Sau 2 tháng nghỉ việc và gửi 12 email, cô gái mới nhận được 4 ngày lương suýt bị bùng từ shop thời trang lớn
Viết 12 email, hàng chục tin nhắn đòi lương từ giám đốc hành chính nhân sự nhưng cô gái phải sau 2 tháng từ lúc nghỉ việc mới nhận được số tiền lương còn lại.
Mới đây, cộng đồng mạng đang rất xôn xao về sự việc của một bạn nữ bị nợ 4 ngày lương thử việc từ một shop thời trang danh tiếng. Cô gái đã kể lại hành trình ‘đòi lương’ của mình sau 2 tháng với hàng chục email, tin nhắn, cuộc gọi nhưng chỉ nhận được sự vô trách nhiệm và lời thách thức từ những người liên quan.
Tài khoản T.T đã chia sẻ lại đoạn thông tin này lên mạng xã hội với nội dung như sau:
Cô gái ‘bóc phốt’ công ty cũ nợ lương và cách mà cô đòi được.
‘Thử việc ở G.J gần 2 tháng trời, đến khi xin nghỉ đã bàn giao hết giấy tờ mà còn 4 ngày lương mà G.J trây ì mãi không trả. Đến tận hôm nay, cũng gần 2 tháng sau ngày nó nghỉ việc công ty mới chịu trả tiền.
Mà quả thật cái con bé này nó cũng lì, viết không biết bao nhiêu cái email, nhắn tin, gọi điện không biết bao nhiêu người để đòi 4 ngày lương cuối cùng ở đấy.
Con bé này thử việc ở G.J ngày 26/06/2019 đến ngày 05/08/2019 thì xin thôi. Công ty này trả lương ngày 15 hàng tháng cho nên các mốc nhận lương của nó là:
15/07: Nhận 4 ngày lương của tháng 6. 15/08: Nhận 24 ngày lương của tháng 7. 30/09: Nhận 4 ngày lương của tháng 8.
Cái mốc nhận lương cuối cùng kia kìa, là nó phải nhận ở ngày 15/08 mới đúng nhưng các bác biết gì không? Công ty ‘quên’ không trả nó.
Cô gái hỏi nhân sự thì được yêu cầu trong 4 ngày đó có làm báo cáo không?
Ngày 16/08, con bé nhắn tin cho nhân sự hỏi, chị này trả lời để hỏi 1 nhân sự khác.
Ngày 17/08, con bé hỏi lại, chị này bảo nhân sự khác đi nhà máy, để hỏi kế toán. Chị này sau khi hỏi kế toán thì trả lời là kế toán chưa chuyển và vặn vẹo con bé 4 ngày đi làm có báo cáo công việc hay không. Trong khi trước đó không có ai yêu cầu phải báo cáo công việc cả và nó thì vẫn có vân tay chấm công bình thường.
Video đang HOT
Ngày 18/09, tiếp tục hỏi nhân sự xem có lương chưa và chị này trả lời ‘Đã hỏi nhưng không biết hôm nào có’. Mình xui nó viết email cho sếp phòng hành chính nhân sự (HCNS).
Ngày 18/09, Trưởng phòng HCNS G.J giao cho một nhân sự khác giải quyết, nhân sự này bảo kế toán đi kiểm kê chưa trả lời.
Ngày 19/09, con bé này lại gửi mail hỏi khi nào nhận được lương,cho cả CEO luôn, đến ngày 20/09 mới nhận được mail nhân sự lại đẩy cho kế toán trả lời khi nào nhận được lương.
Ngày 23/09, bà nhân sự này gọi điện thoại bảo sẽ chuyển lương trong tuần này, tức (23/09 đến 27/09).
Ngày 27/09, chờ gần hết ngày con bé này vẫn chưa nhận được lương nên nó gọi cho nhân sự và nhận được câu trả lời ‘Kế toán ốm, chưa chuyển được, thứ 2 mới chuyển’.
Thế là con bé này lại tiếp tục gửi mail cho cả CEO, Trưởng phòng HCNS, nhân sự, kế toán và không ai trả lời thêm gì’.
Cô gái viết hàng chục mail nhưng phải sau 2 tháng từ ngày nghỉ việc mới nhận được lương.
Cuối cùng phải đến ngày 30/09, sau gần 2 tháng kể từ khi nghỉ việc, 12 email, hàng chục tin nhắn đòi lương, cô gái mới nhận được tiền.
Bài viết ‘đòi lương’ của cô gái nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận.
Tài khoản H.Đ.Đ cho hay: ‘Bạn ấy làm đúng mà, quyền lợi đáng được hưởng tại sao lại không đòi? Lương 1 ngày cũng là công sức và thời gian chứ. Thiết nghĩ, cty cần chuyên nghiệp hơn. Gì chứ đụng đến tiền lương là vấn đề nhạy cảm. Cần xử lý đúng và dứt điểm chứ sao’.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng, cô gái không nên ‘bóc phốt’ lên mạng như vậy, vì dù sao cũng chỉ có 4 ngày lương và shop đã thanh toán trả rồi.
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp về việc nhân viên nghỉ việc bị trả lương chậm, thậm chí là cả nợ lương. Trước đó mạng xã hội từng xôn xao clip chủ shop giày bị tố quỵt lương, còn lớn tiếng dọa dẫm và tát vào mặt nhân viên.
Hiện tại, shop thời trang này vẫn chưa lên tiếng về vụ việc.
