đầu đến nhà chồng, mẹ chồng không thích mình lắm. Bà hỏi dồn dập nên lúc ra về mình có khóc vì buồn. Sau đó chị chồng và chồng đều đứng về phía mình.
Mình cứ từ từ nhẹ nhàng như vậy đối xử với bà. Bản thân mình có sao mình cứ thể hiện vậy, lúc đó mình có con rồi nên mẹ chồng không ưng lắm cũng là điều dễ hiểu. Bà rất tốt nhưng ban đầu hơi lấn cấn một chút. Dần dần hai mẹ con hiểu nhau hơn.
Sau khi kết hôn, mẹ chồng thương mình như con gái. Bây giờ thậm chí bà nấu nướng xong còn chọn những miếng ngon nhất gắp vào bát cho con dâu. Mình có bố mẹ chồng tuyệt vời như vậy đấy”, Hương chia sẻ.
Hương và chồng trong hôn lễ.
Hành trình từ yêu và cưới của vợ chồng Hương chỉ trong vòng 4 tháng. Tháng 7 quen nhau, tháng 11 họ đã kết hôn rồi. Ai cũng nghĩ rằng mọi chuyện quá gấp gáp nhưng Hương từ cảm xúc của chính mình nhận ra sự lựa chọn của mình thật chính xác.
“Có lẽ rào cản cho chuyện của hai đứa là con trai mình nữa. Bé dường như cảm nhận được điều gì đó nên ban đầu khá khó khăn. Thậm chí khi anh ấy mua bóng bay hình siêu nhân cho, bé còn gạt đi rồi nói con có rồi. Sau đó bé lấy đồ chơi cũ của bố ruột mang ra chơi.
Video đang HOT
Nhưng chẳng biết anh làm cách nào để thân được mà hai ba con chơi với nhau lúc nào chẳng hay luôn. Trẻ con giờ khôn như vậy đấy, ai mà thương bé là bé biết liền”, Hương tâm sự.
Sự lựa chọn nhanh nhưng đúng đắn
Sau khi kết hôn, Hương có bầu một bé gái. Cuộc sống của cô cũng có những thay đổi lớn so với hồi còn là mẹ đơn thân nuôi con.
“Trước kia mình thường có những cuộc vui đến 2-3 giờ sáng nhưng bây giờ chồng hướng cho cuộc sống lành mạnh hơn. Mình ngủ sớm, dậy sớm, tập gym, ăn uống healthy. Bởi vậy nên sau sinh mình không bị stress.
Anh ấy biết chia sẻ việc nhà với vợ lắm, tắm con, cho con ăn, rửa bát rất khéo. Anh còn tâm lý chiều vợ, đối với anh cảm xúc của vợ được đặt lên đầu tiên. Tuy đã cưới nhau 2 năm nhưng tình cảm vợ chồng mình vẫn như lúc mới yêu vậy”, Hương hạnh phúc chia sẻ.
Con trai…
… và con gái của Thu Hương.
Thu Hương hiện có cuộc sống vô cùng viên mãn, chồng tâm lý, chu toàn lại yêu mến con riêng của vợ. Cuộc sống của cô cứ trôi qua êm đềm trong sự ngưỡng mộ của không ít người.
Cô kể: “Chồng và bé con thân thiết nhau lắm. Thậm chí bé bênh ba hơn mẹ. Chồng mình dạy bé học, ngày đầu tiên bé đi học lớp 1 anh cũng đứng chờ để gặp được cô giáo nói chuyện, gửi gắm con. Bé nhà mình hơi còi nên xin cô cho bé ngồi bàn đầu. Cho đến giờ vẫn là chồng mình sáng đưa, chiều đón bé”.
Với Thu Hương, hôn nhân của cô không cần có nguyên tắc để giữ gìn. Tất cả được vận hành trên nền tảng tình yêu. Dù có vấn đề gì cả hai cũng gạt bỏ cái tôi và vun đắp cho gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
“Chồng mình luôn có suy nghĩ bù đắp cho vợ vì khi ở với chồng cũ mình từng bị đánh đập, có cuộc sống nghèo khổ. Thời gian ấy đến bây giờ vẫn khiến mình ám ảnh. Thi thoảng mình cáu giận mất kiểm soát và mặc kệ cảm giác của chồng. Thế nhưng anh ấy thấu hiểu hết, bao dung hết và luôn trân trọng vợ”, Hương tâm sự.
Vợ chồng Diệu Hương đang rất hạnh phúc bên nhau.
Cuộc sống của vợ chồng Hương bây giờ rất sung túc, đầy đủ. Nhiều người cho rằng có lẽ chính vì Hương xinh đẹp, giàu có nên chồng mới toàn tâm toàn ý. Đáp trả về điều này, cô chia sẻ:
“Sự giàu có hay vật chất bên ngoài có thể là lí do khiến người ta đến với mình. Tuy nhiên, chỉ có tình yêu thật sự mới giữ được vợ chồng mình ở lại với nhau.
