Sau 2 “cơn sốt”, giá đất Hòa Lạc hiện giờ ra sao?
Những đợt “ nóng sốt” của thị trường nhà đất vùng ven đô Hà Nội thì Hòa Lạc luôn là khu vực được giới đầu tư quan tâm, bởi khu vực này được định hướng là đô thị vệ tinh có quy mô lớn nhất Thủ đô.
Cách đây hơn 10 năm khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, rồi sau đó quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050, thị trường bất động sản “nóng sốt” khắp mọi nơi, giá nhà đất leo thang từng ngày. Vào thời điểm 2009-2011, những khu vực chỉ mới bắt đầu có thông tin trở thành đô thị vệ tinh như Hòa Lạc dù cơ sở hạ tầng còn yếu kém, vẫn chỉ là vùng quê hoang sơ thế nhưng giá nhà đất đã được đẩy cao gấp nhiều lần do hiệu ứng tâm lý đám đông, người người nhà nhà lao vào “cơn sốt” đất.
Giá nhà đất Hòa Lạc khi đó tăng rất mạnh, gấp nhiều lần so với mặt bằng ban đầu. Giai đoạn 2008-2009, từ mức chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/m2 cho những lô đất đẹp, ô tô đỗ cửa đã tăng vọt lên mức 10-15 triệu đồng/m2, cao điểm nhất có khu lên tới 30 triệu đồng/m2. Những mảnh đất trong làng xóm khi đó có giá ban đầu chỉ chừng 500-600 nghìn đồng/m2 cũng được đẩy lên 5-6 triệu đồng mỗi m2. Với những lô đất mặt đường quốc lộ có giá lên tới 30 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên sau đó thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, “vỡ bong bóng” giá nhà đất ở khắp Hà Nội “xì hơi” vào giai đoạn 2011-2012, hầu hết các dự án tại khu đô thị vệ tinh đều bất động hoặc chậm triển khai. Trong đó, nhà đất Hòa Lạc cũng rơi vào tình trạng đóng băng, giá giảm sâu suốt 10 năm qua.
Trong quá trình phát triển hạ tầng 10 năm qua, đô thị vệ tinh Hòa Lạc không ngừng thay đổi diện mạo. Hai dự án trọng điểm là Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia Hà Nội được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nhất là trong 2 năm qua các “ông lớn” BĐS bắt đầu đổ mạnh vốn vào khu công nghệ cao xây dựng các nhà máy.
Từ đó, đô thị vệ tinh Hòa Lạc lại bắt đầu một diện mạo mới. Giá nhà đất phục hồi trở lại. Đặc biệt từ cuối năm 2018 đầu năm 2019 thì đất Hòa Lạc có một đợt “nóng” trở lại, nhưng sau đó lại chững lại cho tới cuối 2019 lại sôi động trở lại.
Theo giới kinh doanh BĐS tại đây, hiện tại mặt bằng giá đất Hòa Lạc trung bình tăng khoảng 4-50% so với thời điểm 2018. Thời gian qua đã có nhiều khu dân cư, khu nhà ở tại Hòa Lạc bán đất nền ra thị trường như ở khu vực Phú Cát, Nam Láng Hòa Lạc, Linh Sơn (Bình Yên) thuộc Thạch Thất sát khu công nghệ cao…
Mặc dù nhiều khu vực giá đất đã tăng đáng kể trong năm qua nhưng theo ghi nhận của giới đầu tư BĐS địa phương thì mặt bằng chung giá đất hiện tại còn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm “cơn sốt” vào năm 2010.
Video đang HOT
Đất nền tại các khu nhà ở, khu dân cư phát triển mới ở Hòa Lạc đang là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều dự án được chào bán ra thị trường với giá dao động khoảng 8-20 triệu đồng/m2. Đơn cử như một khu dân cư mới có quy mô hơn 8ha được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có cảnh quan đẹp, thoáng đãng tại xã Bình Yên nằm sát Khu công nghệ cao với giá 15-25 triệu đồng/m2, dự án được phân ra thành các lô đất có diện tích khoảng trên 80m2 đến 140m2 (đã có sổ đỏ từng lô).
Các khu nhà ở mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ, lô đất nền diện tích 80-100m2 (đã có sổ đỏ) hấp dẫn giới đầu tư
Đất tái định cư ở các Thôn 5, Thôn 7 thuộc xã Phú Cát cũng đã tăng giá khá mạnh so với 2 năm trước, từ khoảng 6-8 triệu đồng/m2 nay lên khoảng 10-11 triệu đồng/m2. Nhiều mảnh thổ cư tại Phú Mãn (Quốc Oai) giá cũng tăng từ 6-7 triệu đồng/m2 lên mức 8-9 triệu đồng/m2. Đất thổ cư trong các khu dân cư ở khu vực này cũng có giá tăng khá lên khoảng 7-15 triệu đồng/m2 tùy vào từng mảnh đất, khu vực.