Vũ Linh
Theo baodatviet
Đặt mua quần rách "cool ngầu", anh chàng hốt hoảng nhận về áo thể thao nhăn nhúm và lời khuyên bất ngờ của dân mạng
Tốn mất 410k cả tiền ship để mua chiếc quần rách "cool ngầu", vậy mà thứ anh chàng nhận được lại như... nùi giẻ.
Có thể nói, mua hàng online là một trong những chuyện may rủi nhất trong cuộc sống. Chẳng thế mà trên MXH đã xuất hiện vô số những tình huống khóc dở mếu dở khi đặt hàng 1 đằng, nhận về lại 1 nẻo đấy thôi!
Mới đây, lại một anh chàng tức giận lên "bóc phốt" thay bạn mình vì mất toi 410k khi mua hàng qua mạng. Cụ thể, 1 facebook là Đ.N, chia sẻ trong một group kín đông đảo thành viên: "Phốt cái shop ở Hà Nội, buôn bán láo nháo thật sự.
Bạn em có mua cái quần ở shop này với giá 380k, thêm tiền ship nữa thành 410k. Giao dịch êm xuôi và thay vì nó giao cái quần thì nó giao cái áo... Thay vì cái áo đẹp đẽ 1 tí đỡ tức, đằng này nó giao cái áo như nùi giẻ. Cái này là lừa đảo trắng trợn. Mọi người hay mua hàng online nhớ mua đồ né cái shop này ra hộ em!
Cái áo nó vừa nhăn vừa xấu. Mà thà mặc vừa, đằng này người bạn em như con nhái mà cái áo bự như thùng phi sao mà mặc?"
(Ảnh chụp màn hình)
Đính kèm đó, anh chàng này công khai toàn bộ tin nhắn trao đổi giữa bạn mình và shop thời trang nọ. Có thể thấy, người bạn của chàng trai đang cần mua gấp nên cũng rất dễ tính, chẳng đòi hỏi gì nhiều, hỏi 1 - 2 câu về size, form quần là lập tức chốt mua liền.
Xởi lởi thế mà trời lại không thương, khi hàng tới tay anh bạn này hốt hoảng vì là chiếc áo thể thao nhăn nhúm như nùi giẻ. Tuy nhiên, anh chàng vẫn còn nuôi hy vọng người bán gửi nhầm và lịch sự nhắn tin hỏi, nhưng nhận lại chỉ là sự im lặng đáng ghét của shop. Mà shop còn đọc tin nhắn phản hồi rồi nhưng không trả lời lại nên chàng trai mới càng căm phẫn. Và đó là lý do Đ.N đã thay bạn đi bóc phốt shop này.
Sau khi đọc xong chia sẻ này, nhiều dân mạng tỏ ra khá đồng cảm, chia sẻ:
- Đen quá.
- Nhìn mà tức á.
- Ôi không có cái giẻ chùi nào vừa xấu vừa bẩn thế đâu nhé. Phẫn nộ, phẫn nộ, phẫn nộ...
- Họ làm vậy không sợ có ngày nhận quả báo nhỉ.
- 410k vứt ra ngoài cửa sổ rồi.
- Tức ghê vậy á. Mua đồ háo hức chờ ngày mặc cuối cùng như kia.
- Đưa link đây để anh em lấy lại công bằng cho.
Bên cạnh những lời chia sẻ phẫn nộ dành cho shop thời trang làm ăn thiếu tử tế kia, nhiều dân mạng lại bày cho chàng trai những bí kíp trao gửi lòng tin đúng nơi, đúng chỗ:
- Trời ơi, bạn coi cái page kìa. Nó ẩn tất cả bình luận là đáng nghi rồi.
- Những page này nhìn không có sự tin cậy rồi bạn ạ. Nên chọn những cửa hàng có nhiều tương tác 1 chút, cho đọc bình luận, cho đánh giá, địa chỉ đàng hoàng. Mấy cái chỉ bán online là sợ lắm, lại còn ẩn bình luận thì xác định.
- Không phải chỉ Hà Nội đâu bạn, mà bất cứ nơi đâu cũng có những shop làm ăn như thế này. Họ không nhằm kinh doanh lâu dài, chỉ lừa đảo thôi.
- Mấy cái page kiểu này nó hay bán đồ váy vóc, quần áo cho người trung niên nè, bởi các mẹ không có kinh nghiệm. Tưởng bạn trẻ phải rành hơn chứ. Lần sau thấy page kiểu này tránh lẹ đi.
- Tui là tui chẳng bao giờ tin tưởng mấy shop như này luôn. Page nào có để phần nhận xét của khách hàng thì tui còn suy nghĩ mà mua.
Quả thật, việc mua hàng online cũng lắm gian nan. Đôi khi mua ở shop uy tín còn chẳng rõ hàng nhận về rộng, chật, hợp hay không hợp nữa là những shop như này. Nhưng dù sao, mỗi người mua hàng cũng hãy bỏ túi những bí kíp để tránh bị lừa, tiền mất mà đồ chẳng sử dụng được.
Theo Helino
Sếp 'thả thính' để lợi dụng sức lao động của bạn? Bạn đã bao giờ nghe sếp úp mở chuyện tăng lương nhưng không thực hiện? Bạn có nghe sếp hứa hẹn thăng chức những lúc chán nản và muốn nghỉ việc? Zing.vn trích dịch bài viết trên BBC phản ánh việc các công ty ngầm lợi dụng sức lao động của nhân viên thông qua những lời khen ngợi, hứa hẹn tăng lương...