Muốn biết một cặp đôi yêu nhau hay không chỉ cần nhìn vào những gì họ cố gắng vun đắp cùng nhau. Nếu không có tình cảm thì chỉ diễn được 1-2 lần thôi, không thể diễn cả đời được”.
Đúng là những gì đến từ trái tim sẽ hướng đến trái tim. Sự chân thành giúp người ta hái quả ngọt. Chúc cho gia đình Thu Hương sẽ luôn hạnh phúc, bền chặt mãi mãi như vậy nhé!
Mẹ Việt đơn thân lấy thầy giáo Anh U50, mẹ chồng 71 tuổi sang dự đám cưới khóc nức nở
Dù sống chung với mẹ chồng 6 tháng là bà mất nhưng 6 tháng ấy là khoảng thời gian đầy kỷ niệm và ý nghĩa với chị Phạm Thị Út khi sang Anh làm dâu.
2 năm cùng chồng sang Anh sinh sống, cuộc sống của chị Phạm Thị Út (41 tuổi, Quảng Nam) đã dần ổn định. Hiện tại, nước Anh tình hình dịch COVID-19 diễn viên phức tạp nên chị và chồng vẫn chưa thể đi làm lại được. Anh chị đang dạy Anh Văn online cho các học sinh ở Việt Nam. Mỗi ngày của chị chỉ đơn giản quây quần bên tổ ấm nhỏ, tập thể dục, chơi với con và làm video thỏa mãn sở thích của mình.
Gia đình nhỏ hiện tại của chị Út.
Chị Phạm Thị Út sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có truyền thống hiếu học ở Quảng Nam. Năm 1997, chị vào Đà Lạt ở với 2 anh trai để học cấp 3 tại đây. Sau đó, chị học Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh chuyên ngành sinh học và ra trường năm 2001. Không giống như nhiều người chọn Sài Gòn hay những thành phố lớn gắn bó, chị Út quyết định về Đà Lạt dạy học và gắn bó với mảnh đất này.
"Cuộc đời có rất nhiều chuyện xảy ra không như những gì mình nghĩ hay tính. Mình kết hôn lần đầu năm 23 tuổi nhưng hôn nhân đổ vỡ sau 7 năm, mình có một bé gái. Cuộc sống sau đó diễn ra bình yên mỗi ngày, mình đi dạy và nuôi con một mình cho đến một buổi chiều nọ khi đang đi bộ từ nhà bạn về nhà thì gặp anh Mark Farrish đi bộ tập thể dục. Mình hỏi vui "Hello, where are you from?". Và chuyện tình yêu của mình bắt đầu thế đấy", chị Út cười nhớ lại.
Nói đến đây, chị Út cho biết, anh Mark có một tình yêu mãnh liệt dành cho mảnh đất Đà Lạt giống như chị nên năm 2012 anh đã quyết định đến đây làm giáo viên. Anh từng nói với mẹ trong một lần đến Việt Nam thăm mình rằng, đây sẽ là mảnh đất anh gắn bó đến cuối đời. Cũng nhờ chung tình yêu với Đà Lạt mà tháng 8/2014 anh chị có mối duyên tình cờ gặp và quen biết nhau.
Trong mắt chị Út, hồi đó anh Mark 44 tuổi, hơn chị 9 tuổi nhưng vẫn rất đẹp trai. Hơn nữa, chị rất thích có con lai nên đã chủ động "cầm cưa" anh trước. Không lâu sau đó, đến tháng 3/2015, anh chị quyết định về chung một nhà, cùng nhau dạy học, cùng nhau xây dựng ngôi nhà hạnh phúc ở mảnh đất Đà Lạt thơ mộng. Mặc dù đã hoàn tất thủ tục kết hôn vào thời điểm đó nhưng vì muốn chờ mẹ sang để chứng kiến ngày hạnh phúc này mà anh chị quyết định lùi tổ chức đám cưới đến tháng 6/2015.
Mẹ chồng khóc vì xúc động trong đám cưới của chị và anh Mark.
Đến bây giờ, chị vẫn nhớ như in lần đầu gặp mẹ chồng và người bạn thân thiết nhất của chồng từ Anh qua dự đám cưới. Mặc dù mẹ chồng đã 71 tuổi, sức khỏe yếu phải có người đi cùng nhưng vẫn lặn lội bay chuyến bay dài để chứng kiến ngày hạnh phúc của con trai. Và bà đã khóc nức nở vì cảm động, vì cuối cùng con trai 45 tuổi cũng đã chịu lấy vợ.
"Ngày đón mẹ chồng ở sân bay Tân Sơn Nhất, mình hồi hộp cùng chồng đợi. Trong đầu mình nghĩ không biết nói gì đây? Nói sao cho lịch sự? bởi sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Khi gặp mình đã nói "Hello, are you tired?" và rồi nói chuyện bình thường. Mọi người rất thân thiện, gần gũi làm cho mình quên hết cả hồi hộp. Mẹ chồng mình còn khóc ở trên sân khấu vì cảm động, vì anh chịu lấy vợ", chị Út chia sẻ.