Quanh khu vực Vai Déo, Phù Cát (huyện Quốc Oai), một số dự án nằm trên trục đất đấu giá dịch vụ, đất tái định cư giá dao động từ 8,5 đến 9 triệu đồng mỗi m2. Các dự án tái định cư gần đường tỉnh lộ 420, nối từ Quốc lộ 21 lên trung tâm huyện Thạch Thất có giá từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi m2. Ở khu vực gần dự án tái định cư Đại học Quốc gia có diện tích 120-300m2, giá từ 9 triệu đồng mỗi m2.
Nhận định về thị trường bất động sản Hòa Lạc, chuyên gia tư vấn Trần Minh cho rằng gần đây thị trườngđất nền Hòa Lạc khởi sắc sơn nhờ việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và những tín hiệu tích cực từ xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc. Theo ông Minh về giá đất có thể sẽ tăng nhưng không tăng quá nhiều, và khó diễn ra tình trạng “sốt nóng”. Bởi quỹ đất tại Hòa Lạc còn lớn. Do vậy, các nhà đầu tư vào Hòa Lạc thường xác định đầu tư dài hạn.
Theo giới kinh doanh thì những nhà đầu tư ở đô thị vệ tinh này phần lớn là các chuyên gia trong Khu CNC và một số nhà đầu tư dài hạn đón đầu sự phát triển của đô thị vệ tinh. Bên cạnh đó thì giới nhà giàu Thủ đô thường mua đất ở khu vực này nhằm đáp ứng nhu cầu căn nhà thứ hai ở tại các dự án sinh thái, hoặc mua các lô đất nền có sổ đỏ vừa làm kinh doanh các khu nhà ở cho thuê đồng thời làm của để dành cho tương lai.
Nhật Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Giá nhà đất hạ nhiệt
Các chuyên gia nhận định dấu hiệu chững lại của thị trường bất động sản đã lộ rõ.
Đến thời điểm này, thị trường bất động sản (BĐS) cả nước nói chung và TP HCM nói riêng vẫn chưa khởi sắc như kỳ vọng. Do đó, nhiều người vì nhu cầu tiêu dùng cuối năm buộc phải hạ giá nhà, đất, thậm chí bán lỗ mới mong tìm được người mua.
Lỗ cũng bán
Chị Nhã Thanh (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho biết chị vừa bấm bụng bán căn hộ 90 m2 ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) với giá 4,05 tỉ đồng để có tiền trả nợ ngân hàng. Trước đó, chị rao bán căn hộ này 4,2 tỉ đồng nhưng không tìm được người mua. "Bán giá này coi như tôi lỗ vì nhà thô khi mua đã 3,4 tỉ đồng, còn phải tốn thêm tiền làm sổ hồng, hoàn thiện nội thất cao cấp. Giờ ngân hàng hối quá nên phải bán gấp trả nợ trước Tết" - chị Thanh chia sẻ.
Không riêng chị Thanh mà một số bạn bè của chị vài tháng trước khi nguồn căn hộ khan hiếm đã gom tiền hoặc vay mượn để đầu tư. Nay, đến hạn trả nợ đành phải hạ giá. Chị Hồng Tâm (ngụ quận Tân Bình) cho biết vài tháng trước, chị đặt cọc mua 2 căn hộ ở khu đô thị Vinhomes Grand Park (quận 9) nhưng nay cần tiền để giải quyết công việc nên phải sang lại hợp đồng gấp cho người quen với giá 100 triệu đồng, coi như không lời đồng nào, còn bị mất mấy tháng chờ đợi.
Tương tự, ở khu Vinhomes ếCentral Park (quận Bình Thạnh), gần đây giá bán nhiều căn hộ đã giảm từ 200-500 triệu đồng/căn. Như căn hộ 2 phòng ngủ diện tích tầm 80 - 83 m2 ở khu Park 2-3 tháng trước giao dịch từ 6,7-6,8 tỉ đồng/căn thì nay hầu hết chào bán còn 6,5 tỉ đồng.
Ở phân khúc đất nền, tỉ lệ giảm giá còn lớn hơn, tập trung ở những khu vực từng nóng sốt như quận 9, huyện Bình Chánh, Nhà Bè... Ở quận 9, nền đất có diện tích 50 m2 ở những khu dân cư mới đang được rao bán khoảng 2,2 tỉ đồng/nền (đất hẻm), giảm khoảng 150 triệu đồng/nền so với giữa năm 2019. Một số nền mặt tiền dao động 2,8 - 3,3 tỉ đồng, giảm từ 100-200 triệu đồng/nền so với cách đây 4 tháng.
Thậm chí, những lô đất xung quanh khu tái định cư Phước Thiện của Vinhomes Grand Park, giá bán cũng hạ nhiệt so với vài tháng trước. Anh Khánh, chuyên môi giới giao dịch BĐS, thừa nhận vài tháng trước, giá đất khu này mua bán phổ biến từ 50-52 triệu đồng/m2 nhưng nay chỉ còn 42-45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo anh Khánh, hiện tại nhu cầu bán ra là chủ yếu, còn người mua rất ít.
Tương tự, tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi... một số nền thổ cư đã hạ giá để tìm người mua. Mức hạ không đáng kể nhưng đây là hiện tượng hiếm thấy ở phân khúc đất nền trong vài năm trở lại đây.
Tín hiệu đáng mừng!?
Theo tìm hiểu của phóng viên, giá BĐS ở TP HCM, đặc biệt là đất nền, đã có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn còn khá cao so với đầu năm 2019, mức tăng ít nhất 15%-20%. Chẳng hạn, đầu năm 2019 giá đất nền thổ cư ở 2 phường Long Phước, Long Trường (quận 9) dao động khoảng 36-38 triệu đồng/m2, hiện rao bán từ 42-43 triệu đồng/m2. Những người có đất bán ở thời điểm này đều đã có lợi nhuận đáng kể.
Theo ông Trần Khánh Quang, Giám đốc Công ty BĐS Việt An Hòa, dấu hiệu thị trường BĐS cuối năm chững lại là khá rõ. "Thời gian trước, thị trường còn nguồn cung, nhiều người mua 1-2 căn hộ để đầu tư với hình thức thanh toán theo tiến độ, vay ngân hàng... Đến cuối năm cần tiền buộc phải bán lại để xoay xở hoặc trả nợ. Có nhiều căn hộ và cả đất nền theo tôi biết chỉ bán bằng giá vốn hoặc lời vài phần trăm nhưng theo kỹ thuật là lỗ. Với những căn hộ cao cấp, giá bán lên đến chục tỉ đồng, người bán càng chấp nhận lỗ" - ông Quang nêu thực tế.
Cũng theo chuyên gia này, việc giá BĐS giảm cuối năm là tín hiệu đáng mừng. Bởi, trước đây khi thị trường khan hiếm nguồn cung, lực lượng "làm giá" quá lớn, từ chủ đầu tư, nhân viên môi giới tới cò đất tung chiêu... khiến nhiều người lầm tưởng thị trường vẫn sôi động, giá sẽ tiếp tục tăng nên chấp nhận mua với giá cao. Nay thị trường diễn biến không thuận lợi nên họ chủ động hạ giá để bán được, nếu không sẽ rất dễ "ôm hàng".
Cùng quan điểm này, một chuyên gia BĐS cho rằng thị trường đang diễn ra theo đúng quy luật. Đó là nhu cầu bán cao hơn nhu cầu mua. Tuy nhiên, do thời gian vừa qua, xu hướng chuộng đất nền nên nhiều người đầu tư khắp nơi cũng như ồ ạt mua nhà phố, căn hộ bằng tiền vay. Đến hạn, ngân hàng phải xiết nợ buộc những người đầu cơ BĐS phải chấp nhận hạ giá hoặc bán lỗ.
Tránh vay nhiều
Ông Trần Khánh Quang cho rằng thời điểm cuối năm, ai nắm tiền mặt mới là "vua", bởi sẽ có những dự án giá hời do chủ đầu tư nợ nần phải bán tháo. Ông Quang khuyên người mua phải biết nói không với những dự án chào bán với giá trên trời và những sản phẩm BĐS vượt quá khả năng tài chính. Đặc biệt, phải hạn chế vay ngân hàng để "lướt sóng" hoặc vay trên 40% giá trị nhà đất là rất rủi ro.
Theo ông Quang, năm 2020, BĐS nào có hệ sinh thái mới có thể tăng giá trị, chứ không phải phân lô bán nền.
Theo Sơn Nhung/Người lao động
"Cơn sốt nóng" đất nền vùng ven Tp.HCM đã đi qua, không khí ảm đạm bao trùm, thị trường giảm nhiệt Khác với những tháng đầu năm, hiện không khí ảm đạm có xu hướng bao trùm thị trường đất nền vùng ven Tp.HCM những ngày cuối năm. Cơn sốt đất nền Tp.HCM và những vùng lân cận đã dừng lại sau khi lên đỉnh điểm vào thời điểm quý 1 năm 2019, và có xu hướng giảm nhiệt dần khi các biện pháp...