Chị Út bộc bạch, chị rất yêu mảnh đất Đà Lạt. Mặc dù kết hôn với anh Mark - ông xã ngoại quốc nhưng chị vẫn không muốn sang nước ngoài sinh sống. Chị muốn có một em bé lai và có một gia đình hạnh phúc ở mảnh đất này. Chính vì vậy, sau khi kết hôn với anh Mark, chị vẫn cùng anh sống một cuộc sống bình yên và giản dị nơi đây. Chị sinh con trai ở trên chính nơi tình yêu bắt đầu của anh chị.
Tuy nhiên năm 2018 sau 3 năm kết hôn, khi con trai được 2 tuổi, mẹ chồng mắc bệnh ung thư, không sống được bao lâu nữa nên chị đã suy nghĩ và quyết định theo chồng sang Anh vừa để chăm bà, vừa lo cho tương lai con và vừa giúp mình mở mang tầm nhìn. Dẫu vậy, chị luôn có mong muốn "ra đi là để trở về" và khi con cái ổn định chị sẽ trở về Việt Nam sống.
"Gia đình anh không trọn vẹn vì ba mẹ li hôn, anh ấy ở với mẹ còn em gái anh ở với ba. Hai bên không liên lạc với nhau. Những ngày đầu sống xa xứ rất buồn, nhưng mẹ chồng cũng giúp đỡ mình rất nhiều. Lúc đó bà chưa vào viện, bà mua đồ cho mình, cho cháu trai và cho cả con gái mình dù bé còn ở Việt Nam, một năm sau bé mới làm được giấy tờ sang với vợ chồng mình", chị Út chia sẻ.
Mẹ chồng luôn dành sự quan tâm cho chị.
Chị Út sang Anh sống cùng mẹ chồng được 6 tháng thì bà mất. Mặc dù có khoảng thời gian ít ỏi "làm dâu xa xứ" nhưng đó là kỷ niệm không bao giờ quên được của chị.
Chia sẻ về 6 tháng bên mẹ chồng của mình, chị Út cho biết, ở Anh không đặt nặng vấn đề làm dâu như ở Việt Nam nên chị làm những gì thấy đúng và xem mẹ chồng như mẹ của mình. Hơn nữa, chị may mắn được sinh ra trong gia đình gia giáo nên việc kính trên nhường dưới, sống có trước có sau,... đều biết hết. Đặc biệt, chị hiểu những sự riêng tư mà ở Anh coi trọng như ăn mỗi người một đĩa, không gắp chung, mời, văn hóa giữ yên lặng khi ăn,... nên dễ dàng làm theo và hòa nhập.
Đến bây giờ, chị vẫn còn nhớ mãi một câu nói của bà "Help people if you can" (Tạm dịch: hãy giúp mọi người nếu con có thể". Câu nói ấy đã giúp chị gần gũi hơn với mọi người trong gia đình nhà chồng và không gặp khó khăn nhiều.
Vợ chồng chị sống ở Việt Nam 3 năm và đã sang Anh sống được gần 2 năm.
Vợ chồng chị Út với mẹ chồng và người bạn thân nhất của chồng chị.
Không chỉ có mẹ chồng, ông xã cũng giúp đỡ chị rất nhiều khi sang đây. Những ngày mẹ chồng còn sống, anh giúp chị nấu ăn cho bà vì chị không giỏi nấu ăn. Anh phiên dịch cho chị khi nói chuyện với mọi người và anh chở cả nhà đi chơi, siêu thị,... để tạo điều kiện cho chị với mẹ chồng được gần gũi nhau hơn.
"Anh ấy giúp mình nấu ăn cho mẹ chồng vì mình không giỏi nấu ăn. Khi nấu ăn, những cái mà họ không ăn được như nước mắm, ớt...mình cũng hạn chế. Trong nói chuyện anh ấy phiên dịch vì giọng của mình họ khó nghe, ngược lại giọng người già cũng khó nghe với mình. Anh ấy chở cả nhà đi chơi, siêu thị...tạo điều kiện cho mình với mọi người gần gũi hơn", chị Út chia sẻ vai trò của chồng trong việc gắn kết mối quan hệ "mẹ chồng - nàng dâu".
Nhờ có bố mẹ là người tốt, luôn dạy con làm điều tốt, sống đơn giản và lương thiện, vậy nên chị Út tự tin vào bản thân mình khi sang Anh làm dâu. Đối với chị dù ở đâu cũng vậy, chỉ cần sống biết điều, có trước có sau, có trên có dưới, tôn trọng cuộc sống của nhau thì sẽ không hề gặp khó khăn trong chuyện "mẹ chồng - nàng dâu".
Mẹ chồng tương lai thẳng thắn: "Bầu rồi cưới kiểu gì chẳng được", cô gái chưa kịp lên tiếng thì đã nghe những lời khó tin từ chồng "Hai bên gia đình cũng xác định đối phương là dâu rể rồi nên chuyện em mang bầu cũng bình thường thôi, tính toán để cưới xin", cô vợ trẻ kể. Với nhiều người phụ nữ, chuyện mang bầu trước khi cưới khiến họ đánh mất đi nhiều quyền tự quyết. Nhiều khi, các cô nàng âm thầm chịu đựng những uất ức...